Cảnh Giác Nhất Thiết Như Lai Ấn

Hai tay đều nắm Kim Cương Quyền, Đàn Tuệ (2 ngón út) cùng móc nhau, duỗi thẳng hai độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) cùng trụ bên cạnh nhau.

Tụng Chân Ngôn là :

“Án, phộc nhật la để sắt xá, Hồng”

Do kết Ấn này, tụng Cảnh Giác Chân Ngôn thì tất cả Như Lai đều từ Định (Samādhi) xuất ra.

Người Du Già (Yogi) nên tác suy nghĩ khải cáo chư Phật: “Thân con kém Tuệ kém phước, bị chìm đắm trong biển khổ. Con xin lực Uy Thần của Chư Phật. Nguyện xin chẳng bỏ Bản Nguyện Đại Bi. Hãy Từ Bi thương xót, quán sát hộ niệm bạt tế cho con”.

Tất cả Như Lai ấy đều dùng Thần Lực gia trì hộ niệm, người tu Du Già được vô lượng nhóm Phước, thân tâm tự tại.

_ Tiếp theo, nên lễ Như Lai ở bốn phương, thỉnh cầu gia hộ.

Trước tiên lễ tất cả Như Lai của hàng A Súc Như Lai (Akṣobhya-tathāgata) ở Phương Đông. Người Du Già liền gieo toàn thân xuống đất, hai tay chắp Kim Cương Hợp Chưởng, duỗi dài trên đầu, đặt trái tim sát đất, chí thành kính lễ.

Chân Ngôn là :

“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa (1) bố nho bả bà-tha nẵng dạ đa-ma nam (2) Nãnh lý-dã đa dạ mính (3) tát phộc đát tha nghiệt đa (4) phộc nhật-la tát đátphộc, địa sắt-xá sa- phộc hàm (5) Hồng”

Do kết Xả Thân Ấn với tụng Chân Ngôn phụng hiến, cúng dường, lễ kính. Người Du Già do làm lễ này cho đến lúc thành Phật thường được Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva) gia trì khiến cho viên mãn Tâm Bồ Đề.

Tiếp theo, lễ tất cả Như Lai của hàng Bảo Sinh Như Lai (Ratna-saṃbhavatathāgata) ở phương Nam. Như trước, triển thân gieo xuống đất, chắp tay Kim Cương hạ xuống trái tim, đặt vầng trán sát đất, chí thành lễ kính.

Chân Ngôn là :

“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa (1) bố nhạ tị sái ca dạ đa-ma nam (2) nãnh lý-dã đa dạ mính (3) tát phộc đa tha nghiệt đa (4) phộc nhật-la, la đát-nãnh tị săn tả hàm (5) đát la”

Do kết Xả Thân Ấn với tụng Chân Ngôn phụng hiến, cúng dường, kính lễ cho nên đến khi thành Phật, trong mỗi một Địa (Bhūmi) thường được Hư Không Tạng Bồ Tát (Ākāśa-garbha-bodhisatva) trao cho Quán Đỉnh (Abhiṣeka), viên mãn Phước Đức (Puṇya-guṇa), đủ các tướng tốt, sẽ làm Pháp Vương (Dharma-rāja) của ba cõi (tam Giới).

Tiếp theo, lễ tất cả Như Lai của hàng Vô Lượng Thọ Như Lai (Amitāyustathāgata) ở phương Tây. Như trước duỗi Thân, chắp tay Kim Cương đặt trên đỉnh đầu, để cái miệng sát đất, chí thành kính lễ.

Chân Ngôn là :

“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa (1) bố nhạ, bát la miệt đát nẵng dạ đa-ma nam (2) nãnh lý-dã đa dạ mính (3) tát phộc đát tha nghiệt đa (4) phộc nhật-la đạt ma, bát-la miệt đát dã, Hàm (5) Hột-lý”.

Do kết Xả Thân Ấn với tụng Chân Ngôn phụng hiến, cúng dường, lễ kính cho nên đến khi thành Phật thường được Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvarabodhisatva) gia trì, viên mãn Trí Tuệ, chuyển bánh xe Diệu Pháp.

Tiếp theo, lễ tất cả Như Lai của hàng Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amogha-siddhi-tathāgata). Như trước, chắp tay Kim Cương đặt ở trái tim, để đỉnh đầu sát đất, chí thành lễ kính.

Chân Ngôn là:

“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa (1) bố nhạ, yết ma nê, A đa-ma nam (2) nãnh lý-dã đa dạ mính (3) tát phộc đát tha nghiệt đa (4) phộc nhật- la yết ma củ lỗ, Hàm (5) A”.

Do kết Xả Thân Ấn với tụng Chân Ngôn phụng hiến, cúng dường, lễ kính cho nên đến khi thành Phật thường được Kim Cương Nghiệp Bồ Tát (Vajra-karmabodhisatva) gia trì, thành tựu nghiệp cúng dường rộng lớn ở tất cả Thế Giới của Phật.