CẢNH ĐỨC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Sa môn Đạo Nguyên đời Tống – biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 2

A. Ba mươi lăm vị Tổ ở Thiên Trúc: (Trong đó 13 vị Tổ thấy có ghi chép, 22 vị Tổ bàng xuất không có ghi chép)

15. Tổ Ca-na-đề-bà
16. Tổ La-hầu-la-đa
17. Tổ Tăng-già-nan-đề
18. Tổ Già-tà-xá-đa
19. Tổ Cưu-ma-la-đa
20. Tổ Xà-dạ-đa
21. Tổ Bà-tu-bàn-đầu
22. Tổ Ma-noa-la
23. Tổ Hạt lặc na
24. Tổ Sư Tử Tôn giả.
– Đạt-ma-đạt (Sư Tử Tôn giả bàng xuất)
– Nhân-đà-la (Đạt-ma-đạt bàng xuất 2 Tổ)
– Cù-la-kỵ-lợi-bà
– Đạt-ma-thi-lợi-đế (Nhân-đà-la-bàng xuất Tổ)
– Na-già-nan-đề – Oha1-lâu-cầu-đa-la.
– Ba-la-bà-đề
– Ba-la-bạt-ma (cù-la-kỵ-lợi-bà bàng xuất 2 Tổ)
– Tăng-già-la-xoa.
– Ma-đế-lệ-phệ-la (Đạt-ma-thi-lợi-đế bày bàng xuất 2 Tổ)
– Ha-lợi-bạt-nậu
– Hòa-tu-bàn-đầu (Phá-lầu-cầu-đa-la bàng xuất 3 Tổ)
– Đạt-ma-ha đế
– Chiên-đà-la-đa
– Lặc-na-đa-la (Bà-la-bạt-ma bàng xuất 3 Tổ)
– Bàn-đầu-đa- la
– Tỳ-xá-dã-đa-la (tăng-già-la-xoa bàng xuất Tổ)
– Tỳ-lâu-la-đa-ma
– Tỳ-lật-sô-đa-la
– Ưu-ba-thiện-đà
– Bà-nan-đề-đa
Hai mươi vị Tổ trên đây không có ngữ cú, cho nên không ghi chép.
25. Tổ Bà-xá-Tư-đa
26. Tổ Bất-như-mật-đa
27. Tổ Bát-nhã-đa-la
28. Tổ Bồ-đề-đạt-ma.

***

1. Tổ thứ 15: Ca-na-đề-bà
2. Tổ thứ 16: La-hầu-la-đa
3. Tổ thứ 17: Tăng-già-nan-đề
4. Tổ thứ 18: Già-da-xá-đa
5. Tổ thứ 19: Cưu-ma-la-đa
6. Tổ thứ 20: Xà-dạ-đa
7. Tổ thứ 21: Bà-tu-bàn-đầu
8. Tổ thứ 22: Ma-noa-la
9. Tổ thứ 23: Hạt lặc na
10. Tổ thứ 24: Sư Tử Tôn giả.
11. Tổ thứ 25: Bà-xá-Tư-đa
12. Tổ thứ 26: bất-như-mật-đa
13. Tổ thứ 27: Bát-nhã-đa-la
– Tôn giả Sư tử bàng xuất Đạt-ma-đạt, Đạt-ma-đạt lưu xuất 2 Tổ:
1. Nhân-đà-la
2. Cù-la-kỵ-lợi-bà
– Nhân-đà-la lưu xuất Tổ:
1. Đạt-ma-thi-lợi-đế
2. Na-già-nan-đề
3. Phá-lâu-cầu-đa-la . Ba-la-bà-đề.
– Cù-la-kỵ-lợi-bà lưu xuất 2 Tổ:
1. Ba-la-bạt-ma
2. Tăng-già-la-xoa
– Đạt-ma-thi-lợi-đế lưu xuất 2 Tổ:
1. Ma-đế-lệ-bạt-la
2. Ha-lợi-bạt-mậu.
– Phá-lâu-cầu-đa-la lưu xuất 3 Tổ:
1. Hòa-tu-bàn-đầu
2. Đạt-ma-ha-đế
3. Chiên-đà-la-đa.
– Ba-la-bạt-ma lưu xuất 3 Tổ:
1. Lặc-na-đa-la
2. Bàn-đầu-đa-la
3. Bà-la-bà-đa.
– Tăng-già-la-xoa lưu xuất Tổ:
1. Tỳ-xá-dã-đa-la
2. Tỳ-lâu-la-đa-ma
3. Tỳ-lật-sô-đa-la
4. Ưu-ba-thiện-đà.
5. Bà-nan-đề-đa.

Hai mươi vị Tổ bàng xuất trên đây không có cơ duyên ngữ cú, cho nên không ghi chép.

– Tổ 15. Ca-na-đề-bà: Người ở Nam Thiên Trúc, họ Tỳ-xá-la, xưa đã cầu phước nghiệp và thích biện luận. Sau gặp Đại sĩ Long Thọ và các môn đệ. Long Thọ biết là người trí. Trước sai Thị giả đem bát nước đầy đặt trước chỗ ngồi. Tôn giả liền ném một cây kim mà tiến lên vui vẻ khế hội? Long Thọ liền nói pháp cho nghe không đứng dạy khỏi chỗ ngồi mà thấy tướng mặt trăng sáng lòa. Chỉ nghe tiếng mà không thấy thân Tôn giả bảo chúng rằng: Nay điềm lành này là Sư biểu thị Phật tánh nói pháp không phải là thanh sắc. Tôn giả đã đắc pháp, sau đến nước Tỳ-la, ở đó có vị Trưởng giả tên là Phạm Ma Tịnh Đức. Một hôm cây trong vườn sinh ra một lỗ tai lớn như cái nấm, mùi vị rất ngon, chỉ có Trưởng giả và đứa con thứ hai là La-hầu-la-đa lấy ăn. Lấy rồi thì nấm lại lớn lên nữa, các thân thuộc khác đều không trông thấy. Lúc đó Tôn giả biết rõ nhân xưa bèn đến nhà ấy. Trưởng giả hỏi lý do, Tôn giả nói: Nhà ông xưa có cúng dường một Tỳ-kheo, nhưng Tỳ-kheo này Đạo nhãn chưa sáng, vì thâm lạm của tín thí nên bị quả báo làm tai nấm, nhưng ông và con ông tinh thành cúng dường nên được hưởng nấm ấy, còn những người khác thì không. Lại hỏi Trưởng giả tuổi đã bao nhiêu?

Đáp: Đã bảy mươi chín. Tôn giả bèn nói kệ rằng:

Vào Đạo chẳng thông lý
Làm thân trả nợ người
Ông đến tuổi tám mốt
Cây không sinh nấm nữa.

Trưởng giả nghe kệ càng thêm khen phục. Lại thưa: Đệ tử già yếu chẳng thể thờ phụng Sư, xin cho đứa con thứ hai theo Sư xuất gia. Tôn giả nói: Xưa Như lai có thọ ký cho đứa con này vào năm trăm năm thứ hai sẽ làm Đại giáo chủ, nay gặp đây rất phù hợp với nhân xưa. Bèn cho cạo tóc và thâu làm thị giả. Khi đến thành ba Liên Phất nghe các ngoại đạo tính kế ngăn cản Phật pháp đã lâu. Tôn giả bèn cầm một phướn dài đi thẳng vào giữa chúng của họ. Họ hỏi Tôn giả: Sao ông không tiến tới trước. Tôn giả hỏi lại sao ông chẳng lùi lại sau. Lại nói: Ông giống như kẻ hèn hạ. Tôn giả đáp ông như một người lành. Lại hỏi: Ông hiểu pháp gì. Tôn giả nói: Ông trăm thứ chẳng hiểu. Lại nói tôi muốn được thành Phật. Tôn giả nói: Ta cân nhắc sẽ thành Phật. Lại nói ông không thể được. Tôn giả nói Nguyên đạo thì ta được, còn ông thật không được. Lại nói: Ông đã chẳng được vì sao nói được. Tôn giả nói: Vì ông có ngã do đó mà không được, còn ta Vô ngã cho nên tự sẽ được. Họ luận bàn đã thua, bèn hỏi Sư ông tên gì? Tôn giả nói tôi tên Ca-na-đề-bà. Xưa họ đã nghe tiếng Sư bèn ăn năn tạ lỗi. Lúc đó trong chúng cũng có nhiều người muốn vặn hỏi Tôn giả dùng biện tài vô ngại mà dẹp hết bèn qui phục. Bèn gọi đệ tử thượng túc là La-Hầu-La-Đa mà giao cho Pháp nhãn tạng, nói kệ rằng:

Vốn đối người truyền pháp
Vì nói lý giải thoát
Đối pháp thật không chứng
Không cuối cũng không đầu.

Tôn giả nói kệ xong liền vào Định Phấn Tấn, thân phát ra tám luồng ánh sáng mà qui tịch. Học chúng xây tháp cúng dường. Bấy giờ là năm Canh Thìn đời Tiền Hán Văn Đế năm thứ mười chín.

– Tổ 16. La-hầu-la-đa: Người nước Ca-tỳ-la, đi hành hóa đến thành Thất-la-phiệt, có con sông tên là Kim Thủy mùi, vị rất ngon, giữa dòng sông lại hiện ra hình ảnh năm Đức Phật. Tôn giả bảo chúng rằng: Nguồn sông này có năm trăm dặm, có bậc Thánh Tăng Già-nan-đề ở đấy. Phật đã thọ ký một ngàn năm sau sẽ nối Thánh vị. Nói xong thì dẫn các đệ tử ngược dòng sông mà lên. Đến nơi thì thấy Tăng-già-nanđề đang ngồi yên nhập định Tôn giả cùng chúng theo dõi, qua hai mươi mốt ngày mới xuất định. Tôn giả hỏi: Ông thân định hay tâm định, đáp thân tâm đều định. Tôn giả hỏi thân tâm đều định sao có xuất nhập. Đáp rằng: Tuy có xuất nhập nhưng không mất tướng định. Như vàng ở trong giếng thì thể vàng luôn yên vắng. Tôn giả nói nếu vàng ở trong giếng ra khỏi giếng thì vàng chẳng động tịnh vậy cái gì ra vào. Đáp: Nói vàng động tịnh thì vật gì ra vào, cho vàng ra vào thì vàng không động tịnh. Tôn giả nói: Nếu vàng ở trong giếng mà ra thì là vàng nào, nếu vàng ra khỏi giếng thì là vật gì? Đáp: Nếu vàng ra khỏi giếng thì chẳng phải vàng. Nếu vàng ở giếng ra thì chẳng phải vật. Tôn giả nói nghĩa này không đúng. Đáp rằng: Lý ấy không đúng. Tôn giả nói nghĩa này phải sụp đổ. Đáp rằng: Nghĩa kia chẳng thành. Tôn giả nói: Nghĩa kia không thành mà nghĩa ta thành. Bảo rằng nghĩa tuy thành mà pháp chẳng phải ta. Tôn giả nói nghĩa ta đã thành vì ta Vô ngã. Đáp: Vì ta Vô ngã thì lại thành nghĩa nào? – Tôn giả nói: Vì ta Vô ngã cho nên thành nghĩa ông. Bảo rằng: Này Nhân giả, sư ở Thánh nào mà được Vô ngã? Tôn giả nói: Thầy ta là Ca-Na-Đề-Bà chứng Vô ngã ấy. Đáp rằng: Cúi lạy thầy Đề-Bà mà sinh ra nhân quả. Nhân quả và Vô ngã, ta muốn làm Thầy nhân quả Tôn giả nói: Tôi đã Vô ngã, ông phải thấy ngã mình. Nếu ông là thầy ta thì biết Ngã chẳng phải ngã của mình. Nan-Đề tâm ý rỗng suốt, liền cầu độ thoát. Tôn giả nói tâm ông tự tại không bị ngã sở buộc ràng. Nói xong liền dùng tay phải đẩy bát vàng lên đến Phạm Cung, lấy cơm thơm mà cúng trai đại chúng Đại chúng bỗng sinh tâm chán ghét. Tôn giả nói đây không phải lỗi của tôi mà do tự nghiệp của quý vị, rồi khiến Tăng-già-nan-đề cùng ngồi ăn. Chúng đều ngờ vực, Tôn giả nói các ông không được ăn đều do đây. Phải biết ngồi với ta là Như lai Ta-La Thọ Vương ở quá khứ vì thương xót chúng sinh mà hiện ra. Các ông cũng ở trong kiếp Trang Nghiêm (quá khứ) đã chứng đến quả thứ ba mà chưa chứng vô lậu (quả A-La-hán). Chúng thưa thần lực thầy tôi rất đáng tin. Họ nói còn Phật ở quá khứ thì rất đáng nghi. Tăng-già-nan-đề biết chúng sinh khinh nhờn bèn nói: Khi Thế-tôn còn ở đời, thế giới bằng phẳng không có gò đồi sông hồ hầm hố khe rãnh, nước đều ngon ngọt, cây cỏ xinh tươi. Cõi nước giàu có chẳng có tám khổ, đều làm 10 thiện. Ở rừng song thọ mà thị hiện vắng lặng đã 00 năm rồi, thì thế giới có gò hầm cây cối khô héo người không có lòng tin tốt chánh niệm kém yếu. Không tin chân như chỉ thích thần lực (thần thông). Nói xong, liền dùng tay phải vạch đất chui xuống đến tầng kim cang mà lấy nước cam lộ rồi dùng bình lưu ly đựng mà đem lên nơi chúng hội. Đại chúng thấy đều rất kính mến đảnh lễ sám hối. Do đó, Tôn giả gọi Tăng-già-nan-đề mà trao phó Pháp Nhãn. Kệ rằng:

Đối pháp thật không chứng
Chẳng lấy cũng chẳng lìa
Pháp chẳng tướng có không
Trong ngoài làm sao khởi.

Tôn giả trao phó pháp rồi ngồi yên mà viên tịch. Bốn chúng xây tháp thờ, bấy giờ là năm Mậu Thìn thời Tiền Hán Võ Đế năm thứ hai mươi tám.

– Tổ 17. Tăng-già-nan-đề: Người ở thành Thất-La-Phiệt là con của vua Bảo Trang Nghiêm. Khi mới sinh ra đã biết nói, thường khen Phật sự. Lên bảy tuổi thì chán vui thế gian, dùng kệ thưa cha mẹ rằng:

Kính lạy cha Đại từ
Kính lạy mẹ máu xương
Nay con muốn xuất gia
Rất mong được thương xót.

Cha mẹ cố can ngăn, bèn cả ngày không ăn nên phải cho xuất gia nhưng phải ở tại nhà hiệu là Tăng-già-nan-đề lại mời Sa môn Thiên Lợi Đa làm thầy, suốt mười chín năm không hề mỏi mệt. Tôn giả tự nghĩ thân ở cung vua sao gọi là xuất gia. Một chiều tắt nắng thấy có một con đường bằng phẳng bất giác chầm chậm bước đi khoảng hơn mười dặm thì đến một núi có hang đá, bèn trốn vào đó. Vua cha mất con liền đuổi Thiền-lợi-đa ra khỏi nước, tìm con không biết ở đâu. Qua mười năm, Tôn giả đắc pháp được thọ ký rồi bèn hành hóa đến nước Ma-Đề. Bỗng có làn gió mát thổi vào chúng khiến thân tâm vui vẻ vô cùng, mà chẳng biết ở đâu. Tôn giả nói đây là gió đạo đức, sẽ có bậc Thánh ra đời Đệ tử nối pháp truyễn đăng. Nói rong dùng thần lực đem đại chúng đến hang núi. Phút chốc đến một ngọn núi hạ xuống bảo chúng rằng: Trên đảnh núi này có mây tím như cái lọng, bậc Thánh ở đây vậy. Liền cùng đại chúng bồi hồi giây lâu thì thấy nhà trong núi có đứa bé cầm một chiếu gương tròn đến trước Tôn giả. Tôn giả hỏi ngươi mấy tuổi? Thưa một trăm tuổi. Tôn giả hỏi ngươi còn nhỏ sao nói trăm tuổi. Đáp: Con chẳng hiểu lý chánh một trăm năm. Tôn giả nói ngươi là Thiện cơ phải chăng? Đáp Phật nói nếu người sống trăm năm chẳng hiểu cơ chư Phật thì chẳng bằng sống một ngày mà được hiểu rõ Sư nói: Trong tay ngươi, chỉ cái gì đó. Đáp: Gương tròn sáng của chư Phật trong ngoài không dấu vết, Cả hai người cùng thấy tâm nhãn đều giống nhau. Cha mẹ nghe lời con nói đều cho xuất gia. Tôn giả bèn dắt Sư đến hang đá cũ thọ Giới cụ túc xong đặt tên là Già-Da-Xá-Đa. Lúc đó theo gió thổi có tiếng chuông đồng trong điện kêu lảnh lót. Tôn giả hỏi Sư chuông kêu hay gió kêu. Sư nói không phải gió không phải chuông mà tâm con kêu. Tôn giả hỏi tâm là gì? Sư nói đều vắng lặng. Tôn giả nói: Lành thay! lành thay! nối Đạo ta không ông thì còn ai nữa, bèn trao phó pháp, kệ rằng:

Tâm địa vốn vô sinh
Nhân địa từ duyên khởi
Duyên chủng chẳng ngại nhau
Hoa quả cũng như thế.

Tôn giả trao phó pháp rồi tay hữu vịn cây mà hóa. Đại chúng bàn rằng: Tôn giả ở dưới gốc cây mà qui tịch thì là bóng mát của con cháu, bèn đem toàn thân của Tôn giả lên cao nguyên mà lập Tháp. Chúng cố sức khiêng lên không nổi bèn ở dưới gốc cây mà xây tháp. Đó là năm Đinh Mùi, đời Tiền Hán Chiêu Đế năm thứ mười ba thời Tiền Hán vua.

– Tổ 18. Già-da-xá-đa: Người nước Ma-đề, họ Uất-đầu-lam, cha là Thiên Cái, mẹ là Phương Thánh. Nằm mộng thấy có vị thần lớn trao cho cái gương mà có thai, bảy ngày sau thì sinh. Cơ thể trong sáng như lưu ly, chưa từng tắm gội tự nhiên thơm sạch. Thuở nhỏ thích nơi yên vắng, nói lời của trẻ phi thường. Một hôm, cầm gương ra gặp Tôn giả Nan-đề mà được độ. Ngài lãnh đồ chúng đến nước Đại Nguyệt Thị, thấy nhà của một Bà-la-môn có khí lạ. Tôn giả sắp vào nhà ấy thì chủ nhà là Cưu Ma-la-Đa hỏi rằng: Là đồ chúng (học trò) của ai? – Đáp: Là đệ tử Phật. Khi nghe hiệu Phật thì tâm thần sửng sốt liền đóng sập cửa lại. Tôn giả gõ cửa rất lâu, La-đa nói” nhà này không có người. Tôn giả hỏi: Đáp không người là ai đó? La-Đa nghe lời ấy thì biết là dị nhân, bèn mở cửa đón vào. Tôn giả nói xưa Thế-tôn ghi nhận là một ngàn năm sau khi ta diệt độ sẽ có một vị Đại sĩ xuất hiện ở nước Nguyệt Thị, nối tiếp làm hưng thạnh dòng Thánh mà giáo hóa. Nay ông gặp ta ắt là dịp đáng mừng này. Do đó Cưu-ma-la-đa phát sinh Túc mạng trí xin xuất gia và thọ giới cụ túc. Trao phó pháp xong, nói kệ rằng:

Có giống có tâm địa
Nhân duyên sinh ra mầm
Đối duyên không ngại nhau
Sẽ sinh sinh không sinh.

Tôn giả trao phó pháp xong liền bay lên hư không hiện 1 thứ thần biến rồi hóa Hỏa quang Tam-muội mà tự đốt thân. Chúng đem xá-lợi xây tháp thờ kính. Đó là năm Mậu Thân đời Tiền Hán Thánh Đế thứ 20.

– Tổ 19. Cưu-ma-la-đa: Là con của Bà-la-môn nước Đại Nguyệt Thị. Xưa là người trời Tự Tại thấy Bồ tát Anh Lạc bỗng khởi ái tâm nên đọa sinh lên cõi trời Đao-Lợi. Nghe Kiều-thi-ca nói: Bát nhã ba la mật đa vì pháp thắng nên bay lên trời Phạm Thiên, vì lợi căn nên khéo nói pháp yếu. Các Thiên Tôn vì Đạo Sư mà nối Tổ. Lúc đó đến nước Giáng Nguyệt Thị. Sau đến Trung Thiên Trúc, có Đại sĩ tên là Xà-dạ-ma. Hỏi rằng nhà tôi cha mẹ đều dốc tin Tam bảo nhưng lại bị bệnh lao, hễ có xây cất gì đều không như ý, trong khi người làm Chiên-đà-la ở gần nhà tôi thì thân lại khỏe mạnh, làm việc gì lại họp ý. Vì sao người ấy may, còn tôi xấu thế. Tôn giả nói: Chớ nghi ngờ, vì báo thiện ác có ba thời kỳ. Ở đời thấy có người làm nhân mà bị chết yểu bị tai nạn, làm tốt mà gặp xấu, nên nói không có nhân quả tội phước dối trá. Thật không biết bóng và tiếng vang theo nhau mảy may không sai, dẫu trải qua trăm ngàn muôn kiếp cũng không mất. Khi Xà-Dạ-Đa nghe lời ấy rồi thì cởi mở nghi ngờ. Tôn giả nói ông tuy đã tin ba nghiệp nhưng chưa rõ nghiệp từ hoặc sinh, hoặc nhân thức có, thức y vào bất giác (chẳng biết?), bất giác nương tâm. Tâm vốn thanh tịnh không sinh diệt, không tạo tác, không báo ứng, không hơn thua, vắng lặng mà sáng suốt. Nếu ông vào pháp môn này sẽ đồng với chư Phật. Tất cả thiện ác hữu vi vô vi đều như mộng huyễn. Xà-Dạ-Đa nghe xong thì hiểu rõ ý chỉ liền phát tuệ xưa mà cầu xuất gia rồi thọ giới cụ túc. Tôn giả bảo, nay lúc thị tịch của ta đã đến, ông nên Đệ tử nối pháp mà truyền giáo. Bèn trao phó cho Pháp Nhãn, kệ rằng:

Trên tánh vốn không sinh
Đối người cầu mà nói
Đối pháp đã vô đắc?
Sao lo quyết chẳng quyết.

Sư nói đây là diệu âm của Như lai câu thấy tánh thanh tịnh. Ông nên truyền khắp cho người học sau. Nói xong liền ở trên tòa lấy móng tay cào mặt, như hoa sen đỏ nở tròn, phát ra ánh sáng rực rỡ chiếu khắp bốn chúng mà vào vắng lặng. Xà-Dạ-Đa bèn xây tháp thờ, bấy giờ là năm Nhâm Ngọ đời Tân Thất năm thứ mười bốn.

– Tổ 20. Xà-Dạ-Đa: Người nước Bắc Thiên Trúc, trí tuệ sâu rộng, hóa đạo vô lượng. Sau đến thành La Duyệt tuyên dương Đốn giáo. Ở đó có học chúng chỉ ưa chuộng biện luận, người đứng đầu tên là Bà-tubàn-đầu, hán dịch là Biến hành. Thường ăn một bữa, không nằm sáu thời lễ Phật, thanh tịnh vô dục mọi người đều theo. Tôn giả sắp muốn độ, trước hỏi chúng ấy rằng: Biến Hành thực hành hạnh đầu-đà tu hành phạm hạnh có được Phật Đạo chăng? Chúng nói thầy tôi rất tinh tiến có gì mà không được. Tôn giả nói thầy ông cách xa với Đạo. Nếu khổ hạnh mà trải trần kiếp thì cũng đều là gốc giả dối. Chúng nói Tôn giả có đức hạnh gì mà chê thầy tôi. Tôn giả nói ta chẳng cầu đạo cũng chẳng điên đảo, ta chẳng lễ Phật cũng chẳng khinh mạn, ta chẳng ngồi mãi cũng chẳng biếng lười, ta chẳng ăn một bữa cũng chẳng ăn tạp, ta chẳng biết đủ cũng chẳng tham dục. Tâm không lo sợ, gọi là Đạo Biến Hạnh (XàDạ-Đa) nghe rồi thì phát trí vô lậu mà vui mừng khen ngợi. Tôn giả lại hỏi chúng ấy: Có hiểu lời ta chăng? Tôi sở dĩ tâm cầu Đạo quá tha thiết, vì dây đàn quá căng sẽ đứt nên tôi chẳng khen. Nay khiến trụ vào chỗ An Lạc mà vào trí Phật. Lại bảo Biến Hạnh rằng tôi vừa ở trước chúng mà bài bác nhân quả có được không lo buồn chăng? Đáp: Tôi nhớ kiếp trước đã sinh về nước Thường An Lạc. Sư ở Trí Giả Nguyệt Tịnh mà ký cho ta không bao lâu sẽ chứng quả Tư-đà-Hàm. Lúc đó có Bồ tát Đại Quang Minh ra đời, ta vì già yếu nên chống gậy đến lễ ra mắt, Sư hét lớn bảo ta trọng con khinh cha sao ngu như thế? Lúc đó tôi tự mình không lỗi gì xin Sư chỉ bảo. Sư nói khi ông lễ Bồ tát Đại Quang Minh thì lấy gậy dựng vào vách và dùng gậy vẽ mặt Phật, do lỗi khinh mạn đó mà mất hai quả. Tôi tự trách ăn năn sám hối, cho đến nay nên nghe các lời ác như gió thoảng như tiếng vang. Huống chi nay được uống cam lồ vô thượng mà lại giận buồn ư? Cúi mong Ngài đại từ bi chỉ dạy cho đạo vi diệu. Tôn giả nói: Ông từ lâu đã trồng các đức, sẽ nối tiếp tông ta. Hãy nghe kệ ta:

Lời nói hợp Vô sinh
Đồng với tánh pháp giới
Nếu hiểu được như thế
Thông suốt hết sự lý.

Tôn giả trao phó pháp rồi, bèn ngay chỗ ngồi mà an nhiên qui tịch. Trà tỳ xong thu xá-lợi xây tháp kính thờ, bấy giờ là năm Giáp tuất đời Hậu Hán Minh Đế năm thứ mười bảy.

– Tổ 21. Bà-Tu-Bàn-Đầu: Người ở thành La-duyệt họ Tỳ-xá khư, cha là Quang Cái ,mẹ là Nghiêm Nhất, nhà giàu mà không có con. Cha mẹ đến tháp Phật mà cầu con. Một buổi tối mẹ mộng thấy nuốt hai viên ngọc châu một sáng một tối thức dậy liền có thai. Bảy ngày sau có một vị La Hán tên là Hiền Chúng đến nhà thì Quang Cái thiết lễ, Hiền Chúng ngồi thẳng mà nhận. Nghiêm nhất ra lạy, Hiền Chúng đứng sang bên thưa rằng: Trả lễ cho pháp thân Đại sĩ. Quang Cái không hiểu lý do bèn lấy một hạt ngọc quỳ xuống dâng lên Hiền Chúng thử thật giả. Hiền Chúng bèn nhận ngọc mà không cảm ơn. Quang Cái không nhịn được bèn hỏi: Ta là trượng phu kính lễ thì không đoái hoài, còn vợ ta tôn đức lại tránh. Hiền Chúng đáp: Tôi nhận ngọc quý thì phước cho ông, còn vợ thì mang Thánh thai, sinh ra sẽ làm mặt trời trí tuệ cho đời cho nên phải tránh, không phải là trọng người nữ. Hiền Chúng lại nói vợ ông sẽ sinh hai con trai một trẻ tên Bà-tu-bàn-đầu thì tôi kính trọng, còn trẻ kia tên Cô Ni (hán dịch Dã Thước). Xưa Như lai ở núi Tuyết tu đạo, con chim Sô-ni làm tổ trên đỉnh đầu. Khi Phật thành đạo thì sô-ni được quả báo là vua nước Na-đề. Phật thọ ký rằng: Ngươi vào năm trăm thứ hai sẽ sinh vào thành La-Duyệt ở nhà Tỳ-xá-khư đồng thai với bậc Thánh. Nay quả chẳng sai. Một tháng sau thì sinh con. Tôn giả Bà-TuBàn-Đầu đến năm mười lăm tuổi thì lễ La-hán Quang độ mà xuất gia, cảm Bồ tát Tỳ-bà-ha cùng trao giới cụ túc. Đi hành hóa đến nước Na đề, vua nước ấy tên là Thường Tự Tại có hai con trai: Một tên là Ma-ha La, đứa kế tên là Ma-noa-la. Vua hỏi Tôn giả rằng: Phong thổ thành La-Duyệt đồng hay khác với ở đây? Tôn giả nói: Cõi ấy từng có ba Đức Phật ra đời, nay vua có hai Sư hóa đạo. Hỏi: Hai Sư ấy là ai? Tôn giả nói: Phật đã thọ ký năm trăm năm thứ hai có một Thần lực Đại sĩ xuất gia nối Thánh, tức là người con thứ của vua Ma-noa-la một, tôi tuy đức mỏng nhưng cũng là người thứ hai. Vua nói nếu thật như lời Tôn giả nói thì nên khiến người con này làm Sa môn. Tôn giả nói: Lành thay Đại vương. Nay vâng theo ý Phật, rồi cùng thọ giới cụ túc, trao pháp kệ rằng:

Bọt huyễn động vô ngại
Vì sao không liễu ngộ
Đạt pháp ở trong đó
Không nay cũng không xưa.

Tôn giả trao pháp xong, liền bay lên cao nửa do tuần đứng sửng, bốn chúng chí thành chiêm ngưỡng kính thỉnh, thì trở lại ngồi kiết già mà tịch. Bèn Trà tỳ, thu xá-lợi, xây tháp phụng thờ. Bấy giờ là năm Đinh Tỵ đời Hậu Hán Thượng Đế năm thứ mười hai.

– Tổ 22. Ma-noa-la: Là con vua Thường Tự Tại nước Na-đề, năm ba mươi tuổi gặp Tổ sư Bà-tu cho xuất gia truyền pháp cho. Khi đến Tây Ấn-độ. Vua nước ấy tên là Đắc Độ tức dòng họ Cù-Đàm, qui y Phật thừa siêng năng tinh tiến. Một hôm ở chỗ hành đạo hiên ra 1 tháp nhỏ, muốn đem cúng dường đại chúng nhưng bưng lên không nổi. Vua liền mở Đại hội Phạm hạnh thiền quán, chú thuật ba chúng muốn hỏi chỗ ghi. Lúc đó Tôn giả cũng đến hội ấy, cả ba chúng đều không luận được. Tôn giả bèn vì vua mà nói rộng lý do xây ngôi tháp (vua A-Dục xây tháp này). Nay hiện ra là do phước lực của vua mà có. Vua nghe nói bèn hỏi: Chí Thánh khó gặp, đời vui chẳng lâu, bèn truyền ngôi cho Thái tử mà lạy Tổ đi xuất gia, bảy ngày mà chứng bốn quả. Tôn giả càng an ủi khuyến bảo rằng: Ông ở nước này khéo tự độ người, nay cõi khác có Đại pháp khí, ta sẽ giáo hóa, khiến người ấy được độ. Hỏi rằng: Sư ứng hiện ở mười phương thì động niệm liền đến, thà là mệt nhọc mà đến đây. Tôn giả nói: Đúng. Do đó đốt hương ở xa nói với Tỳ-kheo HạcLặc-Na ở nước Nguyệt Thị rằng: Ông ở nước ấy dạy dỗ Hạc chúng, Đạo quả sắp chứng sẽ tự biết. Lúc đó Hạc-Lặc-Na vì vua nước ấy là Bảo ấn nói kệ Tu-đa-la, bỗng thấy mùi thơm lạ sực nức. Vua hỏi đó là điềm lành gì? Đáp rằng: Đây là Tổ sư Ma-Noa-La ở Tây Ấn-độ truyền Phật Tâm Ấn sẽ đến, nên trước giáng hiện mùi thơm. Hỏi: Vị Sư này thần lực ra sao? Đáp rằng: Vị Sư này từ xa xưa theo lời Phật ký sẽ ở cõi này mà mở mang rộng khắp. Lúc đó vua cùng Hạc-lặc-na đều ở xa mà đảnh lễ. Tôn giả biết rồi bèn từ giã Tỳ-kheo được độ mà đến nước Nguyệt Thị, nhận cúng dường của vua cùng Hạc-lặc-na – Sau Hạc-lặc-na hỏi Tôn giả rằng: Tôi ở trong rừng đã chín năm có một đệ tử là Long Tử còn nhỏ mà thông minh. Tôi ở ba đời suy tìm mà không biết nguồn gốc. Tôn giả nói người này ở kiếp thứ năm sinh vào nhà Bà-la-môn ở nước Diệu Hỷ từng dùng gỗ chiên đàn mà làm chày đánh chuông ở chùa Phật nên được quả báo thông minh khiến mọi người kính phục. Lại hỏi: Tôi có duyên gì mà cảm được các chim Hạc. Tôn giả đáp: Ông ở kiếp thứ tư làm Tỳ-kheo đến dự hội ở Long cung. Các đệ tử đều muốn đi theo. Ông xét thấy năm trăm người trong chúng không có ai đáng nhận được sự cúng dường cao quý. Lúc đó các con (đệ tử) nói Sư thường nói pháp, đối với ăn bình đẳng thì đối với pháp cũng bình đẳng. Nay đã không thế sao bậc Thánh lại có. Ông liền cho đến dự hội. Từ khi ông chết rồi chuyên sinh các nước khác, còn năm trăm đệ tử kia vì phước đức yếu kém nên phải sinh làm chim hạc. Nay cảm ân tuệ ông nên các chim hạc đều theo. Hạc-lặc-na nghe xong liền hỏi: Dùng phương tiện gì để khiến chúng được giải thoát? Tôn giả nói: Ta có Vô thượng pháp bảo, ông sẽ thọ hóa ở vị lai mà nói kệ rằng:

Tâm theo muôn cảnh chuyển
Chỗ chuyển thật sâu kín
Tùy lưu nhân được tánh
Không mừng lại không lo.

Lúc đó các chim hạc nghe kệ xong liền bay lên kêu vang mà đi. Tôn giả ngồi kiết già, an nhiên thị tịch. Hạc-lặc-na và vua Bảo Ấn xây tháp thờ. Bấy giờ là năm Ất tỵ đời Hậu Hán Hoàn Đế, năm thứ mười chín.

– Tổ 23. Hạc-lặc-na: (Lặc Na là tiếng Phạm, còn Hạc là tiếng Hoa. Vì Tôn giả khi ra đời thường cảm đàn chim hạc mến thương nên lấy đó đặt tên), là người nước Nguyệt Thị thuộc dòng Bà-la-môn, cha là Thiên Thắng, mẹ là Kim Quang, vì không có con nên cầu con với bảy Đức Phật. Kim Quang mộng thấy trên đỉnh núi Tu di có một thần đồng cầm một vòng vàng bảo ta sẽ đến. Thức dậy liền có thai. Năm bảy tuổi thì du hành đến xóm làng, thấy dân gian cúng tế dân thần bèn vào miếu mắng rằng: Các ông tùy tiện bày ra họa phục để mê hoặc người giết hại sinh vật để cúng tế quá nhiều. Nói xong thì miếu mạo bỗng nhiên sụp đổ. Do đó dân làng gọi là con Thánh Tử. Năm hai mươi hai tuổi thì xuất gia. Năm ba mươi tuổi gặp Tôn giả Ma-noa-la mà được trao phó Pháp Nhãn, đi hành hóa đến Trung Ấn-độ. Vua nước ấy tên là Vô Úy Hải kính tin Phật Đạo, Tôn giả nói cho nghe chánh pháp. Sau đó vua bỗng thấy có hai người mặc áo đỏ-trắng lễ lạy Tôn giả. Vua hỏi đó là ai? Đáp: Ay là Nhật Nguyệt Thiên Tử. Tôi xưa từng nói pháp cho họ nghe nên nay đến lễ bái, lát sau liền biến mất chỉ còn nghe mùi thơm lạ. Vua hỏi nước Nhật Nguyệt có nhiều ít. Tôn giả nói: Một ngàn thế giới mà Phật Thích Ca giáo hóa thì đều có trăm ức núi Mê lô Nhật Nguyệt. Nếu rộng nói thì chẳng thể hết. Vua nghe nói thì vui mừng. Bấy giờ Tôn giả diễn nói: Đạo vô thượng độ chúng có duyên vì Thượng Túc Long Tử mất sớm có anh là Sư Tử làu thông kinh sách ký sự của Bà-la-môn. Thầy ấy mất rồi, em cũng mất, bèn qui y Tôn giả mà hỏi rằng: Tôi muốn cầu Đạo phải dụng tâm như thế nào? Tôn giả nói: Ông muốn cầu đạo thì không có chỗ dụng tâm nào cả. Bèn hỏi: Đã không dụng tâm thì ai làm Phật sự. Tôn giả nói: Nếu ông có dùng thì không có công đức, nếu ông không làm thì tức là Phật sự. Tức kinh nói: Công đức ta làm mà không có của ta (làm công đức mà không có cái ta làm) Sư Tử nghe lời ấy rồi liền nhập tuệ Phật Tôn giả bỗng chỉ hướng Đông Bắc hỏi rằng: Cái gì là khí tượng? Sư Tử nói: Con thấy khí tượng như cái cầu vồng trắng xuyên qua trời đất. Lại có năm lằn khí đen vắt ngang qua đó. Tôn giả nói ấy là điềm gì? Đáp: Thật chẳng thể biết. Tôn giả nói: Ta diệt độ rồi thì năm mươi năm ở nước Bắc Thiên Trúc sẽ có nạn dấy lên mà hại đến thân con. Ta sắp mất, nay đem Pháp Nhãn trao phó cho con nên khéo giữ gìn. Bèn nói kệ rằng:

Khi nhẫn được tâm tánh
Ấy là không nghĩ bàn,
Rõ ràng không thật có
Lúc được chẳng nói biết.

Tỳ-kheo Sư Tử nghe kệ xong thì rất vui mừng nhưng chưa hiểu sắp tới là nạn gì mà Tôn giả bèn ngầm chỉ. Nói xong liền hiện mười tám thân biến mà viên tịch. Làm lễ Trà-tỳ xong phân chia xá-lợi ai nấy đều muốn xây tháp kính thờ, thì Tôn giả lại hiện trên hư không mà nói kệ rằng:

Một pháp tất cả pháp
Tất cả, một pháp nhiếp
Thân ta chẳng có không
Sao chia tất cả pháp.

Đại chúng nghe bài kệ thì không phân chia nữa, ngay nơi trà-tỳ mà dựng tháp phụng thờ. Bấy giờ là năm Kỷ Sửu Hiến Đế, đời Hậu Hán vua đời năm thứ hai mươi.

– Tổ 24. Tỳ-kheo Sư Tử: Người ở Trung Ấn-độ thuộc dòng Bà-lamôn. Đắc pháp rồi thì du phương đến nước Kế-Tân. Có Ba-lợi-ca vốn quen Thiền quán cho nên có Thiền định mà biết trong năm chúng người nào chấp tướng, xã tướng mà không nói. Tôn giả hỏi để hóa giải thì bốn chúng đếu làm thinh tâm phục. Chỉ có Sư Thiền định Đạt-Ma-Đạt, nghe bốn chúng bị trách mà nổi giận liền đến. Tôn giả hỏi nhân quả tu định vì sao lại đến đây, đã đến đây sao nói tập định? Đáp rằng: Tuy tôi đến đây nhưng tâm cũng không loạn, định tùy người tu, há ở nơi chốn. Tôn giả nói: Nhân quả đã đến thì tập kia cũng đến. Đã không nơi chốn há ở người tập. Đáp rằng: Định tu người chứ không phải người tập định. Tôi tuy đến đây nhưng cùng định vẫn luôn tập. Tôn giả nói: Không phải người tu định mà định tạo người, khi đang đến đây thì định kia ai tu? Đáp rằng: Như hạt ngọc sáng trong ngoài không che lấp. Nếu định thông suốt thì phải như thế. Sư nói nếu định thông suốt thì giống y như ngọc sáng, nay thấy nhân quả không phải là châu. Đáp rằng: Châu ấy trong suốt trong ngoài đều định, tâm tôi không loạn cũng như tịnh này. Sư nói: Châu ấy không trong ngoài nhân quả làm sao có thể định vật dơ mà không lay động định này không phải tịnh ấy. Đạt-ma-đạt được Tôn giả khai thị (chỉ dạy) tâm địa rỗng rang. Tôn giả đã nhiếp năm chúng tiếng đồn gần xa. Bèn tìm người Đệ tử nối pháp. Bỗng gặp một Trưởng giả dắt con đến hỏi Tôn giả rằng: Đứa con này tên là Tư Đa, khi sinh ra tay trái tả nắm lại, nay đã lớn mà vẫn không buông ra. Xin Tôn giả nói nhân xưa. Tôn giả nhìn liền đưa tay nói: Trả lại viên ngọc cho ta. Đứa bé nghe xong liền mở tay dâng ngọc, mọi người đều kinh lạ. Tôn giả nói kiếp trước ta làm Tăng có nuôi đứa bé tên là Bà xá, Ta từng đi Tây Hải chứng trai giao ngọc cho giữ, nay trả lại ta, lý phải như thế. Trưởng giả bèn cho con xuất gia, Tôn giả bèn truyền cho giới cụ túc. Do có duyên đời trước nên gọi Bà-xá-Tư-đa Tôn giả liền bảo: Thầy ta có đoán trước tai nạn sẽ xảy đến không lâu. Chánh Pháp nhãn tạng của Như lai nay đã giao cho ông, ông nên giữ gìn độ khắp người sau. Kệ rằng:

Khi chánh nói tri kiến
Tri kiến đều là tâm
Tâm này tức tri kiến
Tri kiến tức ở đây.

Tôn giả nói kệ xong, lấy y Tăng-già-lê lén trao cho Tư-đa bảo đi nước khác tùy cơ hóa độ. Tư-đa nghe lời dạy liền đến thẳng Nam Thiên. Tôn giả vì nạn không thể tránh nên một mình ở lại nước Kế-tân. Lúc đó trong nước có hai ngoại đạo: Một tên là Ma-mục-đa, người kia tên là Đô-lạc-già, học các huyễn pháp muốn mưu loạn, bèn giả hình Sa môn lén vào cung vua. Lại nói việc không thành thì tội qui về con Phật, bèn yêu mị gây họa. Việc bại lộ, vua giận dữ nói: Ta đã qui y Tam bảo, sao lại cấu kết mưu hại ta thế này. Bèn sai phá nát chùa viện đuổi tăng chúng. Lại tự cầm gươm đến chỗ Tôn giả hỏi: Sư có được uẩn không chăng? Tôn giả nói đã được uẩn không vua hỏi có lìa sinh tử chăng. Đáp: Đã lìa sinh tử. Vua nói: Đã lìa sinh tử thì hãy cho ta cái đầu. Tôn giả nói: Thân không phải ta, có tiếc chi cái đầu. Vua liền quơ kiếm chặt đầu Tôn giả, bèn vọt ra một dòng sữa trắng vượt lên cao mấy thước. Cánh tay phải của vua lập tức cũng rơi xuống đất bảy ngày sau thì chết. Thái tử là Quang Thủ than rằng: Vì sao cha ta tự gây họa. Lúc đó có vị tiên ở núi Tượng Bạch hiểu sâu nhân quả, bèn vì Quang Thủ nói rõ nhân xưa mà mở lưới nghi (có nói rõ trong Bảo Lâm Truyện). Rồi đem thi thể của Tôn giả Sư Tử an táng vào tháp báu. Đó là năm Kỷ mão đời Ngụy Tề Vương năm thứ hai mươi. – Tôn giả Sư Tử giao cho Bà-xá-tưđa Tâm Pháp Tín Y để làm chứng là dòng chánh. Ngoài Đạt-ma-đạt ra bàng xuất gồm bốn đời có hai mươi hai vị Sư khác.

– Tổ 25. Bà-xá-tư-đa: Người nước Kế Tân thuộc dòng Bà-la-môn, cha là Tịch Hạnh, mẹ là Thường An Lạc. Khi xưa mẹ mộng được kiếm thần, nhân đó mà có thai. Khi sinh ra thì tay trái nắm lại. Gặp Tôn giả Sư Tử mà hiển rõ nhân xưa ngầm trao Tâm Ấn. Sau đến Nam Thiên vào Trung Ấn-độ. Vua nước ấy tên là Ca Thắng thiết lễ cúng dường. Lúc đó có ngoại đạo hiệu là Vô ngã Tôn. Trước được vua tôn trọng nay Tổ (Tổ Bà-Xá-Tư-đa) đến nên ghen ghét mà đến đòi nghị luận, may mà thắng thì sẽ được vua quý như xưa. Bèn ở trước vua gọi Tổ bảo rằng: Tôi hiểu luận ngầm mà không nhờ nói năng. Tổ nói vậy làm sao biết ai hơn ai thua. Đáp: Không tranh hơn thua chỉ cần lấy nghĩa. Tổ hỏi: Ông lấy gì làm nghĩa? Đáp: Vô tâm làm nghĩa. Tổ nói ông đã vô tâm sao lại được nghĩa. Đáp: Tôi nói vô tâm phải gọi phi nghĩa (chẳng phải nghĩa?). Tổ nói: Ông nói vô tâm phải gọi phi nghĩa. Ta nói phi tâm thì nghĩa ấy phi danh (không tên?). Đáp: Nghĩa ấy không tên thì ai có thể nói nghĩa. Tổ nói: Ông gọi phi nghĩa thì tên này là gì? Vì biện phi nghĩa là tên (gọi) không tên. Tổ nói: Tên đã không phải tên, nghĩa cũng chẳng phải nghĩa thì người biện là ai, đương biện vật gì. Như thế mà đối đáp qua lại năm mươi chín lần. Ngoại đạo bèn nín im mà tin phục. Lúc đó Tổ bỗng xoay mặt về phía Bắc mà chấp tay than rằng: Ôi thầy ta Tôn giả Sư Tử nay gặp nạn đáng thương. Bèn từ giả vua trở về Nam Thiên ẩn vào hang núi. Lúc đó vua nước ấy tên là Thiên Đức đón thỉnh Sư cúng dường. Vua có hai người con trai: Một người hung bạo mà có sức mạnh, người kia hiền lành mà thường đau ốm. Tổ bèn nói rõ nhân quả vua hiểu hết nghi. Lại có thầy chú thuật ganh ghét Tổ, lén bỏ thuốc độc vào cơm. Tổ biết mà vẫn ăn thì người ấy bị họa, bèn xin Tổ đi xuất gia, Tổ liền trao cho Giới cụ túc. Sau sáu mươi năm Thái tử Đắc Thắng lên ngôi. Lại tin ngoại đạo gây nạn cho Tổ. Thái tử Bất-Như-Mật-Đa khuyên can vua mà nên bị vua bắt giam. Vua hỏi Tổ: Nước tôi quét sạch yêu mị dối trá. Chỗ truyền của Sư là Tông gì? Tổ nói nước Ngài thật ra xưa nay không có tà pháp, chỗ tôi được là Phật tông. Vua nói: Phật đã diệt độ một ngàn hai trăm năm rồi, Sư từ ai mà được. Tổ nói Ẩm Quang (Ca-diếp) Đại sĩ được Phật ấn chứng truyềnmãi đến đời thứ hai mươi bốn là Tôn giả Sư Tử, tôi từ người ấy mà được. Vua nói tôi nghe nói Tỳ-kheo Sư Tử không tránh khỏi bị giết làm sao có thể truyền pháp cho người sau? Tổ nói: Thầy tôi khi nạn chưa có đã thầm trao cho tôi Tín Y và pháp kệ mà hiển rõ thầy trò. Vua hỏi: Y ấy ở đâu. Tổ bèn lấy y trong đải ra trình cho vua xem. Vua sai đem đốt thì y ấy năm màu ngời sáng củi cháy hết rồi mà vẫn còn nguyên như cũ. Vua liền làm lễ sám hối Sư Tử. Người Đệ tử nối pháp thật đã rõ. Bèn tha tội cho Thái tử. Thái tử xin xuất gia. Tổ hỏi Thái tử rằng ông muốn xuất gia thì làm việc gì? Đáp: Nếu tôi xuất gia thì không làm việc ấy. Tổ hỏi: Không làm việc gì? Đáp: Không làm việc tục. Tổ nói: Vậy làm việc gì. Đáp: Đều làm Phật sự. Tổ nói Thái tử trí tuệ tự nhiên đến ắt là các Thánh giáng tích. Rồi cho xuất gia, sáu năm hầu hạ. Sau ở cung vua mà yết-ma thọ Giới cụ túc. Đất đai rúng chuyển có rất nhiều điềm lạ. Tổ gọi bảo: Ta đã già yếu làm sao có thể ở lâu. Ông nên khéo giữ gìn Chánh Pháp Nhãn tạng mà độ khắp hữu tình. Kệ rằng:

Bậc Thánh nói tri kiến
Ngay cảnh chẳng phải trái
Nay ta ngô chân tánh
Không đạo cũng không lý.

Bất-như-mật-đa nghe kệ xong lại trình Tổ rằng: Pháp y có thể được truyền trao. Tổ nói: Y này vì nạn nên mượn để chứng minh, thân ông không nạn mượn y ấy làm gì. Hóa đủ thì khắp người mười phương tin nhau cùng đến. Bất-như-mật-đa nghe lời đảnh lễ mà lui. Tổ hiện thần biến và hóa lửa Tam-muội tự thiêu thân. Đất bằng mà xá-lợi cao đến một thước. Vua Đắc Thắng xây tháp thờ. Lúc ấy là năm Ất Dậu đời Đông Tấn Minh Đế niên hiệu Thái Ninh năm thứ ba.

– Tổ 26. Bất-như-mật-đa: Là Thái tử con của vua Đắc Thắng ở nước Nam Ấn-độ. Đã đắc pháp xong liền đến Đông Ấn-độ vua nước ấy tên là Kiên Cố, thờ ngoại đạo Trường Trảo Phạm Chí làm thầy. Khi Tôn giả đến thì vua cùng Phạm Chí đồng thấy khí trắng thông trên dưới. Vua hỏi điềm gì thế. Phạm Chí biết trước Tôn giả đã vào nước sợ vua trọng vọng nên đáp đây là điềm ma đến. Bèn nhóm hợp học trò bàn rằng: Bất-Như-Mật-Đa sắp vào thành, ai có thể khuất phục được? Đệ tử nói chúng con đều có chú thuật có thể làm động trời đất vào nước lửa có lo gì. Tôn giả đến cung điện có khí đen bèn bảo: Có nạn nhỏ đây. Rồi thẳng đến chỗ vua. Vua hỏi: Sư đến có việc gì. Đáp: Sắp độ chúng sinh. Hỏi: Dùng pháp nào độ? Tôn giả nói: Đều tùy loại mà độ. Lúc đó Phạm Chí nghe nói thì liền nổi giận bèn dùng huyễn pháp mà hóa ra núi lớn ở trên đảnh Tôn giả. Tôn giả chỉ tay thì núi bỗng ở trên đầu chúng. Phạm Chí sợ hãi đầu hàng. Tôn giả thương chúng ngu mê bèn chỉ tay thì núi biến mất. Bèn vì vua mà giảng nói pháp yếu khiến về với chân thừa. Lại bảo vua rằng: Nước này sẽ có Bậc Thánh nối tiếp. Lúc đó có con của Bà-la-môn đã hai mươi tuổi, sớm mất cha mẹ không biết tên họ hoặc tự nói là Anh Lạc nên gọi là Đồng Tử Anh Lạc đi ăn xin qua ngày giống như Bồ tát Thường Bất Khinh. Người đời hỏi: Ông sao đi gấp thì liền bảo sao ông đi chậm. Có người hỏi họ gì thì đáp một họ với ông. Chẳng biết nguyên cớ thế nào? Sau vua và Tôn giả cùng ngồi xe dạo chơi thì thấy Đồng Tử Anh Lạc đứng phía trước cúi chào. Tôn giả hỏi ngươi nhớ việc xưa chăng thì đáp con nhớ kiếp xa xưa đã ở chung với thầy, Thầy diễn nói Ma-ha Bát Nhã con đổi Tu-đa-la sâu xa. Việc nay hợp với nhân xưa. Tôn giả lại bảo vua rằng: Đứa bé này không ai khác, chính là Bồ tát Đại Thế Chí. Sau Thánh này lại có hai người: Một người giáo hóa ở Nam Ấn-độ, một người hóa duyên ở Chấn Đán (Trung quốc). Trong bốn năm năm lại trở về chốn này. Vì nhân xưa mà gọi là Bát-nhã-đa-la. Rồi trao phó cho pháp Nhãn Tạng có kệ rằng:

Chân tánh trong tâm địa
Không đầu cũng không đuôi
Ứng duyên mà độ vật
Phương tiện gọi là trí.

Tôn giả phó pháp rồi bèn từ giả vua rằng: Tôi hóa duyên đã trọn, phải trở về vắng lặng, nguyện vua đối với tối thượng thừa không quên ngoại hộ, rồi trở về chỗ cũ ngồi kiết già mà tịch, lại hóa lửa đốt thân. Vua thu xá-lợi xây tháp thờ. Bấy giờ là năm Mậu Tý đời Đông Tấn Hiếu Võ Đế, niên hiệu Thái Nguyên năm thứ ba mươi.

– Tổ 27. Bát-nhã-đa-la: Là người Đông Ấn-độ, đã đắc pháp rồi bèn đi hành hóa đến Nam Ấn-độ. Vua nước ấy tên là Hương Chí, kính thờ Phật thừa tôn trọng cúng dường chư tăng, lại thí bảo châu vô giá. Lúc đó vua có ba người con trai người con út là một bậc khai sĩ Tôn giả. muốn thử tài bèn đem việc thí châu mà hỏi ba Vương tử rằng: Ngọc này tròn sáng có cái gì bằng nó chăng? Người con thứ nhất là Mục Tịnh Đa La, người thứ hai Công Đức Đa-la đều nói ngọc này là bậc nhất trong bảy thứ báu chắc chắn không gì hơn, không phải đây là vật báu thế gian chưa đủ để làm bậc nhất ở trong các vật báu thì pháp bảo là bậc nhất. Đây là ánh sáng thế gian sáng thế gian chưa bậc nhất, ở trong các ánh sáng thí trí quang là bậc nhất. Đây là sáng thế gian chưa đủ để làm bậc nhất, ở Tôn giả có Đạo lực thì có ai nhận được. Người con thứ ba là Bồ-đề-đa-la nói: Trong các sáng thì tâm minh là bậc nhất, ánh sáng của ngọc này không thể tự chiếu mà cần phải nhờ ánh sáng của trí quang, đã nói đây rồi liền biết là ngọc, đã biết là ngọc thì liền làm sáng báu ấy. Nếu làm sáng báu ấy thì báu chẳng tự báu, nếu nói ngọc ấy thì ngọc chẳng tự ngọc. Vì ngọc chẳng tự ngọc thì cần phải nhờ trí châu mà nói châu. Báu chẳng tự báu nên cần phải nhờ trí báu để làm sáng pháp báu. Nhưng Sư có Đạo ấy thì báu kia liền hiện. Chúng sinh có đạo tâm báu cũng như thế. Tôn giả khen biện tuệ, bèn hỏi rằng: Trong các vật thì vật gì không tướng? Đáp: Trong các vật chẳng khởi không tướng. Lại hỏi: Trong các vật thì vật gì cao nhất. Đáp: Trong các vật thì nhân ngã là cao nhất. Lại hỏi: Trong các vật thì vật gì lớn nhất. Đáp: Trong các vật pháp tánh là lớn nhất. Tôn giả biết là người Đệ tử nối pháp vì thời chưa đến nên im lặng mà lẫn lộn. Khi vua Hương Chí lìa đời thì mọi người đều kêu gào nức nở chỉ có người con thứ ba là Bồ Đề Đa La ở trước linh cửu nhập định trải bảy ngày mới xuất định. Bèn xin xuất gia rồi thọ giới cụ túc. Tôn giả bảo rằng: Như lai đem Chánh Pháp Nhãn mà giao cho Cadiếp như thế lần lượt đến ta. Nay ta giao lại cho ông, ông nghe kệ ta.

Tâm địa sinh các giống
Nhờ sự lại sinh lý Quả mãn,
Bồ-đề viên Hoa nở, thế giới khởi.

Tôn giả trao phó pháp rồi liền ở trên chỗ ngồi đứng dậy duỗi hai tay đều phát ra hai mươi bảy luồng ánh sáng năm màu rực rỡ sáng lòa. Lại bay lên hư không cao bảy cây Đa-la hóa lửa tự đốt thân trên hư không, xa-lợi như mưa bèn thâu nhặt mà xây tháp thờ, bấy giờ là năm Đinh Dậu đời Tống Hiếu Võ Đế niên hiệu Đại minh năm thứ nhất.