CĂN

Từ điển Đạo Uyển


根; S: indriya, jñānendriya, buddhīndriya; P: in-driya; C: gēn; J: kon; nghĩa là giác quan;
Cách vận hành, cơ cấu, tính năng, năng lực.

  1. Căn gốc của thảo mộc và cây cối, hàm ý khả năng sinh trưởng từ trong dạng tĩnh để trở thành thân và nhánh; trong nghĩa nầy được gọi là rễ cây;
  2. Thuật ngữ con có nghĩa là “cơ quan” – nơi phát sinh sự nhận biết. Do đó, nó được dùng như tên gọi 5 giác quan (ngũ căn 五根). 5 giác quan nầy không thể được nhìn thấy và chúng được tạo nên do sự chuyển hoá của tứ đại, và có năng lực thấy, nghe v.v… Dù chúng vô hình và thanh tịnh; về mặt lí thuyết, chúng có trong khắp mọi nơi, do vậy nên chúng được hệ thống giáo lí Pháp tướng tông xếp vào “sắc” pháp;
  3. Khả năng, năng lực, bản tính, tính năng của người hoặc vật, thông thường là bén nhạy, bình thường, và chậm lụt. Năng lực cá biệt mà một cá nhân nào đó có để nhận thức về một tầng bậc giáo lí nhất định và chứng ngộ. Xem Cơ (機); 4. Những điều khuyến khích sự giác ngộ trong con người, gọi là Ngũ căn: tín, tiến, niệm, định, huệ.

Người ta phân biệt 22 căn, tức là tất cả khả năng tâm lí và thể chất, gồm có: sáu căn cơ bản (Lục căn; s: ṣaḍāyatana), nam căn, nữ căn (bộ phận sinh dục); các khả năng thuộc thân như biết đau đớn, biết vui thích, biết buồn rầu, và vô kí (trung hoà); năm cơ sở tâm lí có thể biến thành Năm lực, đó là Tín (s: śraddhā), Tinh tiến (s: vīrya), chính niệm, Ðịnh (s: samādhi) và Bát-nhã (s: prajñā); ba khả năng xuất thế: lòng tin chắc chắn mình sẽ khám phá nhiều điều chưa khám phá được trong giai đoạn đầu của Thánh đạo (s: ārya-mārga), trí huệ cao nhất lúc đạt quả Dự lưu (s: śrotāpanna; p: sotā-panna) và cuối cùng là khả năng của hành giả đã đạt tới thánh quả A-la-hán (s: arhat).