cảnh xuyên hoà thượng ngữ lục

Phật Quang Đại Từ Điển

(景川和尚語錄) Gồm hai quyển. Nói đủ là Bản như thực tính Thiền sư Cảnh xuyên hòa thượng ngữ lục. Cũng gọi là Cảnh xuyên lục, Đại qui lục. Do Cảnh xuyên Tôn long (1425–1500) vị tăng tông Lâm tế người Nhật bản soạn, văn cổ được sửa lại và san hành vào năm Bảo lịch thứ 8 (1758) của Nhật bản. Thu vào Đại chính tạng tập 81. Thu tập những lời nói pháp của Cảnh xuyên Tôn long trong mười ba hội khai đường (bài nói pháp nhân dịp lễ nhập tự trụ trì), thướng đường (các buổi nói pháp thông thường), tiểu tham (hỏi đạo ngoài giờ học chính thức), thị chúng (dạy chúng tăng), niêm hương v.v… tại các chùa Hưng vân, Đại đức, Diệu tâm, Thụy tuyền, Long an, và các bài kệ tụng, đạo hiệu, chân tán, Phật sự, tống vong, hành trạng, phụ lục v.v..…. CAO DÃ SƠN Là núi Cao dã tại Nhật bản, ở huyện Hòa ca sơn. Gọi tắt là Dã sơn, Nam sơn. Trên núi có chùa Kim cương phong thuộc tông Chân ngôn, do sư Không hải sáng lập vào năm 816 Tây lịch. Sau khi Không hải nhập tịch vào năm 853, học trò là Chân nhiên kế thừa di chí của thầy, tiếp tục mở mang chùa viện. Cuối thời kỳ Bình an, Đại tạng kinh bản Cao dã bắt đầu được ấn hành. Đến thời đại Liêm thương, có các học giả như Pháp tính, Đạo phạm, thời đại Thất đinh có Hựu khoái, Trường giác v.v…… lũ lượt ra đời, khiến cho tông học đại thịnh. Phòng tăng trên núi Cao dã lúc đầu có bảy nghìn bảy trăm phòng, nay chỉ còn hơn một trăm hai mươi phòng. Kiến trúc chủ yếu chia làm mười hai khu là Tây viện cốc, Đàm tràng, Nhất tâm viện cốc, Nam cốc, Ngũ thất cốc, Thiên thủ viện cốc, Bản trung viện cốc, Cốc thượng, Tiểu điền nguyên cốc, Liên hoa cốc, Đông cốc và Áo viện v.v…… Những văn vật trọng yếu còn được tàng trữ tại chùa Kim cương phong là ba bức tranh A di đà Như lai nhị thập ngũ Bồ tát lai nghinh, là kiệt tác mỹ thuật của Tịnh độ, bức tranh Phật Niết bàn cỡ lớn là họa phẩm đại biểu cho thời Đằng nguyên. Lại có kinh tạng do Thạch điền tam thanh kiến tạo, trong tạng có Nhất thiết kinh, bản Cao li. Ngoài ra, còn có các tranh Quan âm, kinh viết chữ cổ, các Phật cụ, tượng Phật, tranh vẽ hành trạng của Đại sư Cao dã, tượng 5 Đại lực hống v.v…… Những kiến trúc danh tiếng thì có Liên hoa định viện, Thành liên viện, Đại viên viện, Chính trí viện, Long quang viện, Thân vương viện, Minh vương viện, Phổ môn viện, và Địa tạng viện v.v…… CAO ĐÀI GIÁO Tôn giáo mới nổi lên ở Việt nam. Do một viên quan cấp thấp là Ngô văn chiêu, làm việc tại đốc phủ sứ thời Pháp thuộc, sáng lập vào khoảng năm Khải định thứ 2 đến thứ 5 (1917–1920) đời vua Khải định. Ngô văn chiêu bảo các tín hữu lễ bái một con mắt rất to, mắt này tượng trưng cho vị thần tối cao vô thượng (điện thần cao nhất không gì hơn) Cao Chùa Kim Cương Phong đài và nói vị thần này đã hóa hiện lần thứ 3 để cứu độ người đời. Niên hiệu Bảo đại năm đầu (1926) thời vua Bảo đại, giáo chủ đời thứ nhất là Lê văn trung tổ chức tín đồ thành giáo đoàn, đặt bản doanh tại Tây ninh, dung hòa Đạo giáo, Phật giáo, Cơ đốc giáo, Nho giáo và tín ngưỡng dân gian truyền thống làm giáo nghĩa. Bảo đại năm thứ 10, Phạm công tắc (Ngọc thạch) lên làm Giáo chủ đời thứ hai, số tín đồ tăng lên rất nhanh, đến khoảng hơn bốn mươi vạn, và bắt chước tổ chức giáo đoàn theo chế độ giáo phẩm của Thiên chúa giáo La mã. Cao đài giáo rất đậm màu sắc chính trị, đối với chính quyền thường giữ thái độ phê phán, có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chính trị, như Bảo đại năm thứ 15, đã tổ chức một cuộc chống Pháp đại qui mô tại Sài gòn (lúc đó người Pháp còn cai trị Việt nam) mà trong sử gọi là cuộc nổi loạn của tín đồ đạo Cao đài. Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, chính phủ Việt nam được thành lập, nhưng Cao đài giáo vẫn ủng hộ Hoàng đế Bảo đại vốn đã thất thế. Khi Ngô đình diệm nắm chính quyền, mưu toan giải tán đạo Cao đài, Nguyễn văn thịnh bèn thống lĩnh đạo quân gồm hơn mười lăm nghìn tín đồ Cao đài đánh nhau với quân chính quyền, cuối cùng bị tan rã vào năm 1956. Có người bảo đạo Cao đài chẳng phải là một chi phái của Phật giáo, nhưng cứ xét về giáo nghĩa căn bản của họ, thì thấy hình thức tín ngưỡng của họ đúng là Tịnh độ giáo dung hoà với Đạo giáo. [X. Gobron: Histoire du Caodaisme, 1948] CAO HIỂN XỨ Dịch ý từ chữ Phạm: Stùpa. Dịch âm là Tốt đổ ba. Còn gọi là tháp, mộ cao, qui tôn. Là kiến trúc bằng gạch hoặc đá để thờ xá lợi của Phật. Vì nó cao, dễ trông rõ, nên gọi là Cao hiển xứ. [X. Tứ phần luật hành sự sao tư trì kí Q.hạ phần 3 đoạn 2].