CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA

Hán dịch: Đời Đường Tam Tạng Pháp Sư Nghĩa Tịnh 
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 29

Học Xứ Thứ Mười Bốn: KHÔNG THU CẤT PHU CỤ (Tiếp Theo)

Đức Bạc-già-phạm ở trong vườn Cấp-cô-độc rừng Thệ-đa thành Thất-la-phiệt, trong thành có một trưởng giả thỉnh Phật và Tăng đến nhà thọ thực. Lúc đó có một Bí-sô trẻ tuổi siêng tu các phẩm thiện suy nghĩ: “Hôm nay Phật và Tăng thọ thỉnh, ta khỏi vào thành khất thực nên niệm tụng đến giời mới đến chỗ phó thỉnh”, nghĩ rồi liền mang phu cụ ra bên ngoài chùa đến chỗ yên tĩnh để tu phẩm thiện. Không ngờ hôm ấy các Bí-sô đi đến chỗ phó thỉnh sớm, Bí-sô trẻ kia thấy đã đến giờ liền trở vào chùa thì thấy cửa ngỏ đã đóng hết rồi, tự nghĩ: “Ta thà ở đây đoạn thực chứ không nên để phu cụ của Tăng ở bên ngoài tự chiêu lấy tội”, nghĩ rồi bèn đoạn thực không đi đến chỗ phó thỉnh. Các Bí-sô thọ thực xong trở về, Bí-sô trẻ liền theo vào chùa, lúc đó thế lực của giờ ăn vẫn còn nhưng Bí-sô trẻ vẫn hệ tâm tu phẩm thiện, qua ngọ mới nằm, các Bí-sô liền nói: “Thức ăn của người ta chứ cái bụng đâu phải của người ta, cụ thọ tham ăn chi cho quá no rồi nằm bỏ việc tu phẩm thiện”, Bí-sô trẻ nói: “tôi đâu có đi phó thỉnh mà nói là ăn quá no rồi nằm”. Các Bísô hỏi biết được nguyên do liền đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Các Bí-sô không nên đi phó thỉnh quá sớm khiến cho người khác phải đoạn thực, nên xem giờ rồi đánh kiền chùy tập họp chúng xem ngó lẫn nhau rồi mới đi, vị sư chủ phải xem môn đồ có đến đầy đủ chưa. Nếu thấy đã đóng cửa chùa rồi, người nào đi đến sau nếu có mang theo phu cụ thì nên để dưới gốc cây hay bên tường rồi đi đến chỗ phó thỉnh, không nên vội đoạn thực, nếu vô sự mà đoạn thực thì phạm tội việt pháp”. Lúc đó có Bà-la-môn cư sĩ đến chùa dùng phu cụ của Tăng, khi đi bỏ lại ở chỗ đất trống, không ai thu cất nên bị tổn hoại, Phật nói: “Nếu ai thấy trước thì nên thu cất”. Lúc đó có Bí-sô già yếu trông thấy phu cụ của tăng bỏ nơi đất trống nhưng sức không thể thu cất được, Phật nói: “Bí-sô già yếu nên báo cho vị thọ sự biết, vị thọ sự khởi tâm kính mà thu cất, nếu không thu cất thì phạm tội viẹt pháp”. Lúc đó có Bí-sô dùng phu cụ của Tăng để nơi đất trống, sau đó bỏ đi khất thực , gió mưa bổng ập tới, Bísô ở đó phải thu cất, Bí-sô khất thực xong sực nhớ vội trở về.

Có một thí chủ do lòng kính tín xây cất một trú xứ trong rừng núi, lúc đó có một thợ săn phóng hỏa để săn bắt thú rừng, do ngọn lửa cháy mạnh lan tới thôn xóm rồi cháy lan tới chùa, các Bí-sô thấy chùa bị cháy vội vào trong thu lây y bát của mình con vật của tăng kỳ thì không ai ngó tới nên bị cháy rụi hết. Thí chủ nghe tin chạy tới hỏi các Bí-sô: “Vật trong chùa không bị cháy chứ?”, đáp: “Không có vật nào bị cháy cả”, một Bí-sô khác nói: “sao không có, vật của tăng kỳ bị cháy rụi hết”, thí chủ nói: “Vật của tăng kỳ bị cháy rụi hết sao lại nói là không có vật nào bị cháy cả”, đáp: “Vì vật của chúng tôi không bị cháy”, thí chủ nói: “Nếu đem được vật của tăng kỳ ra thì há không phải là tốt hơn sao, tôi chịu vất vả bớt phần chi dùng của vợ con cúng vào ruộng phước của tăng để cầu thắng phước, tại sao các thầy chỉ lấy vạt của riêng mình không ngó tới vật của tăng kỳ”. Thí chủ chê trách rồi bỏ đi, các Bí-so đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Nếu khi chùa bị cháy cũng phải mang luôn vật của tăng kỳ ra”. Thời gian sau có chùa bị cháy, các Bí-sô lo đem vật của tăng kỳ ra, không mang kịp y vật của mình nên bị cháy hết, y vật thiếu thốn, Phật nói: “Vật dụng của mình thiếu thốn bị bức não hơn là thiếu thốn vật của tăng kỳ, nếu chùa bị cháy nên mang y vật của mình ra trước, mang vật của tăng kỳ ra sau”. Thời gian sau có chùa bị cháy, các Bí-sô mang y vật của mình ra để bên ngoài rồi trở vào trong mang vật của tăng kỳ ra thì y vật bên ngoại bị kẻ trộm lấy, Phật nói: “Đã mang vật ra ngoài thì nên sai người coi giữ”. Các Bí-sô sai người khỏe mạnh coi giữ nên người sức yếu không mang nổi vật ra, Phật nói: “Nên sai người sức yếu coi giữ, người khỏe mạnh mang vật ra”. Lúc đó có chùa bị cháy, các Bí-sô thấy lửa cháy lan tràn nhưng vì sợ cháy vật của tăng kỳ nên chạy vào mang vật ra , đều bị phỏng lửa, Phật nói: “Lửa cháy lan mạnh không nên chạy vào mang vật ra, dù vật bị cháy vẫn không có lỗi”. Lúc đó có thí chủ cất một trú xứ trong hang núi, gặp lúc trời mưa lớn nước tràn ngập khắp trong chùa, các Bí-sô đều lo đem vật của riêng mình không ngó tới vật của tăng kỳ giống như trường hợp bị cháy ở trên, Phật nói: “Như điều ta đã chế nếu không y theo thì phạm tội việt pháp”.

Học Xứ Thứ Mười Lăm: KHÔNG CẤT PHU CỤ BẰNG CỎ

Nhiếp Tụng:
Nam phương hai Bí-sô,
Hai thôn hai trú xứ,
Bên giếng, nhuộm cần cỏ,
Trải cỏ chỗ kinh hành.

Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc rừng Thệ-đa thành Thất-la-phiệt, lúc đó ở phương nam có hai Bí-sô một già một trẻ muốn đảnh lễ Phật nên đến thành Thất-la-phiệt. Trên đường đi thấy trời tối vào một chùa xin nghỉ qua đêm, các Bí-sô trú xứ cung cấp phòng xá ngọa cụ cho Bíso già, còn Bí-sô trẻ chỉ cho phòng không cho ngọa cụ. Bí-sô trẻ này là người siêng năng tự đi tìm cỏ khô độn thành cái nệm dày bằng đầu gối nằm rất êm ấm. Lúc đó Bí-sô già suy nghĩ: “Ta đến xem thử Bí-sô trẻ có phu cụ trải nằm không”, nghĩ rồi liền đến chỗ Bí-sô trẻ thấy cái nệm cỏ dày và ấm như thế liền suy nghĩ: “Nếu ta để trời sáng đem trả phu cụ cho Tăng thì trễ ngày giờ, nên đem trả trước rồi đến chỗ Bí-sô trẻ cùng ngủ để sáng mai cùng đi cho tiện”, nghĩ rồi liền đem trả ngọa cụ cho Tăng, đến chỗ Bí-sô trẻ cùng ngủ, trời chưa sáng hai Bí-sô đã thức dậy lên đường không thu dọn cái nệm cỏ này nên thời gian sau trở thành ổ kiến cắn phá làm hư hoại phòng xá. Lúc đó có một trưởng giả thỉnh Phật và tăng về nhà thọ thực, sáng sớm các Bí-sô đều đắp y mang bát đến chỗ thỉnh thực, Thế tôn không đi sai người mang thức ăn về. Có năm nguyên nhơn Phật không đi phó thực như trong giới trên có nói rõ, trong giới này Phật vì muốn xem xét ngọa cụ của Tăng và chế học xứ. Sau khi chúng tăng đi đến chỗ phó thực, Thế tôn cầm chìa khóa đi xem xét các phòng… giống như giới trên cho đến câu Thế tôn khen ngợi người tri túc thọ dụng như pháp vật của tín thí rồi bảo các Bí-sô: Ta nay chế học xứ này cho các Bí-sô như sau: “Nếu lại có Bí-sô ở trong phòng tăng dùng cỏ hay lá cây tự trải hay bảo người trải làm phu cụ để nằm ngồi, khi đi không thu dọn, không nhờ người khác thu dọn, chỗ đó nếu có Bí-sô mà không dặn lại thì phạm Ba-dật-để-ca.”

Sau đó có nhiều Bí-sô tháp tùng theo đoàn thương buôn du hành đến một tụ lạc thì trời sụp tối muốn tìm chỗ nghỉ đêm nên đến chỗ trưởng giả hỏi: “Có chỗ nào cho chúng tôi nghỉ qua đêm không?”, trưởng giả nói: “Hãy hứa trước một điều, tôi sẽ cho ở lại nghỉ đêm”, hỏi là điều gì, trưởng giả nói: “Sáng mai hãy đến nhà tôi thọ thực rồi đi”, các Bí-sô nói: “Chúng tôi tháp tùng theo đoàn thương buôn không được tự do, nếu họ dừng lại thì chúng tôi sẽ nhận lời thỉnh thực, nếu họ đi thì chúng tôi cũng phải đi”, trưởng giả nghe nói vậy liền chỉ chỗ cho nghỉ qua đêm, các Bí-sô hỏi: “Trong nhà ông có ngọa cụ không?”, đáp không có, các Bí-sô nghe rồi liền cùng các Cầu tịch đi tìm cỏ khô độn lên thành cái nệm lớn và dày bằng đầu gối để cùng nằm chung. Đêm ấy khi sao mai vừa mọc đoàn thương buôn liền lên đường, các Bí-sô biết là phải thu dọn nhưng vì muốn theo kịp đoàn nên bỏ lại đó mà đi. Trời vừa sáng trưởng giả đến xem coi các Bí-sô còn ở lại không để sửa soan bửa ăn cúng dường, không ngờ đến nơi chỉ thấy cỏ khô bừa bãi, hai vợ chồng trưởng giả mất gần nửa ngày mới thu dọn sạch số cỏ khô này. Thời gian sau lại có nhiều Bí-sô cũng theo đoàn thương buôn du hành đến chỗ trưởng giả xin nghỉ qua đêm, trưởng giả nói: “Hãy hứa trước một điều, tôi mới cho ở lại nghỉ qua đêm”, hỏi là điều gì, trưởng giả nói: “Không được lấy cỏ khô làm ngọa cụ thì được tùy ý ở”, các Bí-sô hỏi: “Nhà ông có ngọa cụ không?”, đáp không có, các Bí-sô nói: “Nếu vậy thì làm sao nằm ngủ cho được”, trưởng giả nói: “Trước đây có các Bí-sô đồng phạm hạnh của các vị xin tôi ở lại nghỉ qua đêm đã dùng cỏ khô làm ngọa cụ, khi đi bỏ lại cỏ khô bừa bãi khiến chúng tôi thu dọn mất gần nửa ngày. Vì vậy hôm nay tôi mới yêu cầu các vị như thế”. Các Bí-sô nghe rồi đành phải nằm trên đất cứng chịu khổ sở suốt đêm, sáng ngày lên đường dần dần đến thành Thất-la-phiệt, các Bí-sô trú xứ thăm hỏi đi đường có an không, đáp là không an, liền hỏi nguyên do, các Bí-sô khách liền đem sự việc trên kể lại, một Bí-sô nghe rồi liền hỏi: “Thầy chịu cực khổ như thế ở tại thôn nào nhà của ai?”, liền đáp là nhà của trưởng giả ở tại thôn đó, Bí-sô đó nói: “Tôi đã từng trải cỏ trong nhà đó ngủ rất an ổn”, liền hỏi: “Thầy ngủ xong rồi có thu dọn sạch không?”, liền đáp: “Lúc đó vì muốn theo kịp đoàn nên không có thu dọn, sua đó tôi có trở lại thì vợ chồng trưởng giả đã thu dọn sạch rồi”, Bí-sô khách nói: “Chính vì nguyên do này nên trưởng giả không cho chúng tôi trải cỏ làm ngọa cụ, phải nằm trên đất cứng chịu khổ sở suốt đêm”. Các Bísô đem việc này bạch Phật, Phật nói: Dù là nhà của thế tục, trải cỏ nằm rồi cũng phải thu dọn sạch mới đi”. Sau đó các Bí-sô theo đoàn thương buôn du hành đến một tụ lạc khác, nơi đó có một trưởng giả xây cất một phước xá cho sa môn, Bà-la-môn dừng nghỉ. Ông phải đi đến chỗ xa tìm loại cỏ mềm để làm phu cụ, không ngờ các Bí-sô này khi đến nghỉ đêm ở phước xá xong liền đem các phu cụ cỏ mềm này quăng bỏ trong chỗ bất tịnh. Sáng hôm sau trưởng giả đến thấy các phu cụ này ở trong chỗ bất tịnh không thể lấy lại dùng được nữa nên chê trách. Không lâu sau lại có các Bí-sô theo đoàn thương buôn đến phước xá của trưởng giả xin nghỉ qua đêm, hỏi trưởng giả có ngọa cụ không, trưởng giả nói không có rồi đem sự việc trên kể lại rồi nói: “Bây giờ muốn tìm loại cỏ mềm như thế để làm phu cụ cũng không tìm được”. Các Bí-sô đành phải nằm trên đất cứng chịu khổ sở suốt đêm, sáng ngày lên đường dần dần tới thành Thất-la-phiệt, các Bí-sô trú xứ thăm hỏi có an không, đáp: “Phải nằm trên đất cứng ngủ chịu khổ sở suốt đếm làm sao an được”, lại hỏi: “Các thầy nghỉ đêm ở đâu mà chịu khổ sở như thế?”, đáp: “Tại phước xá của trưởng giả trong tụ lạc ___”, một Bí-sô nói: “Tôi có nghỉ qua đêm ở phước xá đó, sáng hôm sau đem vất bỏ phu cụ rồi mới đi”, các Bí-sô khách nói: “Chính vì thầy đem vất bỏ phu cụ đó nên chúng tôi mới phải nằm trên đất cứng ngủ chịu khổ sở suốt đêm như thế”. Các Bí-sô đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Chỗ có sẳn phu cụ cỏ phải hỏi thí chủ, nếu họ bảo bỏ mới đem bỏ, nếu họ nói để lại thì nên để lại. Nếu không y theo thì phạm tội việt pháp”.

Trong một tụ lạc có một trú xứ Tăng, ngọa cụ trong chùa này ít không đủ cung ứng cho khách tăng nên chủ của trú xứ này phải đi đến chỗ xa tìm loại cỏ mềm đem về cất chứa trong một phòng để dành làm ngọa cụ. Thời gian sau có nhiều Bí-sô du hành đến trú xứ này xin được nghỉ qua đêm và hỏi có ngọa cụ không, vị chủ trú xứ nói: “Chùa này trước kia không có ngọa cụ, tôi vì khách tăng nên đi đến chỗ xa tìm được loại cỏ mềm để làm ngọa cụ, nếu các thầy không chê thì tùy ý dừng nghỉ”. Các Bí-sô nghỉ qua đêm rồi muốn đem cỏ ấy vất bỏ, chủ trú xứ nói: “khó khăn lắm tôi mới tìm được loại cỏ mềm đó, không nên vất bỏ”, Bí-sô khách nói: “thầy không biết tự thâm phạm tội, còn muốn chúng tôi cũng phạm tội nữa hay sao!”, nói rồi liền đem ra ngoài vất bỏ, cỏ bị nắng mưa làm cho hư mục. Thời gian sau có nhiều Bí-sô du hành ghé vào trong chùa này xin nghỉ qua đêm, hỏi vị chủ trú xứ: “Có ngọa cụ không?”, đáp không có rồi đem sự việc trên kể lại và nói: “Đó là nguyên do hôm nay không có ngọa cụ cho các vị”. Các Bí-sô đành phải nằm trên đất cứng ngủ qua đêm, sáng ngày lên đường đến rừng Thệ-đa, các Bí-sô trú xứ thăm hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu một Bí-sô nghe rồi liền nói: “Chúng tôi đã nghỉ qua đêm nơi đó, sáng ngày muốn đem cỏ vất bỏ họ bảo không nên vất, chúng tôi sợ phạm tội nên đã đem vất bỏ cỏ”, các Bí-sô khách nói: “Chính vì nguyên do này mà chúng tôi phải nằm trên đất cứng ngủ chịu khổ sở suốt đêm”. Các Bí-sô đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Cỏ có sẳn dùng để nằm không nên vội vứt bỏ, nếu có Bí-sô nên dặn trao lại rồi đi, khi nào họ bảo vứt bỏ mới được vứt bỏ, nếu không y theo phạm tội việt pháp”.

Lại có nhiều Bí-sô tháp tùng theo đoàn thương buôn du hành đi đến bên một cái giếng dừng lại nghỉ qua đêm, các Bí-sô lượm nhiều cỏ khô trải làm ngọa cụ, cách đó không xa cũng có một Bà-la-môn dừng nghỉ qua đêm. Trời vừa sáng đoàn thương buôn lên đường, Bí-sô bỏ lại cỏ trải ở đó để đi theo đoàn, trên đường đi gặp một đoàn thương buôn khác trở về, Bà-la-môn gặp được vị thương chủ kia được toại ý mong cầu nên đi theo đoàn kia trở về, cũng trở lại bên cái giếng trước đó để nghỉ qua đêm. Lúc đó có ngoại đạo lộ hình đến chỗ mà Bí-sô trước đã nghỉ qua đêm để ngủ, lát sau họ nói với nhau: “Không biết có vật gì đang bò cắn trong người tôi”, một người trong số họ nói: “Chắc hôm qua uông nhiều rượu nên ác dục tầm tư tranh nhau cắn rứt”, khi cầm lửa đến soi thì thấy có nhiều kiến liền nói: “Kẻ vô trí nào đã ngủ ở đây, khi đi không dọn sạch cỏ đã trải nên mới có nhiều kiến như thế này”. Bà-la-môn nghe rồi liền nói: “Trước đây có Thích tử đã ngủ đêm nơi đó”, ngoại đạo liền mắng: “Sa môn Thích tử ở trước mọi người tự cho mình là người trí mà ở chỗ dừng nghỉ qua đêm rồi không dọn sạch cỏ đã trải”, Bà-la-môn nói: “Sa môn Thích tử không dứt sát sinh, tùy chỗ liền ngủ chứ không xem xét”. Cách đó không xa có Ô-ba-sách-ca nghe rồi liền ghi nhớ trong lòng, sau đó đến trú xứ của Bí-sô kể lại, các Bísô bạch Phật, Phật nói: “Dù ở chỗ đồng trống cũng phải dọn sạch cỏ đã trải nằm”. Sau đó lại có Bí-sô tháp tùng theo đoàn thương buôn đến nghỉ đêm nơi A-lan-nhã, Bí-sô trải cỏ khô làm ngọa cụ, nửa đếm đoàn thương buôn thức dậy lên đường, Bí-sô vì phải dọn sạch cỏ nên bị bỏ lại ở sau gặp giặc cướp hết y vật. Khi đến rừng Thệ-đa đem việc trên kể lại, các Bí-sô nghe rồi đem bạch Phật, Phật nói: “Nên gom tụ lại một chỗ rồi đi, như ta đã chế nếu không hành theo thì phạm tội việt pháp”.

Lúc đó các Bí-sô nhuộm y, trải cỏ khô ở chỗ có nắng để phơi y đã nhuộm, phơi xong không dọn sạch cỏ khiến trùng kiến sanh, Phật nói: “Phơi y đã nhuộm xong phải dọn sạch cỏ”. Sau đó có Bí-sô muốn nhuộm y bảo vị nhuộm y trước để lại cỏ đừng vất bỏ, vị kia không nghe liền đem vất bỏ, Phật nói: “Nếu có người khác cần dùng thì không nên vất bỏ”. Người nhuộm y sau phơi y xong không chịu dọn sạch cỏ nói rằng: “không phải cỏ của tôi”, Phật nói: “Khi vị trước để lại cho vị sau dùng nên nói: Thầy dùng xong nên vất bỏ, nếu chịu thì mới để lại cho dùng, nếu không chịu thì không để lại cho dùng”. Lúc đó ở chỗ kinh hành vì đất cứng nên chân bị thương tổn, Phật nói: “Nên trải cỏ mềm để khỏi bị đau chân”. Trải cỏ không bao lâu sau trùng kiến sanh, Phật bảo nên vất bỏ, các Bí-sô ngày nào cũng thay cỏ mới nên phế bỏ việc chánh tu, Phật nói: “Không nên thay mới hoài, nên xem xét khi cần thay mới thay”. Sau đó ở chỗ kinh hành thiết cúng, các Bí-sô lót cỏ làm ghế ngồi giống như trước trùng kiến sanh, Phật nói: “Dùng dây treo ghế cỏ lên cây”. Lại có chỗ kinh hành dùng Cù muội da trét trên đất không bao lâu sau trùng kiến sanh, Phật nói: “Nên trộn trong gạch ngói bể đừng để bị ướt”. Lúc đó Thế tôn khen ngợi người trí giới, tôn trọng giới và thiểu dục tri túc rồi bảo các Bí-sô: Trước kia là sáng chế, bây giờ là tùy khai, học xứ này nên nói lại như sau: “Nếu lại có Bí-sô ở trong phòng tăng dùng cỏ hay lá cây tự trải hoặc bảo người trải, khi đi không thu dọn, không nhờ người thu dọn; nếu có Bí-sô mà không chịu dặn dò lại, phạm Ba-dật-để-ca trừ nhân duyên khác”.

Nếu lại có Bí-sô là chỉ cho người trong pháp này. Tăng phòng là trú xứ của đệ tử Phật, trong đó có thể dung nạp bốn oai nghi. Khi đi là ra khỏi thế phần.

Cụ thọ Ô-ba-ly bạch Phật: “Khoảng chừng bao nhiêu là thế phần của phu cụ?”, Phật nói: Như Bà-la-môn Sanh văn trồng cây… giống như trong giới mười bốn, cho đến câu giữa đường gặp Bí-sô nói rõ chỗ đã cất chìa khóa.

Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?

Nếu Bí-sô ở trong trú xứ tăng dùng cỏ hay lá cây tự trải hay bảo người trải để nằm, khi đi không thu dọn, có người cũng không dặn dò lại, cho đến chưa ra khỏi thế phần phạm Ác-tác, ra khỏi thế phần liền phạm Đọa. Nếu Bí-sô vừa mới đi quên dặn, trên đường sực nhớ, hoặc gặp Bí-sô trên đường, hoặc đến trú xứ phía trước mới nhớ ra, hoặc đến trú xứ phía trước gặp Bí-sô sắp đi đến trú xứ kia mới nhờ thu dọn… đều giống như trong giới trên. Cỏ trải có hai trường hợp bị hư hoại là gió và kiến, gió thổi cuốn cỏ lại và kiến cắn cỏ làm ổ. Bí-sô vào buổi chiều trong tăng phòng trải phu cụ cỏ, dù đêm hay ngày thương nên xem xét, có hư hoại hay không hư hoại phạm tội nặng nhẹ đều giống như giới trên. Nếu ở chỗ đất cứng hoặc chỗ cát đá, chỗ không có trùng kiến, dùng cỏ trải dù không thường xem xét cũng không phạm. Không phạm nữa là người phạm ban đầu, hoặc si cuồng tâm loạn bị thống não bức bách.

Học xứ thứ mười sáu: GẮNG GƯỢNG KÉO BÍ SÔ RA KHỎI TĂNG PHÒNG

Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc rừng Thệ-đa thành Thất-la-phiệt , lúc đó Ô-đà-di đến chỗ các Bí-sô trẻ tuổi khuyến dụ: “Hãy cùng tôi du hành để hàng phục các tông khác và tự được tiếng vang, các thầy muốn đọc tụng hay thiền tư hay cần lợi dưỡng về y thực đều sẽ được đầy đủ”. Các Bí-sô trẻ nghe rồi liền đến chỗ hai thầy xin phép đi du hành với Ôđà-di , thầy nói: “đại đức đó có hạnh ác sẽ gây não hại cho con”, liền đáp: “Đại đức đó khéo khuyến dụ, chúng con kính như cha mẹ, há lại não hại hay sao”. Các Bí-sô trẻ này không nghe theo lời thầy dạy liền cùng với Ô-đà-di du hành, vừa ra khỏi giới Ô-đà-di liền nói: “Các cụ thọ đâu thể du hành mà không có thầy y chỉ”, nói rồi bảo họ tác pháp cầu y chỉ , cầu y chỉ xong Ô-đà-di bảo họ mang y bát và các tư cụ của mình rồi thảnh thơi vừa đi vừa trêu chọc những người đi theo mình. Đi đến một tụ lạc Ô-đà-di cùng môn đồ dừng nghỉ ở bên cái giếng lớn, trong tụ lạc có một Tỳ-ha-la vào xế chiều bổng đánh kiền chùy, các Bí-sô trẻ nghe rồi nói với Ô-đà-di: “A-giá-lợi-da, chùa đánh kiền chùy, chúng ta nên đến xem coi có việc gì”, Ô-đà-di nói: “Các Hắc-bát ở đây lười biếng tu phẩm thiện, đánh kiền chùy tập tăng là sắp có làm việc, chúng ta đi đường mệt nhọc làm sao làm việc được”, các Bí-sô trẻ nói: “Biết đâu đanh kiền chùy là để chia y vật, chúng ta đã vào trong cương giới cũng được chia phần. Thầy có phước đức lớn được nhiều người biết, tài lợi dễ được còn chúng tôi đâu có ai thí, chúng tôi muốn vào chùa xem thử”, Ô-đà-di nói: “Cứ tùy ý đi, nếu có tài lợi nhận luôn phần của tôi”. Các Bí-sô trẻ liền vào chùa hỏi biết là chia ngọa cụ, chủ chùa thấy khách liền mời nhận phần, các Bí-sô trẻ nói: “Tôi xin nhận thêm phần của tôn sư”, chủ chùa hỏi là ai, đáp là Ô-đà-di, chủ chùa liền tính số phần rồi đưa đủ. Lúc đó Ô-đà-di ở bên giếng nước đang hỏi mọi người trong thôn đây là thôn gì, chùa đó của ai…, mọi người đều trả lời theo câu hỏi đầy đủ. Các Bí-so trẻ ở chùa nói với nhau: “A-giá-lợi-da sao đến trễ thế, chúng ta nên làm việc thường làm”, nói rồi liền trải chỗ thầy nằm, để nước rửa chân, dầu xoa chân ở một chỗ, sau đó mỗi người tự rửa chân vào trong nhà ấm ngủ. Ô-đà-di đến trời tối mới vào chùa nhìn khắp nơi không thấy có ai liền kêu lớn: “Cụ thọ, cụ thọ”, người trong chùa bước ra hỏi: “Đại đức vào chùa phi thời sao lại kêu la lớn tiếng như thế?”, đáp: “Các môn đệ tôi đã vào đây trước tôi, tôi sợ chúng gặp nạn gì nên lớn tiếng kêu”. Các Bí-sô trẻ bước ra nói: “Chúng tôi ở trong phòng kia đã trải ngọa cụ, để nước rửa chân, dầu xoa chân cho thầy rôi mới đi ngủ, thầy hãy đến phòng đó nghỉ”, Ô-đà-di nói: “Ai bảo các thầy làm việc đó?”, đáp: “Chúng tôi tự bảo nhau”, Ô-đà-di nói: “Các thầy hãy ra khỏi chùa, ai có thể làm thầy y chỉ cho bọn người không cung kính và lười biếng như thế”, nói rồi liền gắng gượng kéo đuổi ra ngoài, các Bí-sô này ngủ ở chỗ đất trống chịu khổ sở vì lạnh suốt đêm, sáng ngày đều đến chỗ Ô-đà-di từ giả trở về thành Thất-la-phiệt, Ô-đà-di nói: “Hãy ở lại để tôi coi bịnh tình của các cụ thọ ra sao”, đáp: “Chúng tôi vốn không bịnh, chính thầy đã làm cho chúng tôi sanh bịnh, huống chi có bịnh mà có thể chăm sóc nhau hay sao?”, nói rồi liền trở về rừng Thệ-đa, sau đó Ô-đà-di cũng trở về, các Bí-sô trong vườn Cấp thấy các Bí-sô trẻ trở về liến thăm hỏi có an không, các Bí-sô này liền đem sự việc trên kể lại, các Bí-sô thiểu dục nghe rồi liền chê trách: “Tại sao Bí-so lại đuổi Bí-sô khác ra khỏi phòng cố ý não loạn nhau”, đem việc này bạch Phật, Phật do duyên này nhóm họp các Bí-sô… cho đến câu: … Nơi Tỳ-nại-da chế học xứ này cho các Bí-sô như sau: “Nếu lại có Bí-sô sân giận không vui ở nơi trú xứ tăng kéo Bí-sô khác ra ngoài hoặc bảo người khác kéo ra, phạm Ba-dật-để-ca.”

Sau đó có một Bí-sô ở trong phòng dưới hầm đang bịnh nặng, lúc đó trời mưa lớn các Bí-sô sợ phòng dưới hầm bị sập nên lớn tiếng kêu Bí-sô ra, nhưng Bí-sô này bịnh nặng không thể tự ra được, các Bí-sô sợ phạm giới nên không dám vào kéo ra, kết quả mưa lớn làm sập phòng dưới hầm, Bí-sô ở trong đó mạng chung, Phật nói: “Nếu có nạn duyên nên kéo lôi ra, này các Bí-sô trước kia là sáng chế, bây giờ là tùy khai nên nói lại như sau: Nếu lại có Bí-sô sân giận không vui ở nơi trú xứ tăng, kéo Bí-sô ra ngoài hay bảo người kéo ra, phạm Ba-dật-để-ca, trừ nhân duyên khác.”

Nếu lại có Bí-sô là chỉ cho Ô-đà-di. Trừ nhân duyên khác là chỉ cho nạn duyên.

Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?

Nếu Bí-sô với tâm sân giận ở trong chùa tăng tự kéo đuổi ra hay bảo người khác kéo đuổi Bí-sô trong pháp luật này ra ngoài thì phạm Đọa. Nếu gặp tám nạn duyên đều không phạm, không phạm nữa là người phạm ban đầu hoặc si cuồng tâm loạn bị thống não bức bách.

Học Xứ Thứ Mười Bảy: GẮNG GƯỢNG XÚC NÃO NGƯỜI KHÁC

Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc rừng Thệ-đa thành Thất-la-phiệt,lúc đó Ô-đà-di đến chỗ các Bí-sô trẻ khuyến dụ cùng mình đi du hành giống như giới trên cho đến câu Ô-đà-di kêu cửa, các Bí-sô trẻ đều đã ngủ rồi nên không ra mở cửa, Ô-đà-di liền đạp cửa khiến nhà ấm chấn động, các Bí-sô trẻ sợ làm tổn hại phòng xá của Tăng nên dậy mở cửa, Ô-đà-di vừa vào liền buông mình xuống giường của các Bí-sô trẻ hoặc đè trên bụng, hoặc đè trên lưng hoặc đè nơi chân, các Bí-sô trẻ lêu la thì Ô-đà-di nói: “Nếu đau thì hãy ra ngoài”. Các Bí-sô này liền ra ngoài ở nơi đất trống chịu khổ vì lạnh suốt đêm, sáng ngày đến chỗ Ô-đà-di từ giả trở về thành Thất-la-phiệt, Ô-đà-di nói: “Hãy ở lại để tôi coi bịnh tình của các thầy như thế nào”… giống như trong giới trên cho đến câu các Bí-sô đem việc này bạch Phật, Phật quở trách rồi chế học xứ như sau: “Nếu lại có Bí-sô ở nơi trú xứ tăng biết các Bí-sô đã ở chỗ này trước, mình đến sau nhưng lại cố ý làm xúc não ở trên ngọa cụ của các Bí-sô kia hoặc nằm hoặc ngồi nghĩ rằng: Nếu sanh khổ sẽ tự tránh đi nơi khác thì phạm Ba-dật-để-ca”.

Nếu lại có Bí-sô là chỉ cho Ô-đà-di. Biết là hiểu rõ sự việc. Bí-sô đã ở chỗ này trước là người trong pháp luật này trước đã ở trong đây ngủ nghỉ, mình đến sau gắng gượng nằm ngồi trên chỗ nằm của các Bí-sô đó. Nếu họ sanh khổ là nếu họ bị xúc não không vui. Tụ sẽ tránh đi là vì bị xúc não mà đi không vì nguyên nhân nào khác.

Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?:

Nếu Bí-sô biết rõ sự việc… cho đến tự sẽ tránh đi chỗ khác thì phạm Ba-dật-để-ca.

Nhiếp Tụng:
Ăn ngon và ăn dở,
Lạnh, nóng, bô tiện lợi,
Thiền, tụng, sợ có, không,
(sợ có giặc khủng bố và không có khủng bố) Nhơn đây xúc não nhau.

Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc rừng Thệ-đa thành Thất-la-phiệt, lúc đó Ô-đà-di đến chỗ các Bí-sô trẻ khuyến dụ cùng mình đi du hành… giống như trong giới trên cho đến câu các Bí-sô trẻ ở trong nhà ấm nói với nhau: “Hôm nay chúng ta ăn thức ăn thô dở, khí lực suy yếu, hãy nên thiền tư”, nói rồi cùng ngồi kiết già hệ niệm. Ô-đà-di kêu cửa, sau khi vào rồi liền mắng các Bí-sô trẻ: “Phật há chẳng nói hạng người vô tri không nên tu định, các thầy hãy đứng dậy tụng đọc tôn kinh”. Ô-đàdi bắt họ ở ngoài chổ đất trong tụng đọc chịu khổ vì lạnh suốt đêm, sáng ngày đều đến chỗ Ô-đà-di từ giả trở về thành Thất-la-phiệt… giống như trong giới trên cho đến câu Phật bảo các Bí-sô: “Nếu Bí-sô cố tâm xúc não Bí-sô khác đều phạm Đọa”.

Lại có duyên khởi giống như trên chỉ khác là các Bí-sô trẻ nói với nhau: “Hôm nay chúng ta ăn thức ăn ngon, khí lực đầy đủ nên ra ngoài phòng tùy ý tụng kinh”, Ô-đà-di thấy họ tụng kinh liền nói: “Há chẳng phải Phật nói nếu không tu tập thiền định thì trí huệ không sanh, các thầy phải vào trong nhà ấm tọa thiền hệ niệm”. Ô-đà-di bắt họ kiết già suốt đêm khiến thân thể mõi mệt, sáng ngày liền từ giã trở vế rừng Thệ-đa… giống như giới trên cho đến câu Phật bảo các Bí-sô: “Nếu Bísô cố tâm xúc não Bí-sô khác thì phạm Đọa”.

Lại có duyên khởi giống như trên chỉ khác là các Bí-sô trẻ nói với nhau: “Hôm nay thời tiết hơi lạnh, chúng ta vào nhà ấm yên nghỉ”, Ô-đà-di thấy họ vào nhà ấm liền nói: “Các thầy ngủ nơi có hơi ấm sợ nhiễm phải hoàng bịnh, các thầy đông người nếu mắc cùng một chứng bịnh, tôi làm sao chăm sóc cho hết, các thầy hãy mau ra ngoài”. Các Bí-sô trẻ bị đuổi ra ngoài ở chỗ đất trống bị khổ vì sương lạnh suốt đêm nên sáng ngày liền từ giã về rừng Thệ-đa… giống như trên cho đên câu Phật bảo các Bí-sô: “Nếu Bí-sô cố tâm xúc não Bí-sô khác thì phạm Đọa”.

Lại có duyên khởi giống như trên chỉ khác ở chỗ các Bí-sô trẻ nói với nhau: “Hôm nay trời nóng, chúng ta vào trong nhà mát yên nghỉ”, Ô-đà-di thấy họ vào trong nhà mát liền nói: “Các thầy nằm trong nhà mát hoặc bị trúng gió hoặc bị đàm ấm thương hàn, làm sao tôi nuôi bịnh cho các thầy được”, nói rồi liền vào trong nhà mát đóng hết các cửa thông gió khiến cho bên trong nóng bít ngộp thở, khiến họ suốt đêm không ngủ được nên sáng ngày liền từ giã về rừng Thệ-đa… cho đến câu Phật bảo các Bí-sô: “Nếu Bí-sô cố tâm xúc não Bí-sô khác thì phạm Đọa”.

Lại có duyên khởi giống như trên chỉ khác là lần này không một ai chịu cùng đi du hành với Ô-đà-di, Ô-đà-di một mình du hành đến một ngôi chùa trong đó không có chỗ đại tiểu tiện, các Bí-sô trú xứ phải đi trong cái bô rồi đem ra chỗ xa đổ bỏ. Khi Ô-đà-di đến, các Bí-sô trú xứ biết là kẻ ác hạnh nên không ai kêu vào phòng để ngủ cũng không cùng nói chuyện, Ô-đà-di liền nghĩ: “Mấy Hắc-bát này trong đêm nay se hiểu khốn đốn là như thế nào”. Đêm đến Ô-đà-di trèo lên tầng thứ ba thấy có nhiều cái bô để rải rác khắp nơi liền đa hất ra ngoài, các Bí-sô thức dậy tìm bô để đại tiểu tiện thì không thấy có cái nào, bị bên trong thúc bách các Bí-sô lên tầng trên ở chỗ thông nước để phóng xả ra ngoài. Sáng ngày cac cư sĩ tín tâm đến chùa lễ bái, đi tham quan các nơi, Ô-đà-di liền nói với họ: “Các Hắc-bát ở đây thường làm hạnh ác, làm ô uế tăng điền, đã phóng uế ở tầng trên của chùa”, các cư sĩ nghe rồi liền chê trách các Bí-sô trú xứ. Các Bí-sô đem việc này bạch Phật, Phật nói: Nếu Bí-sô cố tâm xúc não Bí-sô khác thì phạm Đọa”. Lại có duyên khởi giống như trên cho đến câu các Bí-sô ở trú xứ biết Ô-đà-di là kẻ ác hạnh nên không ai kêu vào chùa dừng nghỉ, Ô-đà-di liền nghĩ: “Ta nên biệt lập phương tiện để xúc não các Hắc-bát này, cho họ biết ta là người khó thể khinh dễ”, nghĩ rồi liền uống thuốc xổ vào trong nhà ấm tùy chỗ tiện lợi. Như Thế tôn có dạy thấy có người bịnh phải nên chăm sóc, nên các Bí-sô kỳ lão trong chùa đều đến thăm bịnh Ô-đà-di, thăm hỏi xong muốn ra về thì Ô-đà-di giữ nán lại, cứ như thế đến hai, ba lần; các Bí-sô kỳ lão nói: “Thầy cố tâm muốn não loạn chúng tôi phải không?”, Ô-đà-di nói: “Tôi vào chùa các vị không cùng nói chuyện, bây giờ tạm đứng ở đây thì có gì phải từ nan”. Các Bí-sô đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Nếu Bí-sô cố tâm xúc não Bí-sô khác thì phạm Đọa”.

Lại có duyên khởi giống như trên chỉ khác là Ô-đà-di đến ngôi chùa trong đó các Bí-sô đều chuyên tu tĩnh lự, do các Bí-sô biết Ô-đà-di là kẻ ác hạnh nên không cùng nói chuyện khiến Ô-đà-di nghĩ cách xúc não họ. Tự viện này đang xây cất nửa chừng, Ô-đà-di đến chỗ thí chủ xây cất nói rằng: “Trưởng giả có tín tâm cất chùa sao không sớm hoàn thành, há chẳng phải Phật nói:

“Nếu khi siêng tu thiện,
Tâm tội ác không khởi,
Đối với phước không siêng,
Tâm liền tạo các ác”.

“Trưởng giả nghe rồi nói rằng: “Thánh giả, tuy tôi có nhiều tài vật nhưng ở đây rất khó tìm thợ”, Ô-đà-di nói: “Thế tôn có dạy, nếu chỗ nào xây cất, Bí-sô ở đó nên trợ giúp để hoàn thành”, trưởng giả nói: “Nếu các Bí-sô trợ giúp thì rất tốt”, Ô-đà-di nói: “Tôi sẽ giúp trưởng giả”, nói rồi liền trở lại trong chùa đánh kiền chùy tập họp chúng. Như lời Phật dạy nếu nghe tiếng kiền chùy chư tăng nên tập họp, chúng tập họp liền thấy Ô-đà-di tự tay bưng ngói gạch… nên phải cùng nhau ra phụ giúp, suốt ngày không được nghỉ nên nói với nhau: “Trước đến nay chúng ta chuyên tu thiền định, nay lại phải lao dịch suốt ngày, chúng ta nên trở về thành Thất-la-phiệt”. Đến nơi các Bí-sô trú xứ thăm hỏi: “Các cụ thọ ở trong chùa đó chuyên tu thiền định, sao hôm nay bỏ việc tu tập đến nơi đây?”, các Bí-sô khách này liền đem sự việc trên kể lại, các Bí-sô đem bạch Phật, Phật nói: “Nếu Bí-sô cố tâm xúc não Bí-sô khác thì phạm Đọa”.

Lại có duyên khởi giống như trên chỉ khác là Ô-đà-di đến một ngôi chùa, các Bí-sô trong đây chuyên tụng tập, do các Bí-sô không cùng nói chuyện nên Ô-đà-di tìm cách xúc não, khiến các Bí-sô lao dịch suốt ngày giống như trên nên các Bí-sô này đến thành Thất-la-phiệt kể cho các Bí-sô ở đây nghe, các Bí-sô bạch Phật, Phật nói cũng giống như trên.

Lại có duyên khởi giống như trên chỉ khác là Ô-đà-di đến một ngôi chùa, lúc đó trong chùa có giặc cướp khủng bố. Do các Bí-sô ở đây không cùng nói chuyện nên Ô-đà-di tìm cách xúc não, lúc trời sụp tối Ô-đà-di liền đứng ngay nơi cửa lớn của chùa không cho đóng cửa, khiến các Bí-sô trong chùa suốt đêm lo sợ không dám ngủ. Các Bí-sô bạch Phật, Phật nói cũng giống như trên.

Lại có duyên khởi giống như trên chỉ khác là ngôi chùa này không có giặc khủng bố nên cửa lớn mở suốt đêm, ban đêm các Bí-sô thường dậy ra ngoài đại tiểu tiện. Ô-đà-di thấy các Bí-sô này không cùng nói chuyện nên tím cách xúc não, khuya đóng chặt cửa rồi nằm chắn ngay cửa khiến các Bí-sô không thể ra ngoài tiện lợi được, bị bức bách nên tùy tiện phóng uế. Sáng ngày tín đồ đến chùa lễ bái, Ô-đà-di liền nói với họ: “Các Hắc-bát trong chùa này thường phóng uế bừa bãi trong chùa”, khiến các tín đồ chê trách các Bí-sô này. Các Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “Nếu Bí-sô cố tâm não loạn Bí-sô khác đều phạm tội Đọa. Không phạm là người phạm ban đầu hoặc si cuồng tâm loạn bị thống não bức bách.