CẢNH ĐỨC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Sa môn Đạo Nguyên đời Tống – biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 29

TÁN – TỤNG – KỆ – THI

  1. 10 bài Tán về Đại thừa của Hòa thượng Chí Công.
  2. 12 bài bài tụng về Thập Nhị Thời, của Chí Công Hòa thượng.
  3. Tụng về Thập Tứ Thời của Hòa thượng Chí Công.
  4. 1 bài tụng của Thiền sư Chí Chân ở Qui Tông.
  5. 19 bài tụng của Đại sư Tập Đăng về Hương Nghiệp.
  6. 1 bài tụng của Hòa thượng Động Sơn về Quân Châu.
  7. 18 bài tụng của Hòa thượng Long Nha về Đàm châu.
  8. 3 bài tụng của Đại sư Tông Nhất về Huyền Sa.
  9. 2 bài tụng của Chiêu Khánh, Chân Giác Đại sư.
  10. 1 bài tụng về Minh Đạo của Hòa thượng ở La Hán Chương Châu.
  11. 1 bài tụng về Giác Địa của Hòa thượng Kính ở Đạo tràng Bàn Chu Nam nhạc.
  12. 5 bài tụng về Nhập Đạo Thiển Thâm của Hòa thượng Lâm Khê Sính Châu.
  13. 14 bài tụng của Thiền sư Đại Pháp Nhãn.
  14. 8 bài kệ về Bát Tiệm của Bạch Cư Dị thời Đường.
  15. 10 bài Huyền Đàm, của Thiền sư Sát ở Đồng An.
  16. 10 bài thơ của Tăng Đức Phu ở núi Vân Đảnh.
  17. 3 bài thi của Tăng Nhuận.

 

1) 10 bài Tán về Đại thừa, của Hòa thượng Bảo Chí đời Lương.

* Bài 1:

Đại Đạo thường ở trước mắt
Tuy ở trước mắt mà khó thấy
Nếu muốn ngộ Đạo là thể chân
Chớ bỏ thanh sắc ngôn ngữ
Ngôn ngữ đó chính là đại đạo
Chẳng cần đoạn trừ phiền não
Phiền não xưa nay là không tịch
Vọng tình liền trói buộc nhau
Tất cả như bóng như tiếng vang
Chẳng biết gì xấu gì tốt
Có tâm giữ lấy tướng làm thật
Biết chắc thấy tánh chẳng rõ ràng
Nếu muốn tạo tác nghiệp cầu Phật
Nghiệp là điềm lớn của sinh tử
Nghiệp sinh tử luôn theo thân
Trong ngục đen tối chưa biết rõ
Ngộ lý xưa nay không gì khác
Giác rồi ai muộn và ai sớm?
Pháp giới lượng sánh bằng Thái hư
Trí tâm chúng sinh tự nhỏ bé
Chỉ có thể chẳng khởi Ngã nhân
Niết-bàn pháp thực luôn no đủ.

* Bài 2:

Vọng thân trước gương soi chiếu ảnh
Ảnh cùng vọng thân chẳng khác khác
Chỉ muốn bỏ ảnh giữ lại thân
Chẳng biết thân vốn đồng không thật
Thân vốn cùng ảnh chẳng khác
Chẳng được một có một không
Nếu muốn còn một mà bỏ một
Mãi mãi cùng chân lý xa nhau
Lại nếu ưa Thánh mà ghét phàm
Trong biển sinh tử luôn chìm nổi
Phiền não nhân tâm mà có
Không có tâm phiền não ở đâu?
Chẳng nhọc phân biệt giữ lấy tướng
Tự nhiên được Đạo trong khoảng khắc
Mộng thì trong mộng tạo tác
Giác thì biết cảnh đều không
Nghĩ lại khi giác và mộng
Điên đảo thấy hai chẳng khác
Đổi mê lấy giác cầu lợi
Nào khác người làm nghề buôn bán
Động tịnh hai mất thường vắng lặng
Tự nhiên khế hợp với chân như
Nếu nói chúng sinh khác với Phật
Xa xôi thường cách xa với Phật
Phật cùng chúng sinh chẳng khác nhau
Tự nhiên rốt ráo không sót gì.

* Bài 3:

Pháp tánh xưa nay thường vắng lặng
Mênh mông không có bến bờ
Đặc tâm ở giữa lấy và bỏ
Bị hai cảnh ấy thay đổi nhau.
Nghiêm nét mặt ngồi thiền nhập định
Nhiếp cảnh, an tâm, giác quán
Người gỗ máy móc mà tu Đạo
Lúc nào có thể đến bờ kia
Các pháp vốn không chẳng dấu vết
Cảnh giống mây bay tụ rồi tan
Bỗng nhiên ngộ bản tánh vốn không
Giống như bịnh sốt toát mồ hôi
Vô trí trước người chớ nói
Đánh ông sắc thân tản mát ra

* Bài 4:

Báo ông chúng sinh cứ nói thẳng
Chẳng có tức là chẳng không có
Chẳng có chẳng không chẳng hai
Sao cần đối có luận hư không
Có không vọng tâm lập tên gọi
Một phá một cái chẳng ở nơi
Hai tên do tình ông tạo
Vô tình chính là vốn chân như
Nếu muốn còn tình tìm kiếm Phật
Đem lưới lên núi giăng bắt cá
Uổng phí công phu không ích gì
Dùng uổng phí bao nhiêu công phu
Chẳng hiểu rõ tức tâm tức Phật
Giống như cỡi lừa mà tìm lừa
Tất cả chẳng yêu và chẳng ghét
Nếu phiền não ấy cần trừ bỏ
Nếu trừ phải trừ cả thân
Trừ thân không Phật cũng không nhân
Không Phật không nhân có thể được
Tự nhiên không pháp cũng không nhân.

* Bài 5:

Đại Đạo chẳng do hành mà được
Nói hành tạm thời vì phàm phu
Được lý quán ngược đối với hành
Mới biết uổng phí dùng công phu
Chưa ngộ được viên thông đại lý
Phải cần ngôn hạnh giúp đỡ nhau
Chẳng được chấp vào hiểu biết khác
Hồi quang phản bổn toàn không
Có ai hiểu biết được lời này
Dạy ông hướng mình suy tìm
Tự mình thấy tội lỗi thời xưa
Dẹp trừ nhọt bứu ngũ dục
Giải thoát tiêu diêu luôn tự tại
Tùy phương bán rẻ thói phong lưu
Ai là phát tâm mua lấy đó
Cũng được giống ta không lo buồn

* Bài 6:

Nội kiến, ngoại kiến đều là ác
Phật Đạo, ma Đạo, đều sai lầm
Bị hai Ma-ba-tuần này
Thì liền chán khổ mà cầu vui
Sinh tử hiểu rõ vốn thể không
Phật ma chỗ nào yên ổn được
Chỉ do vọng tình mà phân biệt
Thân trước thân sau đều cô độc
Luân hồi sáu nẽo chẳng dừng lại
Kết nghiệp chẳng thể trừ bỏ được
Cho nên trôi giạt sinh tử
Đều do hoành sinh kinh lược
Thân vốn hư vô chẳng thật
Phản bổn là ai cân nhắc được,
Có không tự ta có thể làm
Chẳng nhọc vọng tâm mà suy tính
Chúng sinh thân đồng với thái hư
Phiền não chỗ nào chạm vào được,
Chỉ không tất cả mọi mong cầu
Phiền não tự nhiên tiêu tan mất.

* Bài 7:

Đáng cười chúng sinh bò chậm chạp
Đều chấp vào một thứ dị kiến
Chỉ muốn bên chảo mà xin bánh
Chẳng biết phản bổn xem bột gạo
Bột gạo là gốc của chánh tà
Do người tạo tác trăm thay đổi
Cần đến cứ tùy ý tung hoành
Chẳng cần chỉ mê say luyến ái
Không vướng mắc tức là giải thoát
Có cầu lại gặp phải lưới bẫy
Từ tâm tất cả đều bình đẳng
Chân như Bồ đề tự hiện
Nếu ôm ấp hai tâm bỉ-ngã
Đối mặt không nhìn thấy mặt Phật.

* Bài 8:

Thế gian biết bao người ngu si
Đem Đạo lại muốn cầu tìm Đạo
Lăng xăng rộng tìm kiếm các nghĩa
Tự cứu thân mình cũng chẳng xong
Chuyên tìm văn khác loạn nói
Cho là diệu lý cao siêu nhất
Uổng công suốt một đời luống qua
Nhiều kiếp trầm luân trong sinh tử
Ái trược cột tâm chẳng buông bỏ
Thanh tịnh trí tâm bị não loạn
Chân như pháp giới tòng lâm
Lại sinh cỏ rác gai gốc
Chỉ chấp lá vàng là vàng
Không ngộ, bỏ vàng cầu báu
Cho nên mất niệm chạy hoang
Gắng sức trang điểm giữ tướng đẹp
Trong miệng tụng kinh tụng luận
Trong tâm luôn luôn khô cao
Một mai biết bản tâm không
Đầy đủ chân như chẳng thiếu
Thanh văn tâm tâm đoạn hoặc
Cái tâm năng đoạn là giặc
Giặc giặc thay nhau trừ diệt
Lúc nào liễu bổn nói im
Trong miệng tụng kinh ngàn quyển
Thể thượng hỏi kinh không biết
Chẳng hiểu Phật pháp viên thông
Uổng công tìm đếm hiểu chữ nghĩa
Đầu Đà sao chọn khổ hạnh
Trông mong công đức thân sau
Trông mong tức là cách Thánh
Đại Đạo do đâu mà được
Thí như trong mộng sang sông
Lái đò đưa đi đến Hà Bắc
Thức dậy thấy mình ngủ trên giường
Liền mất qui tắc qua đò
Lái đó kịp khi độ người
Hai bên vốn chẳng hề biết nhau
Chúng sinh mê đảo cột chặt
Khổ nhọc qua lại trong ba cõi
Giác ngộ, sinh tử như giấc mộng
Tất cả cầu tâm tự nhiên ngừng.

* Bài 9:

Ngộ giải đó chính là Bồ đề
Hiểu rõ vốn không có thềm bậc
Than thở cho phàm phu còng lưng
Tám mươi đi đứng thật khó khăn
Uổng công suốt một đời luống qua
Chẳng biết trời trăng luôn đổi dời
Hướng thượng nhìn xem miệng thầy khác
Giống như trẻ con mất sữa nuôi
Đạo tục cao ngất cùng nhóm họp
Trọn ngày nghe lời chết người khác
Chẳng quán xét thân mình vô thường
Tâm hành tham như cọp sói
Than thở cho Nhị thừa kém hẹp
Cần phải đè bẹp lục phủ
Chẳng ăn rượu thịt hành tỏi
Liếc mắt xem người ta ăn uống
Lại có tà hạnh thật dữ dằn
Tu khí chẳng hề ăn muối giấm
Nếu Ngộ Thượng thừa chí chân
Chẳng cần phải phân biệt nam nữ.

Chú ý: Trên ghi là 10 bài nhưng ở đây chí có 9 bài, ấy là do trong đây có 2 bài: Thứ 2 và thứ 8 quá dài không biết ngắt ra từ chỗ nào.

2) 12 bài tụng về Thập Nhị Thời của Hòa Thượng Bảo Chí.

1/ Giờ dần: Rạng sáng

Trong cuồng cơ có thân Đạo nhân
Cùng khổ đã trải vô lượng kiếp
Chẳng tin luôn dơ cao báu như ý
Nắm bắt vật liền vào bến mê
Chỉ có mảy may liền là trần
Chẳng trụ lúc xưa không tướng mạo
Tri thức ngoài cầu cũng chẳng chân.

2/ Giờ mẹo: Mặt trời mọc

Chỗ dùng chẳng cần sinh khéo léo
Dẫu cho Thần quang chiếu có không
Khởi ý liền gặp việc ma khuấy
Nếu ra làm trọn chẳng liễu
Ngày đêm bị người khác ảo (bẻ) ta
Chẳng cần an bày thì theo đâu (ai)
Đâu từng đất tâm sinh phiền não?

3/ Giờ thìn: Ăn cơm

Vô minh vốn là thân Thích Ca
Ngồi nằm chẳng biết vốn là Đạo
Sao chỉ bận rộn chịu đắng cay
Nhận thanh sắc tìm thân sơ
Chỉ là nhà khác nhiễm ô người
Nếu định đem tâm cầu Phật đạo
Hỏi lấy hư không mới thoát trần.

4/ Giờ tỵ: Trong khu

Người chưa liễu do giáo chẳng đến
Cần khiến thông đạt lời Tổ Sư
Không hướng vào tâm sao (đặt) hiểu nghĩa
Chỉ giữ lấy huyền bỏ văn tự
Nhận dính y trước lại chẳng phải
Tạm thời tự chịu chẳng truy tìm
Nhiều kiếp chẳng gặp cảnh ma khiến.

5/ Giờ ngọ: Mặt trời về Nam

Trong thân tứ đại báu vô giá
Không hoa, Dương diệm chẳng chịu ném
Tác ý tu hành chuyển đắng cay
Chẳng từng mê chớ cầu ngộ.
Mặc tình ông từ sáng đến tối
Trong thân có tướng có thân không tướng
Trên đường vô minh không đường sống.

6/ Giờ mùi: Mặt trời xế bóng

Tâm địa đâu từng đặt liễu nghĩa
Văn tự nhà khác mất thân sơ
Chớ khởi công phu ý tìm cầu
Mặc tung hoành dứt kiêng sợ
Lớn lên ở cõi người chẳng ở đời
Vận dụng chẳng lìa trong thanh sắc
Nhiều kiếp đâu từng tạm ném bỏ.

7/ Giờ thân: Xế chiều

Học Đạo trước cần chẳng chán nghèo
Có tướng xưa nay quyền chứa nhóm
Vô hình sao cần phải ăn chân
Làm tịnh khiết thì mệt thần
Chớ nhận ngu si làm hàng xóm
Nói xong chẳng cầu, không xứ sở
Tạm thời gọi là người xuất gia.

8/ Giờ dậu: Mặt trời lặng

Hư huyễn thanh âm trọn chẳng lâu
Thiền duyệt trần tu còn chẳng ăn
Ai hay khiến uống rượu vô minh
Ném bỏ buông ra không giữ vật
Mênh mông tiêu dao chẳng từng có
Dẫu ông học rộng suốt cổ kim
Cũng là si cuồng chạy bên ngoài.

9/ Giờ tuất: Hoàng hôn

Kẻ điên ra công vào nhà tối
Giả sử tâm thông vô lượng lúc
Trải kiếp đâu từng khác ngày nay
Định thương lượng thì thầm
Chuyển khiến tâm kia đen như sơn
Ngày đêm phóng quang chiếu có không
Người si gọi là Ba-la-mật.

10/ Giờ hợi: Người yên định

Dũng mãnh tinh tiến thành lười nhác
Chẳng khởi mảy may tâm tu học
Trong ánh sáng vô tướng thường tự tại
Siêu vượt Thích Ca và Tổ Sư
Tâm có người thông thái ngăn ngại
Rỗng rang vô sự bỗng thanh nhàn
Nhà khác tự có người thông thái.

11/ Giờ tý: Nửa đêm

Tâm trụ vô sinh tức sinh tử
Sinh tử đâu từng thuộc có. Không
Lúc dùng liền dùng, mất văn tự
Việc bên ngoài lời Tổ Sư nói:
Biết lấy lúc khởi lại chẳng phải
Tác ý tìm cầu thật mất dấu
Ma sinh tử đến mặc thử nhau.

12/ Giờ sửu: Gà gáy

Một quả châu tròn sáng đã lâu
Trong ngoài vừa tiếp tìm liền không
Trên cảnh ra làm trộn với có
Chẳng thấy đầu lại không tay
Thế giới khi hoại cừ chẳng mục (bất hủ)
Người nào chưa liễu nghe một lời
Chỉ ngăn như nay ai động khẩu.

3) Tụng về Thập Tứ Khoa của Hòa thượng Chí Công.

1/ Bồ đề và phiền não chẳng hai.

Chúng sinh chẳng hiểu tu Đạo
Liền muốn đoạn trừ phiền não
Phiền não xưa nay trống vắng
Lại muốn đem đạo tìm đạo
Tâm một niệm kia là phải
Đâu cần tìm kiếm chỗ khác
Đại Đạo chỉ ở trước mắt
Người ngu mê đảo chẳng hiểu
Phật tánh thiên chân tự nhiên
Cũng không nhân duyên tu tạo
Chẳng biết 3 độc hư giả
Vọng chấp chìm nổi sinh già
Lúc xưa ngày mê là muộn
Ngày nay mới biết không sớm.

2/ Trì và phạm chẳng hai

Trượng phu vận dụng luôn vô ngại
Chẳng bị giới luật làm hạn định
Trì phạm vốn tự không sinh
Người ngu bị nó đành chịu trói
Người trí tạo tác đều không
Thanh văn đụng chạm liền trệ
Đại sĩ nhục nhãn được viên thông
Nhị thừa thiên nhãn có màng che
Trong không vọng chấp có không
Chẳng hiểu sắc tâm vô ngại
Bồ-tát cùng với tục chung sống
Thanh tịnh từng không nhiễm đời
Người ngu tham trước Niết-bàn
Người trí sinh tử là thật tế
Pháp tánh trống không chẳng nói năng
Duyên khởi lược không có người
Trăm tuổi vô trí là trẻ con
Trẻ con có trí là trăm tuổi.

3/ Phật cùng chúng sinh chẳng hai.

Chúng sinh cùng Phật không khác
Đại trí chẳng khác với ngu
Sao cần hướng ngoài tìm báu
Ruộng thân tự có minh châu
Chánh Đạo tà Đạo chẳng hai
Hiểu rõ phàm Thánh đồng đường
Mê ngộ vốn không có khác nhau
Niết-bàn và sinh tử như một
Rốt ráo dựa vào duyên vắng lặng
Chỉ cầu ý tưởng thật rõ ràng
Không có một pháp nào đáng được
Thoải mái tự nhiên vào vô dư.

4/ Sự và lý chẳng hai.

Tâm vương tự tại thật thoải mái
Pháp tánh vốn không có mười triền
Tất cả mọi điều là Phật sự
Đâu cần phải nhiếp niệm tọa thiền
Vọng tưởng xưa nay vốn vắng lặng
Chẳng cần đoạn trừ dựa vào duyên
Người trí không có tâm đáng được
Tự nhiên không tranh chẳng ồn ào
Chẳng biết vô vi Đại đạo
Lúc nào có thể chứng U Huyền
Phật cùng chúng sinh một loại
Chúng sinh ấy tức là Thế Tôn
Phàm phu vọng sinh tâm phân biệt
Trong không mà chấp có thật mê
Hiểu rõ ràng tham sân không tịch
Chỗ nào chẳng phải chân môn.

5/ Tịnh và loạn chẳng hai.

Thanh văn chán ồn cầu tịnh
Cũng như bỏ bột đi cầu bánh
Bánh thì xưa nay vốn là bật
Tạo tác tùy người nhiều thay đổi
Phiền não ấy tức là Bồ đề
Không tâm tức là không cảnh
Sinh tử chẳng khác Niết-bàn
Tham sân như lửa như bóng ảnh
Người trí không tâm cầu Phật
Người ngu chấp tà chấp chánh
Nhọc công luống qua suốt một đời
Chẳng thấy Diệu Đảnh của Như Lai
Hiểu rõ dâm dục là tánh không
Vạc sôi lò than tự nhiên lạnh.

6/ Thiện và ác chẳng hai.

Ta tự thân tâm mình vui sướng
Thoải mái không thiện và không ác
Pháp thân tự tại không nơi chốn
Nhìn đâu cũng đều là Chánh giác
Sáu trần xưa nay không tịch
Phàm phu vọng sinh chấp trước
Niết-bàn sinh tử bình đẳng
Bốn biển nơi nào là dày mỏng
Vô vi, Đại Đạo tự nhiên
Chẳng cần đem tâm suy lường
Bồ-tát tán đản linh thông
Chỗ làm thường bao gồm Diệu giác
Thanh văn chấp pháp tọa thiền
Như tằm nhả tơ tự cuốn mình
Pháp tánh xưa nay vốn tròn sáng
Bịnh hết đâu cần cầm lấy thuốc
Biết rõ ràng các pháp bình đẳng
Thoải mái thật rõ ràng vui sướng

7/ Sắc và không chẳng hai.

Pháp tánh vốn không xanh vàng
Chúng sinh dối tạo văn chương
Chính ta nói ra chỉ quán
Tự ý mình hỗn loạn cuồng điên
Chẳng biết viên thông diệu lý
Lúc nào hiểu được chân thường
Bịnh mình không thể chữa trị
Lại dạy người khác thuốc thang
Bên ngoài thì tưởng là thiện
Trong tâm cũng như sài lang
Người ngu thì sợ địa ngục
Người trí chẳng khác thiên đường
Đối cảnh tâm luôn chẳng khởi
Cất bước đều là Đạo tràng
Phật cùng chúng sinh chẳng hai
Chúng sinh tự làm cho ly biệt
Nếu muốn trừ bỏ hết ba độc
Xa xôi chẳng lìa bỏ tai ương
Người trí biết tâm này là Phật
Người ngu thích hướng về Tây phương.

8/ Sinh và tử chẳng hai.

Thế gian các pháp như mộng huyễn
Sinh tử cũng như sấm và chớp
Pháp thân tự tại viên thông
Ra vào núi sông không gián đoạn
Điên đảo vọng tưởng vốn là không
Bát Nhã không mê không loạn
Ba Độc vốn tự nhiên giải thoát
Đâu cần nhiếp niệm thiền quán
Chỉ vì người ngu chẳng hiểu
Từ người khác giới luật quyết đoán
Chẳng biết tịch diệt chân như
Lúc nào được lên bờ kia
Người trí không ác để đoạn
Vận dụng tùy tâm họp tan
Pháp tánh xưa nay không tịch
Chẳng bị sinh tử cột ràng
Nếu muốn đoạn trừ phiền não
Đây là lão ngu vô minh
Phiền não tức là Bồ đề
Đâu cần riêng cầu Thiền quán
Thật tế không Phật không ma
Tâm thế không hình không tướng (sắc)

9/ Đoạn trừ chẳng hai.

Trượng phu vận dụng đường hoàng
Tiêu Dao tự tại vô ngại
Tất cả chẳng thể làm hại
Bền chắc cũng như kim cang
Chẳng dính hai bên, trung đạo
Tu nhiên chẳng đoạn chẳng thường
Ngụ dục tham sân là Phật
Địa ngục chẳng khác thiền đường
Người ngu vọng sinh phân biệt
Trôi giạt sinh tử dữ dắn
Người trí biết sắc vô ngại
Thanh văn thảy đều hồi hoàng
Pháp tánh vốn không trầy xước
Chúng sinh vọng chấp xanh vàng
Như Lai tiếp dẫn ngu mê
Hoặc nói địa ngục thiên đường
Trong thân Di Lặc tự có
Đâu cần chỗ khác suy lường
Bỏ đi chân như Phật tượng
Người này tức là điên cuồng
Thanh văn trong tâm chẳng hiểu
Chỉ lo đi tìm văn lời
Văn lời vốn chẳng chân đạo
Càng thêm đấu tranh cang cường
Trong tâm bọ cạp rắn rít
Nọc độc liền gây tổn thương
Chẳng biết trong văn chấp nghĩa
Khi nào hiểu được chân thường
Chết vào địa ngục vô gián
Thần thức lại chịu tai ương.

10/ Chân và tục chẳng hai.

Pháp Sư nói: Pháp rất hay
Trong tâm chẳng lìa phiền não
Chỉ nói văn tự dạy người
Lại càng Tăng thêm sinh lão
Chân vọng xưa nay chẳng hai.
Phàm phu bỏ vọng tìm Đạo
Bốn chúng vân tập nghe giảng
Tòa cao luận nghĩa mênh mông
Tòa Nam tòa Bắc tranh nhau
Bốn chúng cho rằng nói rất hay
Tuy là miệng nói Cam lộ
Trong tâm bình thường vẫn khô khan
Tự mình vốn không một tiền
Ngày đêm đếm châu báu của người
Giống như người ngu vô trí
Bỏ vàng ròng mà gánh cỏ
Trong tâm ba độc chẳng buông
Chưa biết lúc nào được Đạo.

11/ Giải và phược chẳng hai.

Luật sư giữ luật tự trói mình
Tự trói mình cũng luôn trói người
Vẻ bên ngoài oai nghi điềm tĩnh
Trong tâm giống hệt như sóng to
Chẳng bước lên thuyền bè sinh tử
Làm sao vượt qua được sông Ái
Chẳng hiểu rõ chân tông chánh lý
Tà kiến lời lẽ thật rườm rà
Có hai Tỳ-kheo phạm vào luật
Liền đi đến hỏi luật Ưu-ba
Ưu-ba y luật nói tội
Càng thêm vướng mắc cho Tỳ-kheo
Cư sĩ ngồi trong nhà phương trượng
Duy-ma lập tức đến quở trách
Ưu-ba im lặng không đối đáp
Tịnh Danh nói pháp không lỗi
Mà tánh giới kia như không
Không ở trong ngoài Ta-bà
Khuyên trừ bỏ sinh diệt chẳng chịu
Bỗng nhiên ngộ lại đồng Thích Ca.

12/ Cảnh và chiếu chẳng hai.

Thiền sư hiểu rõ lìa vô minh
Phiền não từ chỗ nào mà sinh
Địa ngục thiên đường cùng một tướng
Niết-bàn sinh tử không có tên
Cũng không tham sân nào đáng đoạn
Cũng không Phật Đạo có thể thành
Chúng sinh cùng Phật bình đẳng
Tự nhiên Thánh trí tỉnh táo
Không bị sáu trần nhiễm dính
Câu câu riêng họp vô sinh
Chánh giác một niệm huyền giải
Ba đời thảy đều bằng nhau
Không pháp không luật tự kiềm chế
Tiêu nhiên chân nhập viên thành
Dứt hết bốn cú trăm phi này
Như hư không vô tác, vô y.

13/ Vận dụng vô ngại.

Ta nay cuồn cuộn tự tại
Chẳng ham công hầu khanh tướng
Bốn mùa vẫn giống như kim cang
Khổ vui tâm bình thường chẳng đổi
Pháp bảo dụ cho núi Tu-di
Trí Tuệ rộng như sông biển
Chẳng bị tám gió làm lay chuyển
Cũng không có tinh tấn uể oải
Mặc cho tánh nổi chìm như điên
Sinh ra khắp tung hoành tự tại
Ngăn không dao kiếm rơi vào đầu
Ta tự an nhiên chẳng biện.

14/ Mê và ngộ chẳng hai.

Lúc mê thì lấy không làm sắc
Lúc ngộ thì lấy sắc làm không
Mê ngộ vốn không hề sai khác
Sắc không rốt ráo lại giống nhau
Người ngu gọi Nam cho là Bắc
Người trí hiểu không Đông Tây
Muốn tìm Như Lai diệu lý
Thường xuyên ở trong một niệm tâm
Dương Diệm vốn chẳng phải là nước
Nai khát mặc sức vội chạy theo
Tự thân hư giả chẳng hề thật
Đem không lại muốn tìm không
Người đời mê đảo thật quá lắm
Như chó sủa sấm động ầm ào

4) Bài tụng Thiền sư Chí Chân Trí Thường Tụng ở Quy Tông:

Qui Tông cùng sự lý
Mặt trời ở chánh ngọ
Tự tại như sư tử
Chẳng cùng vật cậy nhờ
Riêng bước bốn đỉnh núi
Dạo khắp ba đường lớn
Ngáp miệng chim muông rơi
Nhăn mặt các tà sợ
Máy bắn tên dễ đến
Ảnh không tay khó che
Làm ra như thợ giỏi
Cắt may đúng thước đo
Khéo chạm vạn thứ tên
Qui Tông lại giống đất
Nói im mất âm thanh
Chỉ diệu tình khó bày
Bỏ hết mắt lại điếc
Lấy cái tai lại mù
Một mũi nhọn phá ba cửa
Phân minh cắt đường sau
Khá thương đại trượng phu
Tiên thiên làm tâm tổ

5) 19 bài tụng của Đại sư Trí Nhàn Tập Đăng Hương Nghiệp:

1/ Thọ chỉ (Trao ý chỉ)

Xương người xưa có nhiều linh dị
Con cháu hiền an trí bí mật
Một môn này trở thành hiếu nghĩa
Người chưa đạt được đừng sai lầm
Cần vững chí loại bỏ hoài nghi
Được an tịnh chẳng gặp nguy hiểm
Hướng thì xa mà cầu thì lìa
Lấy thì gấp, mất thì chậm
Không so sánh, quên hay biết
Biết dòng đục xưa nay dối
Một sát-na thông suốt biến dị
Núi đá cheo leo lửa bừng bừng
Bên trong phát cháy tuôn đến đỉnh
Không ngăn chặn cháy đến đáy biển
Lưới pháp sợ hãi lửa linh nhỏ
Sáu tháng nằm rời bỏ áo che
Che đậy chẳng được không giả dối
Người đạt đạo nói ra ý Tổ
Sư Tông ta xưa nay kiêng kỵ
Chỉ người này khéo léo an trí
Đủ pháp tàim lại đủ hổ thẹn
Chẳng làm dối chỗ dùng chắc chắn
Có người hỏi ít khi quở trách
Lại xét kỹ nói đến gạo quý.

2/ Lời sau cùng:

Có một lời đầy đủ phép tắc
Thôi suy nghĩ , chẳng tự cho phép
Giữa đường gặp được người Đạt đạo
Nhướng mày tự nhận ra chỗ đến
Đạp vào không được nhiều nghi lo
Lại suy nghĩ nhìn theo bạn bè
Một đời tham học, sự không thành
Ân cần ôm được cây chiên đàn.

3/ Sướng Huyền cùng Thôi Đại phu.

Người Đạt nhiều ẩn hiển
Bất định bày hình nghi
Nói xong chẳng sót tích
Kín kín ngầm hộ trì
Nhăn mặt bày đường xưa
Minh diệu bèn mới biết
Ứng vật mà đặt bày
Chớ nói bất tư nghì.

4/ Đến Đạo Tràng cùng Hành Giả Thành Âm.

Lý sâu dứt suy nghĩ
Căn tìm con đường lớn
Nhân đây biết xa rộng
Không hề bị che kín
Đời người cần riêng đạt
Đứng ngồi biết thơm tho
Thanh tịnh con Như Lai
An nhiên ngồi Đạo tràng.

5/ Cùng với Tiết Phán Quan.

Một giọt nước rơi một ánh lửa sáng
Uống nước người say, đến lửa người già
Chẳng uống chẳng đến không còn nằm yên
Bẻ gãy cung tên đạp ngã ụ bắn
Nếu người muốn biết móc dùi bỏ trước
Người cần hỏi ta ta là ai đây Nói mau nói mau!

6/ Cùng với Hành giả ở huyện Lâm Nhu.

Trượng phu than bị Trần chôn đã lâu
Ta nhân ngày nay mà được vào núi
Nhướng mày chỉ ta nhân đây mở mắt
Lão Tăng nhanh tay viết nơi chuồng rồng
Sau lời có ý thoát ra khỏi lồng.

7/ Hiển bày ý chỉ.

Nghĩ xạ thần nghi sâu
Tinh hư bước đi thông
Thấy nghe lìa hình ảnh
Chỗ sâu lời trước dấu
Được ý diệu trong trần
Hợp ý bày dáng đạo
Che sáng chiếu cảnh giác
Chịu đạt được chân tông.

8/ Ý sau ba câu.

Sách nói lời nhiều hư
Trong hư đeo có không
Liền hướng hiểu sách trước
Thả mất châu trong ý.

9/ Đáp lời hỏi của Trịnh Lang Trung, hai bài:

Trong lời chôn dấu, trước tiếng bày dáng
Tức thời hiểu diệu người xưa đồng phong
Vang ứng cơ phái không tông tự tha
Trách được trăn ngốc tức tốc thành rồng.
Trong lời chôn gân cốt
Âm thanh nhiễm dáng Đạo
Tức thời liền hiểu diệu
Vỗ tay đuổi rồng ngoan.

10/ Đàm Đạo (nói chuyện Đạo)

Đích đích không mang thêm
Vận riêng sao nhờ cậy
Giữa đường gặp người đạt
Đạo Chớ đem im nói đáp.

11/ Cùng Học nhân Huyền Cơ.

Diệu chỉ nhanh chónh nói năng lại chậm
Tài tùy lời hiểu, mê thì thần cơ
Nhướng mày sẽ hỏi, đối mặt vui tươi
Là cảnh giới nào, đồng Đạo mới biết

12/ Đạo sáng

Nghĩ suy giống có dấu
Sáng sáng chẳng biết chỗ
Mượn hỏi bày khách tông
Từ từ biết rõ lại.

13/ Huyền chỉ.

Cứ đi không dấu hiệu
Đến thì cứ vậy đến
Có người mượn hỏi nhau
Chẳng nói cười sao thế.

14/ Cùng với Hành giả Đặng Châu.

Dưới rừng biết thân ngu
Vì chẳng đeo tâm châu
Mở miệng không lời nói
Ngòi bút không thể ghi
Người hỏi chỉ Hương Nghiêm
Chớ nói ở trong núi.

15/ Sau ba nhảy.

Chắp tay trước Tam môn
Hành Đạo dưới hai Hiên
Múa may trên sân giữa
Lắc đầu ngoài cửa sau.

16/ Thượng căn.

Than ôi chớ lầm Đốn ông không giác
Chỗ không phát lời, rồng sợ vướng mắc
Nói nhỏ mời gọi dứt hết danh tướng
Vòi vọi Đạo lưu, không thể phơi bày.

17/ Phá thấy pháp thân.

Nhìn lên không mẹ cha
Nhìn xuống không nam nữ
Tự mình riêng một thân
Cần phải kết thúc đi
Nghe ta có lời này
Mọi người tranh đến lấy
Đáp người khác một câu
Không nói không trả lời.

18/ Bước đi một mình.

Con nhổ mẹ mổ con biết không trứng
Mẹ con đều mất, ứng duyên chẳng lầm
Đồng Đạo xướng họa Diệu nói Độc cước.

6/ Một bài tụng của Hòa thượng Lương Giá ở Động Sơn.

Vô tâm hợp Đạo
Đạo vô tâm họp người
Người vô tâm họp Đạo
Muốn biết ý trong đó
Một già, một chẳng già

7/ 18 bài tụng của Hòa thượng Cư Độn ở Long Nha.

1/ Rồng trong núi Long Nha.
Hình không sắc thế gian
Trên đời vẽ người rồng
Công khéo tả chẳng được
Chỉ có người biết rồng
Một thấy liền dứt tâm.
2/ Chỉ nghĩ cây trước cửa
Hay chứa chim đi về
Người đến không tâm gọi
Phóng mình chẳng thích về
Nếu người tâm giống cây
Cùng Đạo chẳng bằng nhau.
3/ Vừa được vô tâm đã Đạo tình.
Sáu cửa nghỉ ngơi chẳng nhọc hình
Có duyên chẳng phải là bè bạn
Không dùng đôi mày lại anh em.
4/ Ngộ rồi lại đồng người chưa ngộ
Không tâm hơn thua tự an thần
Từ trước Cổ đức xưng bần đạo
Hướng về môn này có mấy người.
5/ Học Đạo trước phải có ngộ do
Lại như từng đấu khoái thuyền rồng
Tuy nhiên gác cũ ở không đất
Một phen doanh cầu đến mới thôi.
6/ Tâm không chẳng kịp Đạo không yên
Đạo cùng tâm không giống một thuyền
Tham huyền chẳng phải đạo không sĩ
Chợt có gặp nhau chẳng dễ (đổi) nhìn.
7/ Từ nhỏ theo thầy học Tổ tông
Nhàn hoa cũng giống ong cột người
Chân Tăng chẳng cần ở ngoài mây
Được rồi biết vô sắc tự không.
8/ Học Đạo vô đoan học vẽ rồng
Nguyên do chưa được Bát tung hoành
Một sáng hiểu được thật rồng rồi
Mới biết từ trước uổng dụng công.
9/ Người mong thành Phật nhớ niệm Phật
Niệm đến lâu năm lại thành ma
Ông nay muốn được tự thành Phật
Người mà vô niệm chẳng so nhiều
10/ Ở mộng nào biết mộng là dối
Thức rồi mới biết mộng là không
Khi mê như việc thấy trong mộng
Ngộ rồi giống người ngủ thức dậy.
11/ Học đạo mông thầy đến chỗ nhàn
Trong không có nẻo ẩn nhân gian
Dầu ông giảng được ngàn kinh luận
Một câu gặp nạn khó nói ra
12/ Bồ-tát Thanh văn chưa hết không
Trời người lại đến hỏi chân Tông
Sao chư Phật là Vô ngại sĩ
Ngồi nghiêm, vô tâm chỉ ma thông
13/ Đời này chẳng dứt, dứt lúc nào?
Dứt ở đời này cùng biết rõ
Tâm dứt chỉ duyên không vọng tưởng
Vọng trừ tâm dứt là lúc nghỉ ngơi.
14/ Người mê chưa hiểu khuyên mù điếc
Trên đất đấp bùn thêm một lớp
Người ngộ có ý đồng ý mê
Chỉ ở trong mê, mê chẳng gặp.
15/ Phàm người học Đạo chớ tham cầu
Vạn sự vô tâm trước hợp đạo
Vô tâm mới hiểu Đạo vô tâm
Hiểu được vô tâm, Đạo cũng thôi.
16/ Giữa mày Hào tướng sáng rực thân
Sư kiến sao như lý kiến thân
Thấy sự sao bằng thấy lý gần
Sự có chỉ nhờ vào lý có
Lý quyền phương tiện dạy trời người
Một sớm đại ngộ đều tiêu hết
Mới được gọi là người vô sự.
17/ Tình người nồng hậu Đạo tình yếu
Đạo dùng tình người đời há biết
Không rõ tình người không dùng
Đạo Tình người mà được lâu bao nhiêu.
18/ Tìm trâu phải hỏi dấu
Học Đạo hỏi vô tâm
Dấu còn trâu vẫn còn
Đạo vô tâm dễ tìm.

8) 3 bài tụng của Đại sư Tông Nhất Sư Bị ở Huyền Sa.

* Bài 1:

Huyền Sa đi đường khác
Người đời cần phải biết
Ba Đông khí dương thạnh
Tháng sáu lúc giáng sương
Có lời không dính lưỡi
Không nói lời thiết yếu
Hiểu ta câu sau cùng
Xuất thế ít người biết.

* Bài 2:

Kỳ thay một lão Linh
Sao bỗng chịu lòng vòng
Gió thổi nổi không hầu
Người mê tranh dụm đầu
Giả sử đều chẳng phải
Ếch kia rộng họng kêu
Mở miệng chẳng mở miệng
Trọn là phạm lão tinh
Muốn biết ý trong đó
Nam tinh chân Bắc Đẩu.

* Bài 3:

Vạn dặm thầng quang sau đầu
Lúc mất đầu kia ngó chỗ nào
Sự đã thành ý cũng thôi
Cái này từ xưa khắp mọi nơi
Người trí tạm nghe bỗng nêu lấy
Chớ đợi phút chốc liền mất đầu.

9) 2 bài tụng của Đại sư Chân Giác Tỉnh Đăng ở Chiêu Khánh.

1/ Dạy người chấp tọa thiền:
Đại Đạo rõ ràng dứt điểm trần
Đâu cần ngồi mãi mới thân nhau
Gặp duyên nếu hiểu đều là phải
Chỗ rối sao lại có cũ mới
Tán Đản chịu bằng bạn chi Độn
Tiêu Diêu sao cùng Tuệ thôi gần
Hoặc dạo suối đá hoặc chợ búa
Đáng gọi yên hà người ngoài vật.
2/ Dạy phương tiện ngồi thiền:
Trong bốn oai nghi ngồi là trước
Lắng nghĩ thân tâm tạm thản nhiên
Thấy ông có duyên theo cõi trược
Chớ nên nối mãi tuổi trời ấy
Tu trì chỉ Thoại từ công án
Chí lý sao luận ở bên kia
Tất cả mọi lúc luôn quản đới
Nhân duyên họp nhau hang thông huyền

10) Bài tụng về Minh Đạo của Hòa thượng Quế Sâm ở La Hán Chương châu

Chí Đạo sâu rộng chớ dùng lời mà nói
Tuyên nói không phải thì chỉ ai nói có phải
Đụng chỗ nào cũng là người ấy há dụ chân hư
Chân hư nếu biện thì như hiện trong gương
Có không tuy bày ra mà ở tại chỗ thì không thương tổn
Không thương tổn, không tồn tại thì sao lại cố chấp, trở ngại
Chẳng nhờ công thành thì lấy gì làm pháp như vậy?
Pháp vốn như vậy không vốn như vậy đều là môi răng
Nếu lấy đây mà nêu bày thì là chôn vùi Tông chỉ
Tông không phải dùng ý để bày, cũng không thể thấy nghe
Thấy nghe chẳng thoát như trăng trong nước
Ở đây không sáng lại là pháp dư
Một pháp có hình là tròng mắt ông có bịnh
Tròng mắt không sáng thì thế giới cao vút
Tông ta kỳ lạ phải như mặt trời rực rỡ
Phật và chúng sinh đều nương ân lực
Chẳng ở cúi đầu suy lường khó được
Đập phá mặt mày che lấp càn khôn
Thẳng thắn phải nêu lấy mà thoát khỏi căn trần
Nếu như không hiểu thì nay chỉ là nói dối.

11) Bài tụng Giác Địa của Thiền sư Duy Kính Nam Nhạc.

Lược nói Giác Địa tên dị đồng
Nhấp nhô đầu cuối thay nhau sinh
Tánh Hải lập đầu thêm danh hiệu
Diệu giác lại dựa tánh giác minh
Thể giác đều gồm ở minh diệu
Minh giác, Diệu giác đều đi đôi
Diệu giác giác Diệu thể nguyên minh
Toàn thành vô lậu một chân tinh
Minh giác giác minh minh đã rõ
Hoặc nhân liễu tướng mất vốn minh
Minh Diệu hai giác Tông thể giác
Thể giác Tánh giác hai cùng sáng
Trạm giác viên viên không tăng giảm
Trong đây không Phật và chúng sinh
Chẳng giác trước sau không hiểu rõ
Chẳng nghe mê ngộ há tỉnh táo
Đá xứng tâm địa của Như Lai
Cũng không giác chiếu và vô sinh
Không sinh không diệt biển chân như
Rỗng sáng thường trú tên không tên
Thái hư chưa giác sinh điểm ráng
Há nghe vi trần tiếng hữu lậu
Bọt không chẳng lìa với giác ngộ
Động tịch nguyên là một chân minh
Giác minh thể nó họp lửa linh
Giác minh theo lửa mà vơi đầy
Sai không trở lại gọi vô giác
Hiểu rồi thì Thủy giác Bổn giác sinh
Bổn giác là do Thủy giác sinh
Chánh giác lại y họp giác minh
Do nó hai thứ thành sai khác
Bèn khiến trộn lận thành A-lại-da
Đều gồm nhiễm tịnh cả hai đường
Giác minh lại chứa mầm đường khác
Tánh khởi vô sinh trí bất động
Chẳng lìa giác thể vốn viên thành
Tánh khởi chuyển giác lại sinh ra
Bèn khiến hữu lậu đọa mê mù
Vô minh nhân ái thấm đượm nhau
Danh sắc căn bản lần lượt sinh
Bảy thức chuyển chỗ mong viên cảnh
Năm sáu lúc sinh che giác minh
Xúc Thọ Hữu Thủ, y nhau khởi
Sinh, lão, bịnh, tử nối nhau đi
Nghiệp thức mịt mờ chim biển khổ
Theo dòng mênh mông trôi lênh đênh
Đại Thánh từ bi siêng cứu giúp
Một tiếng chỗ dùng ra ba tiếng
Trí thân do từ pháp thân khởi
Hành thân lại ước trí thân sinh
Trí Hành hai thân dung không hai
Trở về một thể xưa nay bằng
Vạn hữu đều chứa chân hải ấn
Một tâm khắp hiện đều viên minh
Trong sáng rực rỡ nương vào đâu
Tánh không mông mênh không chỗ dừng
Nơi nơi hiện tướng sinh không sinh
Chốn chốn hiện hình diệt không diệt
Gương châu phù hợp không qua lại
Phù vân tụ tán chẳng bình thường
Ẩn hiện mặc chân đồng trăng nước
Ứng duyên như vang độ quần sinh
Chúng sinh tánh địa vốn vô nhiễm
Chỉ do phù vọng che chân tình
Chẳng biết năm ấm như đống không
Há biết bốn đại như càn thành
Núi ngã mạn si cao chất ngất
Biển vô minh dục xa mịt mù
Luôn theo bạn chiên-đà kiêu cuống
Thường theo thú dữ gây buồn than
Tự tánh chuyển thức là huyễn
Tự tâm huyễn cảnh, tự tâm sợ
Biết huyễn tánh này đồng dương diệm
Không hoa thức lãng lại viên thành
Thái Hư bỗng biết như mây tan
Mới biết hư không vốn tự trong
Sâu dày xưa nay luôn sáng rực
Chẳng được xưa nay gọi phàm Thánh.

12) 5 bài tụng về Nhập Đạo Thiển Thâm của Hòa thượng Kính Thoát ở Lâm Khê Sính Châu.

* Bài 1:

Cây cột từng tiếng gọi
Con khỉ vướng sợi dây
Trung hạ không biết lý do
Bậc thượng sĩ mới chịu xem

* Bài 2:

Lộ trụ chẳng tiếng gọi
Dây cột chân khỉ đứt
Thượng sĩ cười ha ha
Bậc trung như được thấy

* Bài 3:

Con khỉ cũng lộ trụ
Chưa khỏi bước Đông Tây
Mặc hát Thái Bình ca
Không nói vượt Phật Tổ

* Bài 4:

Ta thấy thợ khoe khoan
Nói im câu huyền diệu
Bất thiện vốn căn nguyên
Khéo bày việc kỳ viên

* Bài 5:

Thiếu thất và Ma-kiệt
Nhưng thay nơi xưng dương
Nay ta hỏi các ông,
Ai làm chủ tương lai?

13) 14 bài tụng của Thiền sư Văn Ích-Đại Pháp Nhãn.

1/ Tam giới Duy tâm.
Ba cõi do tâm vạn pháp chỉ thức
Duy tâm Duy thức mắt tiếng tai sắc
Sắc chẳng đến tai tiếng sao gặp mắt
Mắt sắc tai tiếng vạn pháp làm xong
Vạn pháp không duyên há xem như huyễn
Đất liền núi sông ai chắc ai đổi.
2/ Nghĩa sáu tướng trong Hoa Nghiêm:
Nghĩa sáu tướng Hoa Nghiêm
Trong Đồng lại có Dị
Dị là Dị ở Đồng
Toàn chẳng phải ý chư Phật
Ý chư Phật chung riêng
Đâu từng có Đồng Dị
Trong thân nam từ khi vào định
Trong thân nữ tử chẳng lưu ý
Chẳng lưu ý dứt danh tự
Vạn tượng sáng rỡ không lý sự.
3/ Ngước nhìn Tu-bồ-đề:
Tu Bồ đề tướng lạ kỳ
Nói pháp không pháp chẳng lìa
Tin chẳng kịp lại ông nghi
Tin được kịp lại làm gì
Chống gậy đi xem Đông Tây.
4/ Trống kêu ở ngã tư:
Trống vang tùng tùng vận nhiều công
Đông người hướng về đường đi thông
Đường đi thông thì đến nơi nào
Người đạt chớ nói lên đất báu.
5/ Nêu buông bỏ mộ Đạo:
Nhà Đông chẳng bẻ quế
Nam Hoa chẳng học tiên
Liền đến chùa Càn Trúc
Khoát áo bắt chước ngồi thiền
Thiền nếu bắt chước mà ngồi được
Phi tưởng cũng là sao riêng
Để báo cho người tham thiền
Phải huyền trong ngộ Đạo.
Thế nào là huyền trong Đạo,
Chân qui tự rõ ràng.
6/ Kinh Kim cang bị người khinh rẽ:
Kiếm báu chẳng mất thuyền dối chẳng khắc
Chẳng mất chẳng khắc ông kia làm được
Cậy nhờ chẳng kham cô nhiên nhung tắc
Dấu chim hư không, có không biến đổi.
7/ Vị Tăng hỏi: châu ma-ni tùy sắc:
Ma-ni chẳng tùy sắc
Trong sắc chớ ma-ni
Ma-ni cùng các sắc
Chẳng hợp, chẳng phân ly.
8/ Am ngài Ngưu Đầu:
Am Tổ sư ở thành Nam
Nền cũ am ở trên mây
Thú hiền lành, người tham tướng
Bỗng có tâm trọn chẳng kham.
9/ Thành Càn Thát Bà:
Thành Càn Thát Bà pháp phá đều nhĩ
Pháp nhĩ chẳng nhĩ, danh tướng chân qui
Mặt trời ấm mặt trăng lạnh biển sâu núi cao
Thành Càn Thát Bà quên cả thị phi phải quấy
10/ Nhân Tăng xem kinh:
Người nay xem giáo xưa
Chẳng khỏi trong tâm rối
Muốn trong tâm khỏi rối
Chỉ biết xem giáo xưa.
11/ Hỏi Tăng hiểu chăng, đáp: Chẳng hiểu
Hiểu cùng không hiểu
Cùng ông đối mặt
Nếu cũng đối mặt
Thật là chẳng hiểu.
12/ Chậu hoa ở sân bách
Kìa một đóa hoa sen
Hai cây bách xanh gầy
Mọc thắng về nhà Tăng
Đâu nhọc hỏi cao cách.
13/ Tháng giêng ngẫu nhiên chỉ bày
Tháng giêng xuân thuận thời tiết
Tình có không đều ngậm vui
Ông muốn biết được sức ai
Lại hỏi ai dạy ai quyết.
14/ Gởi tăng Chánh Chung Lăng Quang
Núi Tây sơn cao vòi vọi xanh biếc
Nước sông Chương lắng trong một sắc
Đối hiện phân mình bao giờ cùng.

14) 8 bài kệ về bát Tiệm của Bạch Cư Dị.

Niên hiệu Đường Trinh Nguyên thứ 19, đời Đường tháng 08 mùa Thu, có Đại sư là Ngưng Công thiên hóa ở viện Bát Tháp, chùa Thánh Thiện tại Đông Đô. Đến tháng 2 mùa xuân năm sau, có khách là Bạch Cư Dị từ Đông đến làm 8 bài Tiệm kệ, mỗi kệ có 6 câu, mỗi câu có 4 chữ mà khen. Xưa Bạch Cư Dị từng cầu tâm yếu với Sư, Sư đã ban cho 8 chữ thật là Quán, Giác, Định, Huệ, Minh, Thông, Tế, Xả. Do vào tai mà suốt ở tâm. Than ôi! Nay báo thân Sư đã hóa, nhưng 8 chữ của Sư nói: Thì không hóa. Cao cả thay 8 chữ là Tiệm môn của Quán vô sinh nhẫn. Cho nên từ Quán đến Xả lần lượt mà khen. Mở rộng một chữ làm một kệ, tức có 8 Tiệm kệ, bởi muốn phát huy tâm giáo của Sư, lại nói rõ Bạch Cư Dị chẳng dám rơi rớt. Rồi ông lên pháp đường đến lễ giường thiền của Sư, quì khóc đọc kệ rồi lui ra. Kệ rằng:

1/ Quán:
Lấy mắt trong tâm quán tướng ngoài tâm
Từ đâu mà có từ đâu mà mất
Quán rồi lại quán, thì rõ chân vọng.
2/ Giác:
Chỉ luôn chân thường, vì vọng mà che
Chân vọng nếu biện, Giác sinh trong ấy
Chẳng lìa vọng có, mà được chân không.
3/ Định:
Chân nếu chẳng diệt vọng liền chẳng khởi
Nguồn gốc 6 căn trong như nước lặng
Đó là Thiền định, bèn thoát sinh tử.
4/ Huệ:
Lấy định làm chuyên, Định cũng có buộc
Lấy Tuệ mà cứu giúp, Tuệ thì không trệ
Như châu trong mâm mâm Định châu Huệ
5/ Minh:
Định Tuệ họp nhau, họp mà sau minh
Chiếu vạn vật kia, vật không dấu hình
Biết Đại viên cảnh có ứng vô tình.
6/ Thông:
Tuệ đến mới sáng, sáng thì chẳng tối
Minh rối mới Thông, Thông thì vô ngại
Vô ngại là gì, biến hóa tự tại.
7/ Tế:
Sức thông chẳng thường, tùy niệm mà đổi
Tướng đổi không có, tùy cầu mà thấy
Là đại từ bi, lấy một cứu muôn.
8/ Xả:
Các khổ đã cứu, đại bi cũng bỏ
Khổ đã chẳng chân, Bi cũng là giả
Thế nên chúng sinh, thật không người độ.

15) 10 bài Huyền Đàm của Thiền sư Sát ở Đồng An.

Phàm Diêu Cú Huyền Đàm sinh ra 3 thừa. Đã chẳng trộn nhiều duyên, cũng không riêng lập. Ở đương đài mà ưng dụng như trăng sáng không sao. Chuyển bóng mất cơ như minh châu còn ẩn dưới biển. Vả lại học đồ có hạn mà diệu lý lại vô cùng. Người đạt sự thì hiếm kẻ mê nguồn thì đông. Sum la vạn tượng vật vật thượng minh hoặc tức sự lý cả 2 tay, danh ngôn đều mất. Đó là vì ân cần chỉ trăng, chớ lầm mánh khóe, chẳng mê cây kim thấu nước, có thể giao báu mở nắm tay, lược nêu lời vi ngôn để nêu bày sự lý.

1/ Tâm ấn:
Hỏi anh tâm ấn có hình gì?
Tâm ấn người nào dám truyền trao
Nhiều kiếp thản nhiên không sắc khác
Gọi là tâm ấn sớm hư ngôn
Cần biết vốn tự hư không tánh
Đem dụ sen trong lửa lò hồng
Chớ bảo vô tâm gọi là Đạo
Vô tâm cũng cách một lớp cửa.
2/ Ý Tổ:
Ý Tổ như không chẳng phải không
Linh cơ sao đọa có không công
Tam hiền chắc chưa hiểu ý này
Mười Thánh sao hiểu được tông ấy
Thấu lưới cá vàng còn trê nước
Trở về ngựa đá ra khỏi lồng
Ân cần vì nói ý Tây lai
Chớ hỏi Tây lai kịp với Đông.
3/ Huyền cơ:
Kiếp không xa vời chẳng thể thân
Đâu vì cơ trần làm vướng lại
Diệu thể xưa nay không có chỗ
Thông thân sao lại có dấu chân
Một câu linh nhiên vượt đám voi
Xa ra ba thừa chẳng nhờ tu
Buông tay bên nào ngoài ngàn Thánh
Trở về làm được trâu trong lửa.
4/ Khác trần:
Đục thì tự đục trong tự trong
Bồ đề phiền não bình đẳng không
Ai nói ngọc vỡ không người xem
Đạo ta châu lừa đến chỗ trong
Vạn pháp khi mất toàn thể hiện
Tam thừa phân biệt cưỡng ép tên
Trượng phu đều có chí xung thiên
Chớ hướng Như Lai làm các hạnh
5/ Diễn giáo:
Ba thừa thứ lớp diễn lời vàng
Ba đời Như Lai cũng cùng nói
Trước nói có không người đều chấp
Sau không không có chúng đều duyên
Long cung cả tạng nghĩa phương thuốc
Cây Hạc trọn nói lý chưa huyền
Trong cõi chân tịnh cơ một niệm
Diêm Phù sớm đã tám ngàn năm.
6/ Đạt bổn
Đừng thờ không vương ở giữa đường
Xách gậy về phải đến quê hương
Khi cách mây nước anh chớ ở
Núi tuyết chỗ sâu ta chẳng quên
Suy tìm ngày trước mặt như ngọc
Than thở trở về tóc như sương.
Buông tay đến nhà người chẳng biết
Lại không một vật hiến tôn đường.
7/ Về nguồn:
Trở về nguồn gốc sự đã khác
Xưa nay không ở chẳng gọi nhà
Đường tùng vạn năm tuyết phủ dày
Một dãy núi cao hại ngăn mây
Khách chủ cung kính toàn là vọng
Vua quan cùng sống tà trong chánh
Khúc về quê cũ hát làm sao
Trăng sáng trước nhà hoa cây khô.
8/ Hồi cơ:
Trong thành Niết-bàn cũng còn nguy
Người lạ gặp nhau không định kỳ
Tạm móc áo dơ gọi là Phật
Mặc đồ châu báu gọi tên ai
Người gỗ nửa đêm mang giày đi
Gái đá trời sáng đội mũ về
Vạn cổ đầm xanh trăng vằng vặc
Nhiều làm mò mẫm mới chịu biết.
9/ Chuyển vị:
Mang lông đội sừng vào làng đi
Hoa Ưu-bát-la nở trong lửa
Trong biển phiền não làm mưa sương
Trên núi vô minh làm mây sấm
Vạc dầu lò than thổi bảo tắt
Rừng kiếm núi dao hét khiến sụp
Cửu huyền khóa vàng giữ chẳng được
Đến chỗ súc sinh mà luân hồi.
10/ Một sắc:
Cây khô trước hang nhiều đường khác
Người đi đến đây đều lần lửa
Cò đứng bên tuyết không đồng sắc
Trăng sáng hoa tranh chẳng giống khác
Rõ ràng khi hiểu không thể hiểu
Huyền huyền chỗ huyền cũng phải trách
Ân cần mà hát khúc trong huyền
Trăng sáng giữa trời nắm được chăng?

16) 10 bài thơ của Tăng Đức Phu ở núi Vân Đảnh.

1. Nói im khó lường.
Ngôn nhàn thầm lặng Thánh chẳng biết
Dẫu nói không vật so với nó
Người đá cầm bảng đánh trong tuyết
Gái gỗ ngậm sênh thổi đáy nước
Nếu nói chẳng nghe cừ chưa hiểu
Muốn tìm âm vang thì lại nghi
Dạy anh xướng họa vẫn phải hòa
Thôi hỏi cung bậc trúc và tơ.
2. Tổ dạy xa khác.
Ý Tổ xa xôi truyền một câu
Trong giáo rộng bày dẫn Tam thừa
Núi Tịnh Danh đổ rền tiếng sấm
Chim thu đầm lẻ lồng bóng trăng
Chợ bán các quên chỗ đến
Hang sâu nuôi hổ mang siêu thắng
Tuy biết đồng thể quyền phương tiện
Cũng giống đèn trong mặt trời nóng
3. Tuy được Diệu học.
Để tâm học Đạo số như bụi
Nhận được Tào Khê có mấy người
Nếu khiến Thánh phàm không quái ngại
Liền ứng ngói gạch là tu chân
Liếc mắt một niệm nghĩ tà khởi
Do đã nhiều đời nhân phóng dật
Chẳng gặp ý chỉ của Tổ Sư
Gặp cơ mở miệng rốt khó bày.
4. Đến hỏi cung kính đáp chẳng được.
Chớ khoe đối đáp câu phân minh
Tìm câu kiếm lời lầm giết người
Chỉ họp Văn Thù liền là Đạo
Thiều cư sĩ (Duy-ma) kia lặng không tiếng
Thấy người cần bỏ vật gỏ cửa
Biết đường vẫn quên cái ụ
Nếu chẳng nghi nói đểu hiểu hết
Đâu ngại im lặng sống qua ngày.
5. Không chỉ đích.
Chẳng ở Tây Bắc cùng Đông Tây
Trên dưới hư không há bằng nhau
Hiện đầu lông nhỏ còn nói rộng
Ở ngoài trời cao còn sợ thấp
Mau khô bốn biển hồng trần nổi
Hãy hết ba đồ nghiệp đen mê
Như đây vạn thứ đều hư hoại
Lại phải đến trước hỏi Tào Khê.
6. Tự vui bỏ chấp.
Tuy là tích chấp chẳng phong lưu
Lười ra cửa tòng hơn mười năm
Chấp tay có lúc lười hỏi Phật
Cúi mình ai chịu gặp Vương Hầu
Mộng đời ánh chớp không bền chắc
Muốn lửa người đời sớm tối thôi
Tự uẩn xưa nay tánh linh giác
Chẳng thể tạm khiến đáo theo tâm.
7. Hỏi đáp cần biết khởi đảo.
Hỏi đáp cần dạy biết khởi đảo
Đầu rồng đuôi rắn tự dối lừa
Như vua cầm kiếm cũng ý vua
Như gương trên đài đợi quán cảnh
Liếc mặt cỏ so le ngàn dặm
Cúi đầu suy nghĩ thác vạn tầng
Đều ở Đạo này tranh thấy sâu
Sao ở đường trước làm giả can.
8. Ngôn hạnh giúp nhau.
Nói năng khi làm chẳng dễ làm
Như quạ như thỏ hai ánh sáng
Nếu như ngày đêm luôn tinh cần
Chẳng phải tham sân biếng lười sinh
Bồ-tát cũng còn khó nói tới
Thanh văn sao dám đến luận bình
Song không địa vị ngồi nhàn mãi
Ai liệu Long Thần đến tiếp nghinh.
9. Một câu.
Một câu huyền không thể hết
Vù vù hiểu rõ lại cừ sao
Không dính việc đời thành vô sự
Tổ giáo tâm ma là Phật ma
Trong dụ con nghèo nói Đạo này
Trong kệ cho châu bày rộng lưới
Không môn có nẻo bằng và rộng
Thống thiết mời ai hãy cứ qua.
10. Đại ý xưa nay.
Xưa nay phất trần bày Đông nam
Đại ý kín sâu chịu dễ tham
Chỉ ngón che đầu đều là một
Liếc mắt vỗ tay chắc chẳng ba
Đạo ta không hốt đồng người hiểu
Cung tên da đá người làm biết
Lý này nếu không thầy trao dạy
Muốn đem thấy nào nói Huyền Đàm.

17) 3 bài thi của Tăng Nhuận.

1/ Nhân xem truyện Bảo Lâm.
Trăng Tổ gió thiền họp Bảo Lâm
Hơn hai ngàn năm Đạo dễ tìm
Tuy phân Tây quốc và Đông quốc
Chẳng cách tâm người đến Phật tâm
Ca-diếp đầu tiên truyền rất thạnh
Tuệ năng đời cuối lại càng sâu
Xem đây đốn ngộ vượt phàm chúng
Than họ xưa nay vẫn còn mê.
2/ Thơ tặng Đạo giả.
Một lời chân không thoát thế gian
Khá thương kẻ mê mãi tuần hoàn
Đời này ngồi yên vui ba thiền
Câu hay ngâm mãi vạn sự
Trăng thu tròn đến xem hết đêm
Mây nổi bay đi lạc núi nào
Đến lúc tự liều mới là liễu
Thôi chấp kinh khác gỏ cửa Tổ.
3/ Tặng thiền khách.
Biết vọng về chân vạn lo không
Hà sa phàm Thánh thể không đồng
Mê đến đều giống ngài vào lửa
Ngộ đi đều như hạc thoát lồng
Mảnh tranh gởi bóng nước ngàn khe
Tòng lẻ vang tiếng gió bốn mùa
Phải cần ngầm khế tâm tâm địa
Hết khổ nhọc tìm chị mộng thôi.