CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA

Hán dịch: Đời Đường Tam Tạng Pháp Sư Nghĩa Tịnh 
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 26

Học Xứ Thứ Hai: CHÊ BAI MAI MỈA (Tiếp Theo)

Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?

Tổng Nhiếp Tụng:

Chủng tộc và công xảo,
Nghiệp, tướng, bịnh là năm.
Tội và phiền não loại,
Ác mắng là sau cùng.

Biệt Nhiếp Tụng:

Dòng họ, dệt lông, may,
Sắt, đồng và làm da,
Thợ gốm và hớt tóc,
Làm mây tre, đầy tớ.

Nếu Bí-sô khởi ý chê bai đến Bí-sô thuộc dòng Bà-la-môn nói rằng: “Cụ thọ thuộc dòng Bà-la-môn xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Ác-tác. Nếu Bísô khởi ý chê bai đến chỗ Bí-sô thuộc dòng Sát-đế-lợi nói rằng: “Cụ thọ thuộc dòng Sát-đế-lợi xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Ác-tác. Bí-sô khởi ý chê bai đến chỗ Bí-sô thuộc dòng Bệ xá nói rằng: “Cụ thọ thuộc dòng Bệ xá xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Ba-dật-để-ca. Bí-sô khởi ý chê bai đền chỗ Bí-sô thuộc dòng Thú-đạt-la nói rằng: “Cụ thọ thuộc dòng Thú-đạt-la xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Ba-dật-để-ca.

Nếu Bí-sô khởi ý chê bai đến chỗ Bí-sô là thợ dệt nói rằng: “Cụ thọ là thợ dệt xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Ba-dật-để-ca. Bí-sô khởi ý chê bai đến chỗ Bí-sô là thợ dệt lông nói rằng: “Cụ thọ là thợ dệt lông xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Ba-dật-để-ca. Bí-sô khởi ý chê bai đến chỗ Bí-sô là thọ may nói rằng: “Cụ thọ là thợ may xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-lamôn”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Ba-dật-để-ca. Như vậy cho đến là thợ làm đồ sắt, thợ làm đồ đồng, thợ làm đồ da, thợ làm đồ gốm, thợ hớt tóc, thợ điêu khắc, thợ làm đồ mây tre, làm đầy tớ… đều nói giống như trên nên biết. Đây là luận về chủng tộc.

Nếu Bí-so khởi ý chê bai đến chỗ Bí-sô thuộc dòng Bà-la-môn nói rằng: “Cụ thọ thuộc dòng Bà-la-môn xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn. Thầy nên học các công xảo và kỷ thuật của mình tức là oai nghi pháp thực đã có của Bà-la-môn như cầm bình tẩy tịnh và lấy tro đất, quy tắc đọc tụng, học thổi tiếng vò, tiếng bồng, học Tứ Vệ đà, học làm các phương pháp thí hội, thí thọ”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Ác-tác. Bí-sô khởi ý chê bai đến chỗ Bí-sô thuộc dòng Sátđế-lợi nói rằng: “Cụ thọ thuộc dòng Sát-đế-lợi xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn. Thầy nên học các công xảo và kỷ thuật của mình tức là oai nghi pháp thức đã có của Sát-đế-lợi như cởi voi, ngựa, xe, cách cầm cung, cầm móc câu, cầm dây, học các động tác xoay chuyển tới lui, học các nghệ thuật bắn cung, đánh kiếm…”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Ác-tác. Bí-sô khởi ý chê bai đến chỗ Bí-so thuộc dòng Bệ xá nói rằng: “Cụ thọ thuộc dòng Bệ xá xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn. Thầy nên học các công xảo của mình, tức là oai nghi pháp thức đã có của dòng Bệ xá như cách cày ruộng, cách chăn trâu bò, cách mua bán giao dịch…”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Badật-để-ca. Bí-sô khởi ý chê bai đến chỗ Bí-sô thuộc dòng Thú đạt la nói rằng: “Cụ thọ thuộc dòng Thú đạt la xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn. Thầy nên học các công xảo của mình, tức là oai nghi pháp thức đã có của dòng Thú đạt la như cách vận chuyển cây, củi, cách chăn nuôi cầm súc…”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Ba-dật-để-ca.

Bí-sô khởi ý chê bai đến chỗ Bí-sô là thợ dệt nói rằng: “Cụ thọ là thợ dệt xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn. Thầy nên học công xảo của mình như cách dệt đại điệp, tiểu điệp, mền chăn…”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Ba-dật-để-ca. Bí-sô khởi ý chê bai đến chỗ Bí-sô là thợ dệt lông nói rằng: “Cụ thọ là thợ dệt lông xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn. Thầy nên học công xảo của mình như cách dệt thảm lớn,thảm nhỏ hoặc dày hoặc mỏng…”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Ba-dật-để-ca. Bí-sô khởi ý chê bai đến chỗ Bí-sô là thợ may nói rằng: “Cụ thọ là thợ may xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn. Thầy nên học công xảo của mình như cách may áo dài, quần dài, áo ngắn quần ngắn…”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Ba-dật-để-ca. Bí-sô khởi ý chê bai đến chỗ Bí-sô là thợ làm đồ sắt nói rằng: “Cụ thọ là thợ làm đồ sắt xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn. Thầy nên học công xảo của mình như cách làm bát sắt lớn nhỏ, làm kim, đao, búa rìu…”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Ba-dật-để-ca. Bí-sô khởi ý chê bai đến chỗ Bí-sô là thợ làm đồ đồng nói rằng: “Cụ thọ là thợ làm đồ đồng xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn. Thầy nên học công xảo của mình như cách làm mâm đồng, bình đồng, chuông linh đồng…”.Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-so này phạm Ba-dật-để-ca. Bí-so khởi ý chê bai đến chỗ Bí-so là thợ làm đồ da nói rằng: “Cụ thọ là thợ làm đồ da xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn. Thầy nên học công xảo của mình như cách làm giày da, giày ống phú la, dép…”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Ba-dật-đểca. Bí-sô khởi ý chê bai đến chỗ Bí-sô là thợ làm đồ gốm nói rằng: “Cụ thọ là thợ làm đồ gốm xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bàla-môn. Thầy nên học công xảo của mình như cách làm bình, chậu, lu, vại…”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Ba-dật-để-ca. Bí-sô khởi ý chê bai đến chỗ Bí-sô là thợ hớt tóc nói rằng: “Cụ thọ là thợ hớt tóc xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn. Thầy nên học công xảo của mình như cách hớt đủ kiểu tóc, cắt móng tay, lấy ráy tai…”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Ba-dật-để-ca. Bí-sô khởi ý chê bai đến chỗ Bí-so là thợ mộc nói rằng: “Cụ thọ là thợ mộc xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn. Thầy nên học công xảo của mình như cách đóng giường, ghế, bàn, tủ…”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Ba-dật-để-ca. Bí-sô khởi ý chê bai đến chỗ Bí-sô là thợ làm đồ mây tre nói rằng: “Cụ thọ là thợ làm đồ mây tre xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn. Thầy nên học công xảo của mình như cách làm chiếu, làm quạt, làm dù…”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Ba-dật-để-ca. Bí-sô khởi ý chê bai đến chỗ Bí-sô là đầy tớ nói rằng: “Cụ thọ là đầy tớ xuất gia, nay chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn. Thầy nên học công xảo của mình như cách phục dịch cho người…”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không sanh phiền não, Bí-sô này phạm Ba-dật-để-ca. Đây là luận về công xảo.

Nếu Bí-sô khởi ý chê bai đến chỗ Bí-sô thuộc dòng Bà-la-môn nói rằng: “Cụ thọ thuộc dòng Bà-la-môn xuất gia… chẳng phải Bà-lamôn. Thầy nên làm các hành nghiệp của mình như tẩy tịnh… như đoạn văn trên”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này… giống như đoạn văn trên cho đến phạm Ác-tác. Như thế cho đến đầy tớ đều bảo làm theo nghề nghiệp của mình giống như đoạn văn trên cho đến phạm Ba-dật-để-ca. Đây là luận về công việc.

Bí-sô khởi ý chê bai đến chỗ Bí-sô què chân nói rằng: “Cụ là người què chân xuất gia, chẳng phải sa môn, chẳng Bà-la-môn”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này tùy sanh phiền não hay không, Bí-sô này phạm Ba-dật-để-ca. Như vậy cho đến chê bai mai mỉa các Bí-sô mắt chột, mù, điếc, câm, ngọng, gù lưng… , các Bí-sô kia nghe rồi tùy sanh phiền não hay không , Bí-sô này phạm tội giống như trên. Đây là luận về hình tướng.

Bí-sô khởi ý chê bai mai mỉa đến chỗ Bí-sô mắc bịnh lại nói rằng: “Cụ thọ là người mắc bịnh lại xuất gia, chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn”. Bí-sô kia nghe lời chê bai này rồi tùy sanh phiền não hay không, Bí-sô này phạm Ba-dật-để-ca. Như thế cho đến chê bai mai mỉa các Bí-sô mắc bịnh nan y, khó trị, truyền nhiễm…, các Bí-sô kia nghe rồi tùy sanh phiền não hay không, Bí-sô này phạm tội giống như trên.

Đây là luận về bịnh hoạn.

Bí-sô khởi ý chê bai mai mỉa đến chỗ Bí-sô phạm tội Ba-la-thị-ca nói rằng: “Cụ thọ đã phạm tội Ba-la-thị-ca, chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn”. Bí-sô kia nghe rồi tùy sanh phiền não hay không, Bísô này phạm Ba-dật-để-ca. Như thê cho đến chê bai mai mỉa các Bí-sô phạm tội Tăng-già-phạt-thi-sa, Tốt-thổ-la-đe, Ba-dật-để-ca, Ba-la-đềxá-ni, Đột-sắc-ngật-lý-đa, các Bí-sô kia nghe rồi tùy sanh phiền não hay không, Bí-sô này phạm tội giống như trên. Đây là luận về phạm tội.

Bí-sô khởi ý chê bai mai mỉa đến chỗ Bí-sô hay sân nói rằng: “Cụ thọ hay nổi sân, chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn”. Bí-sô kia nghe rồi tùy sanh phiền não hay không, Bí-sô này phạm Ba-dật-để-ca. Như vậy cho đến chê bai mai mỉa các Bí-sô có các phiền não như hận, phú, não, tật đố, xan tham, vô tàm, vô quý , tà kiến…, các Bí-sô kia nghe rồi tùy sanh phiền não hay không, Bí-sô này phạm tội giống như trên. Đây là luận về phiền não.

Sao gọi là dùng lời thô ác mắng nhiếc? Tức là nói những lời thô bỉ khó nghe, Bí-sô kia nghe rồi tùy sanh phiền não hay không, Bí-sô này phạm tội giống như trên. Không phạm là trong một trú xứ có nhiều Bísô trùng tên, hoặc khi hỏi người kia mà người kia không hiểu nên nói rằng: “Bí-sô thuôc chủng loại như vậy…”, thì không phạm, hoặc người phạm ban đầu, hoặc si cuồng tâm loạn bị thống não bức bách.

Học Xứ Thứ Ba: NÓI LY GIÁN

Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc rừng Thệ-đa thành Thất-la-phiệt, lúc đó Lục chúng Bí-sô đến các Bí-sô nói ly gián khiến các Bí-sô oán hận nhau, sanh hổ thẹn, ai nấy đều ưu sầu không thể an lạc trụ, phế bỏ việc chánh tu, đọc tụng tư duy, bao nhiêu tâm niệm ưu ái lâu nay đều nhơn đây đoạn tuyệt. Các Bí-sô thiểu dục nghe biết liền chê trách: “Tại sao Bí-sô lại đến các Bí-sô nói ly gián”, đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp các Bí-sô… đủ lời quở trách Lục chúng rồi bảo các Bí-sô: “Nói ly gián là tự làm tổn hại mình và tổn hại người khác. Các thầy khéo lắng nghe:

Ngày xưa có một Sư tử cái mang thai sống trong khu rừng hiểm, thường trước khi sanh sư tử mẹ cần tìm nhiều thịt để dành ăn trong thời gian sanh nở. Sư tử tìm đến chỗ đàn bò rình rập, lúc đó có con bò cái vừa sanh một con bê, để bảo vệ con mình nên nó thường đi sau. Sư tử giết chết con bò mẹ kéo lê về khu rừng hiểm, con bê theo mùi sữa mẹ nên cũng đi theo sau xác mẹ nó về đến chỗ ở của sư tử. Sư tử suy nghĩ: “Ta cũng sẽ giết luôn con bê này”, lại nghĩ: “Ta không nên giết nó, để sau này nó làm bạn với con ta”. Sau khi sư tử sanh con, con bê và sư tử con cùng bú chung sữa mẹ dần dần khôn lớn. Thời gian sau, sư tử mẹ lâm bịnh lúc gần chết khuyên bảo hai con rằng: “Hai con cùng bú chung sữa mẹ, tình thương của mẹ đối với hai con không có khác nhau, hai con trở thành anh em nên biết thương yêu nhau. Những kẻ ly gián siểm ngôn cẩu hợp đầy cõi Thiệm bộ này, hai con cẩn thận chớ nghe lời ly gián sau lưng, nói rồi liền mạng chung.”

Phật bảo các Bí-sô: “Này các Bí-sô, các pháp thường là như vậy”, liền nói kệ:

“Tích tụ đều tiêu tán,
Cao ngất ắt rơi rớt,
Hội họp rồi biệt ly,
Có thân đều phải chết”.

“Sau khi sư tử mẹ qua đời, sư tử con đánh bắt hươu nai ăn thịt để tự nuôi sống nên ngày một trưởng thành; con bê nương vào sức mạnh của sư tử nên cũng tìm được chỗ có cỏ tươi tốt để tự nuôi sống ngày một lớn nhanh. Lúc đó có một con dã can già thường đi theo sau sư tử để ăn thịt thừa, mỗi khi sư tử ăn no nê rồi liền trở về chỗ ở để vui đùa với con bò, dã can suy nghĩ: “Ta phải đi theo để xem sư tử ở chỗ nào”, nghĩ rồi nó liền theo sau sư tử, nhìn thấy cảnh sư tử và bò vui đùa với nhau, nó liền nghĩ: “Ta phải ly gián để chúng tự giết nhau, thịt của chúng sẽ vào bụng của ta”. Thời gian sau dã can đợi sư tử ra đi liền đến bên con bò đứng xũ tai, con bò liền hỏi: “Cậu bị gió nóng thổi làm cho thân khốn khổ nên mới đứng xũ tai như thế phải không?”, dã can nói: “Không phải ta bị gió nóng thổi làm cho thân khốn khổ mà là ta có tin muốn nói cho cháu biết”, con bò hỏi: “Là tin gì?”, dã can nói: “Ta nghe sư tử nói rằng ta ở chung với con bò như là để dành thịt, khi nào không tìm được thịt, ta sẽ giết nó để ăn”, con bò nói: “Cậu đừng nói lời này, mẹ tôi lúc lâm chung có khuyên bảo chúng tôi rằng… giống như đoạn văn trên cho đến câu hai con cẩn thận chớ nghe lời ly gián sau lưng”, dã can nói: “Ta xem ý cháu, ngày chết không còn bao lâu nữa, ta nói lời Lợiích mà cháu chẳng chịu nghe”, con bò hỏi: “Làm sao biết được lúc nào sư tử muốn giết cháu?”, dã can nói: “Khi nào sư tử trong hang bước ra phấn tấn gầm lên ba tiếng, nhìn ngó bốn phương theo thứ tự như vậy rồi bước về phía cháu, chính lúc đó sư tử muốn giết cháu”, nói rồi liền bỏ đi đến chỗ sư tử đứng xũ tai, sư tử hỏi: “Cậu bị gió nóng thổi làm cho thân khốn khổ nên đứng xũ tai phải không?”, dã can nói: “Ta không phải bị gió nóng thổi làm cho thân khốn khổ mà là nghe được lời nói ác muốn nói cho cháu biết”, sư tử hỏi: “Lời nói ác như thế nào?”, dã can nói: “Ta nghe con bò nói rằng sư tử là kẻ thù của ta vì trước đây mẹ của nó đã giết mẹ của ta, nay ta phải đâm thủng bụng nó bằng sừng nhọn của ta”, sư tử nói: “Cậu đừng nói lời này, mẹ tôi lúc lâm chung có khuyên bảo chúng tôi rằng… giống như đoạn văn trên cho đến câu hai con cẩn thận chớ nghe lời ly gián sau lưng”, dã can nói: “Ta xem ý cháu thì ngày chết không còn xa, ta nói lời Lợi-ích mà cháu chẳng chịu nghe”, sư tử hỏi: “Làm sao biết được lúc nào con bò muốn giết cháu?”, dã can nói: “Khi nào con bò từ trong hang bước ra rung động thân thể rồi rống lên ba tiếng, lấy móng chân cào xuống đất theo thứ tự như vậy rồi bước về phía cháu, chính lúc đó con bò muốn giết cháu, nói rồi liền bỏ đi.”

Phật nói: “Này các Bí-sô, con bò và sư tử mỗi lần ra khỏi hang đều có những động tác như vậy mà cả hai đều chưa từng làm điều tội lỗi gì. Nhưng nay trong tâm của hai con thú này đều bị lời ly gián của con dã can làm cho dao động nên cả hai đều theo dõi hành động của nhau. Khi con bò thấy sư tử bước ra khỏi hang có những tướng trạng như vậy bèn nghĩ là sư tử muốn giết mình; sư tử cũng vậy khi thấy con bò bước ra khỏi hang có những tướng trạng như vậy bèn nghĩ là con bò muốn giết mình, nên sư tử liền dùng móng nhọn cắm phập vào cổ họng con bò, con bò cũng dùng sừng nhọn đâm vào bụng sư tử và cuối cùng cả hai đều bỏ mạng. Lúc đó trên hư không chư thiên nói kệ:

“Nếu nghe lời kẻ ác,
Ắt không việc hiền thiện,
Sư tử bò thương nhau,
Dã can xúi giết nhau”.

“Này các Bí-sô, loài bàng sanh nghe lời ly gián còn không nhớ lời mẹ đã khuyên nhắc đến nổi giết nhau, huống chi là người. Cho nên các thầy không nên đến người khác nói ly gián”. Đây là duyên khởi nhưng Phật chưa chế học xứ. Phật lại bảo các Bí-sô: “Này các Bí-sô, các thầy lắng nghe”:

Ngày xưa trong khu rừng hiểm có sư tử mẹ và con hổ mẹ, mỗi con đều có một đứa con, tuy chúng cùng ở chung trong khu rừng này nhưng lại không gặp nhau. một hôm sư tử mẹ ra ngoài tìm thức ăn, sư tử con đi chơi tình cờ đến chỗ ở của con hổ, con hổ mẹ từ xa trông thấy sư tử con nghĩ rằng: “Ta sẽ giết nó để làm thức ăn”, lại nghĩ: “Ta không nên giết nó, nên để nó làm bạn với con ta”. Lúc đó sư tử con vì bị đói bức bách nên đến cùng bú sữa với con hổ con, sư tử mẹ sau khi trở về không thấy sư tử con liền đi tìm, đến hang của con hổ thì thấy sư tử con đang bú sữa của con hổ mẹ. Hổ mẹ thấy sư tử mẹ đến muốn bỏ chạy, sư tử mẹ nói: “Em đừng bỏ chạy, em đối với con tôi có lòng thương như thế thì chúng ta nên cùng ở chung, khi tôi ra ngoài tìm thức ăn thì em ở lại trông coi chúng nó, khi em ra ngoài tìm thức ăn thì tôi ở lại trông coi, chúng ta giúp đỡ lẫn nhau, ý em thế nào?”. Hổ mẹ nghe rồi liền bằng lòng ở chung giúp đỡ lẫn nhau, sư tử con có tên là Thiện nha, hổ con có tên là Thiện bác, cả hai đều được nuôi dưỡng thương yêu như nhau nên dần dần trưởng thành. Thời gian lâu sau, cả hai con thú mẹ đều lâm bịnh, lúc lâm chung có khuyên bảo hai con rằng: “Hai con đều được nuôi từ một dòng sữa như nhau, tình thương của hai mẹ đối với hai con không có sai khác, hai con trở thành anh em nên thương yêu nhau. Hai con nên biết những người ly gián đầy dẩy trên đời nay, sau khi hai mẹ qua đời hai con cẩn thận chớ nghe những lời ly gián sau lưng”, nói rồi qua đời. Sau khi hai con thù mẹ qua đời sư tử con ra ngoài tự tìm thức ăn, ăn no nê rồi trở về chỗ ở; con hổ con cũng ra ngoài tự tìm thức ăn, hôm nào tìm không được thì nó ăn thức ăn dư thừa của bửa trước, sư tử hỏi: “Sao hôm nay bạn về sớm thế?”, hổ nói: “Vì hôm nay tôi ăn thức ăn dư thừa của bửa trước”, sư tử hỏi: “Vậy là bạn thường ăn thức ăn cũ dư thừa hay sao?”, hổ nói phải, sư tử nói: “Tôi chỉ ăn thịt tươi mới vừa đánh bắt được, còn thức ăn dư thừa tôi không ngó tới”, hổ nói: “Bạn có sức mạnh phi thường nên đánh bắt dễ dàng, còn tôi thì không được như thế nên phải ăn thức ăn cũ dư thừa”, sư tử nói: “Nếu vậy từ nay chúng ta cùng đi tìm thức ăn, thịt tươi đánh bắt được chúng ta cùng ăn”. Khi sư tử và hổ chưa đi tìm thức ăn cùng nhau thì thức ăn dư thừa con dã can thừa hưởng, nay sư tử và hổ đi cùng nhau, thức ăn tìm được cùng ăn nên có khi dã can không có phần, vì vậy nó suy nghĩ: “Ta phải ly gián cho chúng tự giết nhau, thịt của chúng sẽ vào bụng của ta”. Thời gian sau đợi lúc không có hổ dã can đến bên sư tử đứng xũ tai, sư tử hỏi: “Cậu bị gió nóng thổi làm cho thân khốn khổ nên đứng xũ tai phải không?”, dã can nói: “Không phải bị gió nóng thổi mà là ta nghe được một tin muốn nói cho cháu biết”, sư tử hỏi là tin gì, dã can nói: “Ta nghe hổ nói rằng sư tử thường cho ta ăn thịt dư, nếu có cơ hội ta sẽ giết nó”, sư tử nói: “Cậu đừng nói lời này, mẹ chúng tôi khi lâm chung có dặn dò chúng tôi rằng… giống như đoạn văn trên cho đến câu cẩn thận chớ nghe lời ly gián sau lưng”, dã can nói: “Ta xem ý cháu thì ngày chết không còn bao xa, ta nói lời lợi ích mà cháu chẳng chịu nghe”, sư tử hỏi: “Làm sao biết được khi nào hổ muốn giết cháu?”, dã can nói: “Khi hổ ra khỏi hang phấn tấn gầm lên ba tiếng rồi nhìn ngó bốn phía theo thứ tự như vậy rồi bước về phía cháu, chính lúc đó hổ muốn giết cháu”, nói rồi bỏ đi đến chỗ con hổ cũng đứng xũ tai, hổ hỏi và dã can đáp cũng giống như trên cho đến câu dã can nói: “Cậu nghe sư tử nói rằng hổ đâu kiếm ra được thức ăn, do ta cực khổ tìm hổ mới có thức ăn, nếu khi không tìm được thức ăn ta sẽ giết nó để ăn”, hổ nói: “Cậu đừng nói lời này, mẹ chúng tôi lúc lâm chung nói rằng… giống như đoạn văn trên cho đến câu hai con cẩn thận chớ nghe lời ly gián sau lưng”, dã can nói: “Ta xem ý cháu thì ngày chết không còn xa, ta nói lời Lợi-ích mà cháu chẳng chịu nghe”, hổ hỏi: “Làm sao biết được khi nào sư tử muốn giết cháu?”, dã can nói: “Khi sư tử ra khỏi hang phấn tấn gầm lên ba tiếng rồi nhìn ngó bốn phía theo thứ tự như vậy bước về phía cháu, chính lúc đó sư tử muốn giết cháu, nói rồi bỏ đi”.

Phật nói: “Này các Bí-sô, sư tử và hổ khi ra khỏi hang đều có những hành động như vậy nhưng không hề làm điều gì tội lỗi, nhưng nay do trong tâm của chúng bị lời ly gián của dã can làm cho dao động nên cả hai đều để ý hành động của nhau, khi hổ thấy sư tử hiện tướng như vậy liền nghĩ là muốn giết mình, sư tử thấy hổ hiện tướng như vậy cũng nghĩ là hổ muốn giết mình”, nhưng lúc đó sư tử lại suy nghĩ: “Ta nên hỏi hổ vì sao muốn giết ta”, nghĩ rồi liền nói kệ:

“Hình dung rất thù diệu,
Dũng kiện nhiều sức mạnh,
Thiện Bác ngươi không nên,
Tâm ác muốn hại ta”.
Hổ nghe rồi cũng nói kệ:
“Hình dung rất thù diệu,
Dũng kiện nhiều sức mạnh,
Thiện nha ngươi không nên,
Tâm ác muốn hại ta”.

Thiện nha nghe rồi liền hỏi: “Ai nói tôi có tâm muốn giết bạn?”, Thiện bác nói: “Chính dã can nói như vậy, còn bạn, ai nói tôi có tâm muốn giết bạn?” Thiện nha nói: “Chính dã can nói như vậy. Thì ra đều do lão dã can gây đấu loạn hai bên khiến chúng ta muốn giết lẫn nhau”.

Sau đó cả hai tìm dã can quật chết nó, lúc đó chư thiên nói kệ:

“Không nên nghe lời người,
Vất bỏ tình thân hữu,
Khi nghe lời người khác,
Phải cẩn thận xét suy,
Dã can ở trong hang,
Khởi tâm ác ly gián.
Cho nên người có trí,
Không nên vội tin liền,
Dã can ngu ác này,
Vọng nói lời đấu loạn,
Ly gián tình thân hữu,
Giết nó tâm an vui”.

“Này các Bí-sô, loài bàng sanh khi nói lời ly gián tự chuốc lấy họa sát thân huống chi là người, cho nên các thầy chớ đến người khác nói ly gián”. Lúc đó Thế tôn dùng đủ lời quở trách lục chúng rồi bảo các Bí-sô: … Nơi Tỳ-nại-da chế học xứ này cho các Bí-sô như sau: “Nếu lại có Bí-sô cố ý nói ly gián, phạm Ba-dật-để-ca”.

Nếu lại có Bí-sô là chỉ cho Lục chúng hoặc có ai khác giống như vậy.

Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?

Tổng Nhiếp Tụng:

Chủng tộc và công xảo,
Nghiệp, tướng, bịnh là năm,
Tội và phiền não loại,
Ác mắng là sau cùng.

Biệt Nhiếp Tụng:

Chủng tộc là bốn họ,
Cho đến dòng tôi tớ,
Công xảo việc đều đồng,
Tác nghiệp cũng như vậy,
Trong đó có tạp loại,
Thợ dệt, lông, làm kim,
Thợ sắt và khắc đồng,
Nghề da và nghề gốm,
Hớt tóc và nghề mộc,
Cho đến nghề mây tre,
Cả thảy mười một loại,
Đầy tớ ở sau cùng.

Nếu Bí-sô khởi ý ly gián đến chỗ Bí-sô thuộc dòng Bà-la-môn nói rằng: “Cụ thọ, có Bí-sô nói cụ thọ thuộc dòng Bà-la-môn xuất gia, chẳng phải sa môn, chẳng phải Bà-la-môn”, nếu hỏi là ai, đáp là Bí-sô tên ___, khi nói tên phạm Ác-tác, khi nói chủng tộc phạm Đọa. Như vậy cho đến đến chỗ Bí-sô thuộc dòng Sát-đế-lợi… Bí-sô là đầy tớ để nói ly gián, phạm tội đều giống như trên. Không phạm là người phạm ban đầu hoặc si cuồng tâm loạn bị thống não bức bách.

Học Xứ Thứ Tư: NƠI YẾT MA PHÁT KHỞI LẠI

Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc thành Thất-la-phiệt, lúc đó Lục chúng biết chúng tăng hòa hợp đã như pháp quyết đoán việc tranh cải rồi, sau nơi yết ma phát khởi trở lại nói rằng: “Việc tranh cải này không khéo trừ diệt, đoán sự không hợp lý, cần phải xem xét lại”. Các Bí-sô vì phải quyết đoán lại nên phế bỏ việc tu phẩm thiện, đọc tụng tư duy, các Bí-sô thiểu dục chê trách Lục chúng: “Tại sao Bí-sô biết chúng tăng hòa hợp đã như pháp quyết đoàn việc tranh cải rồi còn phát khởi trở lại”, đem bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp các Bí-sô… cho đến câu: … Nơi Tỳ-nại-da chế học xứ này cho các Bí-sô như sau: “Nếu lại có Bí-sô biết Tăng già hòa hợp đã như pháp quyết đoán việc tranh cải rồi, sau đó nơi yết ma phát khởi trở lại nữa thì phạm Ba-dậtđể-ca”.

Nếu lại có Bí-sô là chỉ cho Lục chúng Bí-sô và ai khác giống như vậy. Biết là mình hiểu rõ. Hòa hợp là đồng một vị. Tránh có bốn loại là bàn luận tránh, phi ngôn tránh, phạm tội tránh và tác sự tránh. Nơi yết ma phát khởi lại là khơi động lại khiến cho việc tranh cải không dứt diệt.

Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?

Bí-sô đối với việc thuộc bàn luận tránh khởi tưởng là bàn luận tránh, biết việc đã trừ diệt khởi tưởng là đã trừ diệt hoặc sanh nghi mà phát khởi lại, phạm Ba-dật-để-ca. Việc chưa trừ diệt khởi tưởng đã trừ diệt hoặc nghi mà phát khởi lại thì phạm Ác-tác.

Bí-sô đối với việc thuộc Bàn luận tránh khởi tưởng là thuộc Phi ngôn tránh, biết việc đã trừ diệt khởi tưởng là đã trừ diệt hoặc nghi mà phát khởi lại, phạm Ba-dật-để-ca.

Bí-sô đối với việc thuộc bàn luận tránh khởi tưởng là thuộc Phạm tội tránh, biết việc đã trừ diệt khởi tưởng là đã trừ diệt hoặc nghi mà phát khởi lại, phạm Ba-dật-để-ca.

Bí-sô đối với việc thuộc Bàn luận tránh khởi tưởng là thuộc Tác sự tránh, biết việc đã trừ diệt khởi tưởng đã trừ diệt hoặc nghi mà phát khởi lại phạm tội như trên. Như lấy việc thuộc bàn luận tránh làm đầu vọng về ba tránh sau có bốn câu, nếu lấy ba tránh còn lại làm đầu chuẩn theo đây nên biết, tổng cộng có mười sáu câu. Có năm hạng người:

1. Người chủ: Là người đối với việc tranh cải hiểu rõ từ đầu đến cuối.

2. Người làm yết ma: Là người bỉnh pháp yết ma quyết đoán việc tranh cải này.

3. Người gởi dục: Là người gởi ý muốn của mình đến Tăng lúc đang làm yết ma.

4. Người nói tự thấy: Là người nói tự thấy sự việc lúc đang yết ma.

5. Người khách: Là người không hiểu rõ đầu đuôi sự việc tranh cải. Trong năm hạng người này thì ba hạng đầu biết chúng tăng hòa hợp quyết đoán việc tranh cải, đã như pháp diệt trừ, nếu phát khởi trở lại thì phạm Ba-dật-để-ca. Hai hạng sau do không biết rõ, nếu phát khởi lại chỉ phạm Đột-sắc-ngật-lý-đa. Không phạm là người phạm ban đầu hoặc si cuồng tâm loạn bị thống não bức bách.

Học Xứ Thứ Năm: MỘT MÌNH NÓI PHÁP CHO NGƯỜI NỮ QUÁ NĂM, SÁU LỜI

Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc rừng Thệ-đa thành Thất-la-phiệt, cụ thọ Ô-đà-di giỏi về môn xem tướng, sáng sớm hôm nọ đắp y mang bát vào thành khất thực đến nhà một cư sĩ gặp một thiếu phụ liền hỏi: “Mẹ chồng cô tánh hạnh thế nào?”, đáp: “Tánh bà nóng nảy như con thỏ bị trúng tên”, Ô-đà-di nói: “Bà đâu có lỗi gì, đó là do ở khoảng giữa của hai vú và chỗ kín có tướng bạo ác, đó là Hắc yếm (mụt ruồi đen) hay Xích yếm (mụt ruồi son) có lông xoắn nên tội lỗi từ đó sanh”, nói rồi nhận lấy thức ăn ra về. Thời gian sau lại đến nhà đó gặp bà mẹ chồng liền hỏi: “Con dâu bà tánh hạnh thế nào?”, đáp: “Tánh nó lười biếng, không siêng năng làm việc lại ưa sân nói lời thô sẳn”, Ô-đà-di nói: “Dâu bà đâu có lỗi gì, đó là do… giống như đoạn văn trên đến câu nên tội lỗi từ đó sanh”, nói rồi nhận lấy thức ăn ra về. Ngày khác, Ô-đàdi vào thành khất thực nhơn nói pháp cho gia đình cư sĩ khác, sau đó hỏi bà mẹ chồng: “Con dâu mới cưới của bà thế nào?”, đáp: “Nó hiếu thuận với tôi như là con đẻ”, Ô-đà-di nói: “Đó chẳng phải là đức của cô ấy mà là do ở khoảng giữa của hai vú và chỗ kín có tướng lương thiện, đó là tướng Bình ngư văn tự bàn khuất, tướng này mới là đức”. Hôm khác đến lại gặp nàng dâu liền hỏi: “Mẹ chồng của cô thế nào?”, đáp: “Bà đối xử với tôi như là mẹ đẻ”, Ô-đà-di nói: “Đó chẳng phải là đức của bà mà chính là do… giống như đoạn văn trên cho đến câu tướng này mới là đức”. Thời gian sau nhơn lúc tắm gội cho nhau, mẹ chồng và nàng dâu đều để ý xem có tướng lương thiện như Ô-đà-di đã nói hay không. Sau đó do bất đồng ý kiến trong công việc, bà mẹ chồng nói: “Ngươi dám cải lời ta phải không, ngươi không tự biết là đã ngoại tình với người nam khác ngoài con của ta hay sao?”, nàng dâu nói: “Con thề là con không có”, bà mẹ chồng nói: “Nếu ngươi không có tại sao có người nam biết được ẩn tướng của ngươi?”, nàng dâu liền nói: “Mẹ cũng chẳng phải đã ngoại tình với người nam khác ngoài cha của con sao, nếu không sao có người nam biết được ẩn tướng của mẹ?”, bà mẹ chồng nói: “Ai nói cho con biết ẩn tướng của mẹ?”, đáp: “Chính là thánh giả Ô-đà-di”, bà mẹ chồng nói: “Chính thánh giả Ô-đà-di cũng nói cho mẹ biết ẩn tướng của con”. Sau khi hiểu rõ sự việc mẹ chồng và nàng dâu xin lỗi nahu rồi cùng chê trách Ô-đà-di: “Tại sao thánh giả lại cố ý xúc não chúng tôi chứ”. Thời gian sau có một Bí-sô khác đến nhà khất thực bà mẹ chồng liền hỏi: “Thánh giả Ô-đà-di là người thế nào?”, Bí-sô nói: “Ô-đà-di là con một vị đại thần bỏ tục xuất gia là một Bí-sô trì giới”, bà mẹ chồng nói: “Nếu là Bí-sô trì giới thì sao biết được ẩn tướng của người nữ này, người nữ kia”, Bí-sô nói: “Bí-sô ấy giỏi về môn xem tướng”, bà mẹ chồng nói: “Cũng đâu nên đem ẩn tướng của người này nói cho người kia biết”. Bí-sô nghe rồi đem việc này bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “Do nói pháp nên sanh lỗi lầm như thế, từ nay không nên nói pháp cho người nữ”. Sau đó các Bí-sô vào thôn khất thực có người nữ yêu cầu nói pháp yếu, các Bí-sô nói: “Phật không cho chúng tôi nói pháp cho người nữ”, người nữ nghe rồi chỉ dâng cúng một ít thức ăn. Các Bí-sô đem duyên này bạch Phật, Phật nói: “Nên vì nói năm câu pháp, đó là nói sắc vô thường, thọ tưởng hành thức cũng vô thường”. Sau đó Bí-sô vào thôn khất thực có người nữ yêu cầu nói pháp, Bí-sô liền nói năm câu trên, người nữ yêu cầu nói thêm, Bí-sô nói: “Phật không cho nói nhiều”, người nữ nghe rồi chỉ dâng cúng một ít thức ăn. Các Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “Nên nói sáu câu pháp, đó là nói nhãn vô thường, nhĩ tỷ thiệt thân thức cũng vô thường”. Sau đó Bísô vào thôn khất thực có người nữ yêu cầu nói pháp, Bí-sô liền nói sáu câu trên, người nữ yêu cầu nói thêm, Bí-sô nói: “Phật không cho nói nhiều”, người nữ nghe rồi cũng chỉ dâng cúng một ít thức ăn. Các Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “Nếu có người nam một bên thì tùy ý nói nhiều”. Sau đó Bí-sô vào thôn khất thực có người nữ yêu cầu nói pháp, Bí-sô bảo kêu người nam đến, người nữ hỏi nguyên do, Bí-sô nói: “Phật cho phép có người nam một bên thì có thể tùy ý nói nhiều”, người nữ liền kêu người nam đến, Bí-sô nói pháp rồi đi. Sau đó Lục chúng đến khất thực nhà người nữ nói: “Hãy ngồi xuống tôi nói pháp cho nghe”, người nữ nói: “Hãy đợi tôi kêu người nam đến”, Lục chúng nói: “Đâu cần kêu người nam, chỉ cần có con khỉ, con chó, con mèo hay đứa trẻ nhỏ một bên cũng được vì nói pháp”. Ngày khác có Bí-sô khác đến khất thực, người nữ yêu cầu nói pháp, Bí-sô bảo kêu người nam đến, người nữ nói: “Thánh giả, chỉ cần có con khỉ… hay đứa trẻ nhỏ một bên cũng được nói pháp”, Bí-sô hỏi: “Ai bảo các vị đem các loài này thay thế người nam để vì nói pháp?”, người nữ nói: “Chính là Lục chúng Bí-sô”. Bí-sô nghe rồi đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Nên đối với người nam có hiểu biết mới có thể nói pháp”. Sau đó Lục chúng khi nói năm câu pháp lại cố ý nói đến sáu câu, khi nói sáu câu pháp lại cố ý nói đến bảy câu. Bísô nói: “Thế tôn dạy nói pháp cho người nữ năm, sáu câu sao các vị cố ý nói đến sáu, bảy câu?”, đáp: “Có phải nói đến sáu, bảy câu thì được ăn hành tỏi hay uông rượu sao?”, các Bí-sô thiểu dục nghe rồi liền chê trách rồi bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp các Bí-sô… cho đến câu: … Nơi Tỳ-nại-da chế học xứ này cho các Bí-sô như sau: “Nếu lại có Bí-sô nói pháp cho người nữ quá năm, sáu câu, trừ khi có người nam hiểu biết một bên, phạm Ba-dật-để-ca.”

Nếu lại có Bí-so là chỉ cho Lục chúng và có ai khác giống như vậy. Người nữ là người hiểu biết phân biệt được lời tốt xấu. Người nam hiểu biết tức chẳng phải kẻ vô trí.

Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?:

Bí-sô ở trên lầu nói pháp cho người nữ năm, sáu câu nếu cố ý nói đến sáu, bảy câu đều phạm Ba-dật-để-ca. Hoặc ở trên gác nói pháp cho người nữ rồi trở xuống lầu dưới, nếu người nữ đi theo yêu cầu nói pháp, Bí-sô nên nói là nói đủ rồi, nếu yêu cầu nói thêm, Bí-sô nên nói thêm năm, sáu câu; nếu nói đến sáu, bảy câu thì phạm Đọa, như vậy cho đến xuống dưới đất hay ra đến cửa nói quá đều phạm giống như trên. Nếu tùy theo câu hỏi mà trả lời thì không phạm, không phạm nữa là người phạm ban đầu hoặc si cuồng tâm não bị thống khổ bức bách.

Học Xứ Thứ Sáu: CÙNG NGƯỜI CHƯA THỌ VIÊN CỤ ĐỌC TỤNG

Phật ở trong rừng Thệ-đa thành Thất-la-phiệt, lúc đó Lục chúng cùng người chưa thọ viên cụ đọc tụng đồng một câu khiến cho trú xứ ồn náo lên, giống như Bà-la-môn đọc tụng các ngoại luận, như học trò trong trường học lớn tiếng tập đọc. Thế tôn nghe tiếng ồn hỏi cụ thọ A-nan-đà: “Vì sao trú xứ trở nên ồn náo… cho đến câu lớn tiếng tập đọc?”, A-nan-đà bạch Phật: “Đó là do Lục chúng cùng người chưa thọ viên cụ đồng một câu đọc tụng”, Phật nói: “Há các Bí-sô lại cùng người chưa thọ viên cụ đồng một câu đọc tụng hay sao?”, đáp: “Thật vậy, Thế tôn”. Thế tôn do nhân duyên này nhóm họp các Bí-sô… cho đến câu: … Nơi Tỳ-nại-da chế học xứ này cho các Bí-sô như sau: “Nếu lại có Bí-sô giáo thọ pháp cho người chưa thọ cận viên, cùng họ đọc chung một câu phạm Ba-dật-để-ca.”

Nếu lại có Bí-sô là chỉ cho Lục chúng và có ai khác giống như vậy. Người chưa thọ viên cụ: Có hai loại viên cụ là Bí-sô và Bí-sô ni, ba chúng dưới đều gọi là người chưa thọ viên cụ. Cú (câu) có dồng câu và câu trước, đồng câu là khi vị viên cụ đọc câu Chư ác mạc tác thì người chưa thọ viên cụ đồng loạt cùng đọc câu Chư ác mạc tác; câu trước là khi vị viên cụ đọc câu Chư ác mạc tác, âm thanh chưa dứt thì người chưa thọ viên cụ đọc nối tiếp theo câu trước là câu Chúng thiện phụng hành. Tự (chữ) cũng có đồng chữ và chữ trước, đồng chữ là khi vị viên cụ đọc chữ Chư thì người chưa thọ viên cụ đồng loạt cùng đọc chữ Chư; chữ trước là khi vị viên cụ đọc chữ Chư, âm thanh chưa dứt thì người chưa thọ viên cụ dọc nối tiếp theo chữ trước là chữ ác.

Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?

Bí-sô đối với người chưa thọ viên cụ khởi tưởng là chưa thọ viên cụ và nghi mà cùng đồng câu hay câu trước đọc tụng thì phạm Đọa. Nếu đối với người chưa thọ viên cụ khởi tưởng là chưa thọ viên cụ và nghi mà cùng đồng chữ hay chữ trước đọc tụng cũng phạm Đọa. Nếu đối với người chưa thọ viên cụ khởi tưởng là đã thọ viên cụ và nghi mà cùng đồng câu, câu trước hay đồng chữ, chữ trước đọc tụng đếu phạm Ác-tác. Nếu đối với người đã thọ viên cụ khởi tưởng là chưa thọ viên cụ và nghi mà cùng đọc tụng thì phạm Ác-tác. Nếu đối với người thọ viên cụ khởi tưởng là thọ viên cụ thì không phạm, nếu nói lắp, nói nhanh cũng không phạm. Không phạm nữa là người phạm ban đầu hoặc si cuồng tâm não bị thống khổ bức bách.