canh cổ

Phật Quang Đại Từ Điển

(更鼓) Trống canh. Còn gọi là canh điểm. Tức chỉ cái trống báo thời khắc ban đêm. Canh là một phần năm của một đêm, tùy mỗi canh mà đánh trống, thí dụ canh một thì đánh một tiếng, canh hai đánh hai tiếng v.v…… cho nên gọi là Canh cổ. Tại Trung quốc đời xưa thường đều dùng cách này, về sau, trong các Thiền lâm cũng thực hành. Từ chập tối đến tờ mờ sáng là một đêm, chia làm 5 canh, cứ mỗi canh, vị Hương tư ……(chức vụ chuyên báo giờ giấc trong Tùng lâm) đều phải đánh trống để báo thời khắc. CANH THÂN Chỉ hội Canh thân tế thần linh. Trung quốc từ ngàn xưa đã dùng mười can, mười hai chi để ghi ngày, từ Giáp tý đến Quý hợi gồm sáu mươi ngày là hết một vòng, cứ mỗi lần gặp ngày Canh thân thì dân gian tế thần, gọi là Canh thân. Tín ngưỡng này vốn thuộc Đạo giáo, sau cũng pha trộn với trời Đế thích và Kim cương mặt xanh trong Phật giáo mà trở thành một tín ngưỡng dân gian. Cứ theo Bão phác tử nội thiên quyển 6 (sách của Đạo giáo) chép, thì vào ngày ấy, quỉ thần linh phách Tam thi …… (Tam bành) trong thân thể người ta, lúc loài người đang ngủ say, lên trời báo cáo Tư mệnh đạo nhân về tội lỗi của loài người, hễ người tội nặng thì giảm thọ ba trăm ngày, người tội nhẹ thì giảm thọ ba ngày. Thuyết này nhấn mạnh số mệnh con người, có thể do hành vi thiện ác ở hiện tại mà thêm hoặc bơt, Phật giáo cũng tiếp nhận tư tưởng này. Trong các kinh Tứ thiên vương, kinh Tam phẩm đê tư, kinh Dược sư lưu li quang, kinh Tịnh độ tam muội v.v…… đều có thuyết Tư mệnh đoạt toán. Từ thời trung cổ trở đi, Canh thân trở thành tín ngưỡng dân gian của Trung quốc và Nhật bản. Hội Canh thân còn gọi là Canh thân đãi, Canh thân tế. Cứ theo Đại tống tăng sử lược chép, thì để ngăn chặn Tam thi lên trời tâu trình tội lỗi của loài người, dân gian phần nhiều thành lập hội Canh thân, vào đêm Canh thân, tập trung đông đảo, khua não bạt, tụng kinh niệm Phật, lễ bái hành đạo, suốt đêm không ngủ. Tại Nhật bản, khi làm nghi thức này, ở chính giữa đàn đặt tượng Kim cương mặt xanh, tượng ba con vượn, tượng thần Viên điền ngạn v.v…… rồi nhóm họp người trong cả xã đến cùng tế lễ. Nhưng đến đời sau thì nghi thức này dần dần biến thành dịp dân chúng vui chơi. [X. Bắc đẩu thất tinh hộ ma bí yếu nghi quĩ].