CÁI GÌ THÂN THIẾT NHẤT VÀ THÙ NGHỊCH NHẤT?

Bảo Đăng

 

Trong bức thư này giảng giải về THÂN, KHẨU, Ý vừa là thân thiết với ta, lại vừa là thù nghịch với ta.

– Ba căn THÂN, KHẨU, Ý là thân

– Ba căn THÂN, KHẨU, Ý là thù (nghịch)

Kính thưa quý đạo hữu:

Như trong kinh dạy:

– Ở trên đời nầy, (nói chung) và riêng trên thân thể của ta thử hỏi : Thứ gì là “thân thiết” nhất và thứ gì là “thù nghịch” nhất ?

Người Phật tử có học Phật pháp hãy thử trả lời xem ?

Xin đáp rằng:

Chính ba căn THÂN, KHẨU, Ý của chúng ta, NÓ vừa là kẻ thân thiết nhất,

Và cũng vừa là kẻ:

Thù nghịch nhất.

của ta vậy.

Tại sao ba căn Thân, Khẩu, Ý nầy nó nguyên là của Ta, ở ngay chính trên mình Ta, sống trực tiếp hằng ngày với ta, nhận chịu không biết bao nhiêu là ân huệ của Ta, mà nó lại thi hành cái chánh sách “gián điệp đôi”, nghĩa là vừa THÂN mà cũng lại vừa THÙ như vậy ?

Thế thì làm sao mà TA “TIN TƯỞNG” nó cho được?

A/- Ba căn THÂN, KHẨU, Ý là thân:

Sao gọi là THÂN ?

Gọi là THÂN (thiết) đối với ta là vì ba căn nầy nó có thể mang lại lợi ích cho ta ngay cả khi còn sống hoặc sau khi ta đã bị chết đi rồi.

Như thế nào?

1. THÂN CĂN thân thiết:

Sao gọi là “THÂN CĂN THÂN THIẾT” ?

Trước hết phải hiểu rằng:

Thân căn đây là cái thân thể “tứ đại” của mình vậy.

Gọi là thân “tứ đại”, vì thân nầy do bốn thứ nguyên tố lớn là ÐẤT, NƯỚC, GIÓ, LỬA phối hợp (giả tạm) lại mà thành, như sau :

a. Trong thân thể của ta đây thì các phần có tánh chất đặc và cứng như : Thịt, da, tóc, lông, xương, răng, móng….là do ÐỊA đại (tức là đất) làm thành.

(Vì thế cho nên sau khi ta chết đi rồi, thì thân thể nầy rã tan ra thành bùn, đất, cát, bụi…..

Sách đạo gọi là : Thân bụi đất trả về cho bụi đất. chính là như vậy).

b. Kế đến là các phần có tánh chất ướt, lỏng, mềm mại như : máu huyết, đờm rãi, nước miếng, nước mũi vv…..là do nơi THỦY ÐẠI (tức là nước) làm thành.

(Vì thế cho nên sau khi ta chết đi rồi, thì các chất nước liền biến mất, (Dầu có cắt thân thể ra để tìm kiếm kỹ cho thế mấy đi nữa, cũng chẳng thấy còn được một chút chất lỏng nào (như máu chẳng hạn) tồn tại cả.

Sách đạo gọi là : Nước trả về cho sông, biển. chính là như vậy).

c. Tiếp đến là các phần có tánh chất cử động và điều hành cơ thể như : Hơi thở, tay chân co duỗi, ruột gan, tim, phổi co bóp, máu huyết lưu thông…..là do nơi PHONG ÐẠI (hơi gió) tạo thành.

(Vì thế cho nên sau khi ta chết đi rồi, thì chất gió nầy liền biến mất, tim, gan, ruột, máu vv….thảy đều im lìm, bất động…..thân thể cứng đơ dường như gỗ, đá vô tri, vô giác.

Sách đạo gọi là : Gió trả về cho gió.

hoặc:

Hơi (thở) trả Ðông phong (gió Ðông). chính là như vậy).

d. Sau cùng là hơi nóng trên thân thể của ta là do nơi HỎA ÐẠI (lửa) tạo thành.

(Vì thế cho nên sau khi ta chết đi rồi thì thân thể trở nên lạnh tanh.

Sách đạo gọi là : Lửa hoàn về cho lửa. chính là như vậy).

Bốn chất Ðất, Nước, Gió, Lửa nầy vì sao mà lại gọi là “phối hợp giả tạm” ?

Gọi là “phối hợp giả tạm” là bởi vì chúng nó không ở chung với nhau bền lâu, bất quá chỉ hội hợp tạm trong một thời gian lâu hay mau nào đó (bằng số tuổi thọ của ta) mà thôi. Khi thân thể nầy chết đi rồi, thì chúng nó “mạnh đường ai nấy đi, nẻo ai nấy bước”, chớ không bao giờ nhìn ngó hay lưu luyến lại nhau và cũng không bao giờ cùng nhau xum họp như những ngày xưa cũ nữa !

Nên gọi “phối hợp giả tạm” là như vậy.

Sự tan rã nầy trong kinh gọi bằng một tên là : “tan rã CHÚNG ÐỒNG PHẬN” (tức là 4 đại nầy từ trước đến nay vẫn chung nhau làm một PHẬN SỰ là “duy trì cơ thể”. Nay cơ thể chết rồi thì chúng nó liền lìa bỏ nhau ngay, không còn “hợp tác” để cùng làm chung một “PHẬN SỰ” như khi trước nữa).

Cho nên làm một người Phật tử tu học Phật pháp, chúng ta phải nên ý thức rằng:

Thân nầy là thân giả tạm, yếu đuối, mong manh, không bền vững chút nào hết cả. Nó yếu đuối đến nỗi chỉ có một chút lạnh, một chút nóng, một con kiến, con muỗi, con mòng, con sâu…..cũng có thể “ăn hiếp” được nó như thường, và những lần bị “ăn hiếp” như thế, thì nó làm cho ta đau bịnh, sợ, lo….phải cấp tốc lo đi tìm thầy, chạy thuốc…..

Bởi thế nên Phật dạy rằng:

– Vì thân nầy không bền, không thật (là của ta), cho nên còn sống được ngày nào thì ta phải cố gắng lo tu hành (theo chánh pháp của Phật dạy) ngày đó, hầu để được:

– Bỏ thân giả tạm, lấy thân bền chắc,

– Bỏ thân vô thường, lấy được thân thường….. nơi cảnh Niết Bàn tịch tịnh giải thoát, an vui.

Trở lại việc: Vì sao mà gọi ba căn Thân, Khẩu, Ý nầy là thân (thiết) ?

Như trên vừa mới nói: “Phải dùng thân nầy mà làm phương tiện tu hành” cầu chơn giải thoát.”

Vậy cho nên:

– Nếu Thân nầy mà có và chịu tu hành thì gọi là thân thiết đối với ta vậy.

Phải tu hành như thế nào ?

Chính là phải tu ba điều lành.

Ấy là:

– Không sát sanh – Mà phải phóng sanh.

– Không trộm cắp – Mà phải bố thí, cúng dường.

– Không tà dâm – Mà phải đoan trang, chánh hạnh.

Nếu ta có “tu THÂN” như vậy, thì thân ấy được gọi là “THÂN CĂN thân thiết” đối với Ta và nó sẽ làm lợi ích cho ta ngay cả khi còn sống, lẫn sau khi chết đi rồi vậy.

2. KHẨU CĂN (Miệng) thân thiết:

Sao gọi là KHẨU CĂN thân thiết ?

Cũng tương tợ như trên, khẩu căn được gọi “thân thiết” đó là :

– “Phải biết dùng cái miệng nầy mà làm phương tiện tu hành cầu chơn giải thoát.”

Vậy cho nên:

– Nếu cái Khẩu (miệng) nầy mà có, mà biết, chịu tu hành thì gọi là “thân thiết” đối với ta vậy.

Phải tu hành cái khẩu ấy như thế nào ?

Chính là phải tu bốn điều:

– Không nói láo – Mà phải nói lời ngay thẳng, chơn thật.

– Không nói hung ác – Mà phải nói lời ôn hòa, hiền dịu.

– Không nói trau chuốt, thêu dệt – Mà phải nói lời chánh lý, đứng đắn, không nói những điều, những lời gì mà có thể làm tổn hại đến danh giá, tánh mạng và tài sản của người.

– Không nói đôi chiều : mà phải nói lời hòa giải, êm ái.

Nếu như ta có “tu KHẨU” như thế, thì mới được gọi là “KHẨU CĂN thân thiết” và (cái khẩu ấy) nó sẽ làm lợi ích cho ta ngay cả khi ta còn sống lẫn sau khi chết đi rồi vậy.

3. Ý CĂN (TÂM) thân thiết:

Ý căn đây tức là TÂM Ý của mình. Chính (tạm gọi) là cái mà làm cho ta biết suy nghĩ, tính toán vv….vậy.

Sao mới được gọi là Ý CĂN thân thiết ?

Như Thân và Khẩu ở trên, Ý CĂN nầy được gọi “thân thiết”, đó là:

Phải biết dùng cái Ý CĂN nầy mà làm phương tiện tu hành, cầu chơn giải thoát.

Vậy cho nên:

Nếu cái TÂM Ý nầy mà có, mà biết, mà chịu tu hành. thì gọi là “thân thiết” đối với ta vậy.

Phải tu hành như thế nào ?

Chính là phải tu ba điều:

– Không tham lam – Mà phải biết thiểu dục, tri túc. (Tức là ít muốn, biết đủ).

– Không sân hận (nóng giận) – Mà phải nhẫn nhục, hòa vui.

– Không si mê (ngu tối) – Mà phải sáng suốt, trí huệ, biết rõ lý nhân quả, luân hồi (để tránh gieo tạo các nhân xấu ác).

Nếu như ta có tu “TÂM Ý” như thế, thì (cái Ý đó) mới được gọi là “Ý CĂN thân thiết”, và nó sẽ làm lợi ích cho ta ngay cả lúc ta còn sống lẫn sau khi chết đi rồi vậy.

Tóm lại:

– Nếu như ta có tu ba căn THÂN, KHẨU, Ý như trên vừa mới nói thì ba căn ấy mới được gọi là :

– Thân thiết của ta, (đáng cho trời, người quý trọng).

– Làm lợi ích cho ta nơi cõi Trời người.

Ðến đây, xin được kể ra một câu chuyện để làm chứng tín:

“….Ðêm ấy, tại “THI MA LÂM” (là rừng chứa thây chết).

Bên Ấn Ðộ thời xưa, trước lúc Phật ra đời và ngay cả khi Phật còn trụ thế, người Ấn Ðộ có một phong tục là:

Ðối với người chết (như gia đình giàu có thì mướn người thiêu xác, còn nghèo quá không có khả năng thiêu hóa thì mang xác ấy vào bỏ trong một cánh rừng gọi là “THI MA LÂM” để cho nắng mưa (hoặc chồn sói ăn xé….) tiêu hoại dần dần)

Có một hiện tượng phi thường xảy ra:

Ðó là:

Hào quang chiếu sáng rực rỡ, trong hào quang ấy hiện ra một vị Thiên nhơn (người trên cõi Trời) thân tướng tốt đẹp, trang nghiêm với y phục và châu báu cõi trời, đang quỳ bên cạnh một cái xác mới vừa chết bần cùng, vô chủ, bị đem vứt bỏ vào trong Thi Ma lâm.

Thiên nhơn ấy có vẻ bùi ngùi cảm động, đem hương hoa trên cõi trời rãi cúng dường lên thân xác của thây ma đó, đoạn đọc lên bài kệ khen ngợi (thây ma ấy) rằng:

Ngươi là đời trước của ta,
Nhờ ngươi TA mới được ra thể nầy.
Thân trời đẹp ai sánh tầy.
Cung vàng, điện ngọc trời xây sẵn dành.
Nhờ ngươi kiếp trước tu hành.
Tụng kinh, bố thí, phóng sanh làm lành.
Nên nay ta một lòng thành,
Cúng dường đáp nghĩa tiền sanh chút tình.

cúng dường xong, Thiên nhơn ấy cung kính đảnh lễ thây ma (tiền thân của mình) rồi bay trở về trời.

Như thế đó, ta thấy rằng:

Tuy người chết đó là một người bần cùng, không thân quyến (có lẽ đi làm mướn, hay ở đợ cho nhà giàu cũng không biết chừng), sau khi chết thân xác bị kéo vào bỏ trong Thi Ma lâm…..

Nhưng:

– Phúc đức thay cho người quá vãng, bởi vì trong kiếp sanh tiền (Như trong bài kệ ở trên đã nói) người ấy tuy là nghèo cùng, khốn khổ, nhưng khi còn sống bởi vì nhờ biết tu hành các hạnh.

– Tụng kinh, bố thí, phóng sanh. Nên sau khi chết, mặc dù xác thân tứ đại bị đem vất bỏ nơi chốn rừng hoang, nhưng thần thức của người chết đó nương vào nơi các nghiệp lành đã tu tập trước kia và được sanh lên cõi trời, làm một vị thiên tử.

– Vị thiên tử ấy (mới dùng thiên nhãn quán xem kiếp trước ta nhờ vào nơi căn lành nào mà được sanh về cõi trời và) sau khi biết rõ được tiền nhân…..nên ngài mới bay xuống nhân gian, đến bên xác chết tiền thân của mình mà cúng dường và bày tỏ lên lòng tri ân, nhớ nghĩa…..(qua bài kệ trên) vậy.

Xin kể thêm một câu chuyện tương tợ như vậy, để trước là làm chứng tín “thân thiết” và sau cũng hàm ý nhắn gởi đến mọi người, phải nên sớm biết thức tỉnh và tu hành các thiện pháp theo lời Phật dạy.

Như sau:

Lúc Phật còn trụ thế,…..

Một hôm tôn giả CA CHIÊN DIÊN (là một trong 10 vị đại đệ tử của Phật) đi trên đường, gặp một bà lão ở đợ, nghèo khổ, tay cầm thau nước, ngồi bên bờ giếng khóc nức nở, muốn trầm mình tự tử.

Tôn giả ngăn lại và hỏi lý do, bà lão ấy đáp.

– Thân tôi nghèo khổ, cô cùng, phải đi ở mướn cho người, nay tuổi già, làm việc nặng nhọc không nổi nữa, bị chủ nhơn đánh chửi khổ não không kham, tủi thân muốn quyên sinh cho rồi một kiếp…..

Tôn giả nói:

– Sao bà không đem “cái nghèo khổ” ấy bán đi ?

Bà lão hỏi:

– Cái nghèo khổ có thể bán được sao, ai mà dám chịu mua cái nghèo khổ ấy, mà ví như có bán được đi nữa thì phải bán thế nào ‌?

Tôn giả đáp:

– Bần tăng xin tình nguyện chịu mua cái nghèo khổ ấy của bà.

Bà lão hỏi:

– Thầy chịu mua sao, làm thế nào mà tôi bán được ?

Tôn giả đáp:

“Nay tôi xin cung kính cúng dường bát nước trong nầy lên tôn giả, nguyện xin thương xót mà nạp thọ cho”.

– Vậy bà hãy đi múc một thau nước trong sạch đem đổ vào trong bình bát của ta và thành thật nói rằng :

Bà lão làm y theo lời.

Tôn giả CA CHIÊN DIÊN nhận bát nước trong từ nơi tay bà lão nghèo dâng cúng và lâm râm chú nguyện…..

Ðêm ấy vì bị đói, lạnh nên bà lão mệnh chung.

Vì là tôi đòi, không thân thích, nên thân xác bị kéo bỏ vào Thi Ma lâm.

Nhưng,

Nhờ hết lòng thành kính cúng dường cho một vị A la Hán, lại được bậc Thiên, nhơn sư chú nguyện cho, nên sau khi chết, thần thức của bà lão liền được sanh lên trời “Tam Thập Tam Thiên” (Trời Ðạo lợi) làm một vị thiên tử (loại thông thường).

Thiên tử ấy liền say mê và vui thú trong ngũ dục lạc của cõi trời (mà quên bẳng đi tiền kiếp của mình).

Nhằm lúc ấy ngài XÁ LỢI PHẤT đang có mặt ở trên cõi trời nầy để giáo hóa chư thiên, thấy biết được chuyện như vậy, mới kêu vị thiên tử ấy đến, hỏi rằng:

– Nay ngài mang được thân Trời thắng dịu, mà có biết tiền nhân của kiếp trước như thế nào chăng?

Thiên tử ấy đáp:

– Không nhớ biết được.

Ngài XÁ LỢI PHẤT liền cho mượn thiên nhãn quán sát túc căn…..

Sau khi thấy biết được nhân duyên tiền kiếp xong, thiên tử ấy sanh lòng “Tàm quý” (hổ thẹn với mình, với người) liền bay xuống nhân gian cúng dường và quy y nơi tôn giả CA CHIÊN DIÊN, cùng vào nơi rừng Thi Ma đảnh lễ thân xác của mình (Như đã nói ở trước).

Các trường hợp nầy vv…..

Các sự tu thiện ba Căn Thân, Khẩu, Ý…..

Như thế thì gọi là: “BA CĂN thân thiết” vậy.

B/- Ba căn THÂN, KHẨU, Ý là thù (nghịch):

Sao gọi ba căn Thân, Khẩu, Ý là Thù nghịch?

Gọi ba căn là thù Thù nghịch vì ba căn nầy có thể mang lại sự tổn hại lớn lao cho ta ngay cả khi ta còn sống hoặc sau khi ta đã bị chết đi rồi.

NHƯ THẾ NÀO ‌?

1. THÂN CĂN Thù nghịch:

Sao gọi là “Thân căn Thù nghịch” với ta?

Gọi “Thân căn Thù nghịch” với ta là khi ta còn sống, (vì ta không biết đạo, không biết tu hành theo lời Phật dạy vv….) cho nên ta dùng “thân tứ đại” của ta mà tạo ra ba thứ ác nghiệp.

Ðó là:

– Không phóng sanh, cứu mạng – Mà lại luôn luôn sát sanh, hại mạng.

– Không bố thí, cúng dường – Mà lại luôn luôn keo kiệt, trộm cắp, gian tham…..

– Không đoan trang, chánh hạnh – Mà lại luôn luôn tà dâm, tà hạnh.

Vì không có “tu THÂN” mà lại còn luôn hành các hạnh xấu ác như vậy, nên thân ấy được gọi là “THÂN CĂN Thù nghịch”. Với cái thân căn “Thù nghịch” nầy, nó không mang lại cho ta được chút chi lợi ích hết, cả ngay khi ta còn sống lẫn sau khi chết đi rồi vậy !

2. KHẨU CĂN Thù nghịch:

Sao gọi là “Khẩu căn Thù nghịch” ?

Gọi “khẩu căn Thù nghịch” với ta, là bởi vì khi ta còn sống (vì ta không biết đạo, không chịu tu hành theo lời Phật dạy vv…..). Cho nên ta dùng cái “KHẨU CĂN” (miệng) ấy mà gây tạo ra bốn thứ ác nghiệp.

Ðó là:

– Không nói lời ngay thẳng chơn thật – Mà lại luôn luôn nói các lời dối, láo.

– Không nói lời ôn hòa, hiền hậu – Mà lại luôn luôn nói lời hung ác.

– Không nói lời chánh lý, đứng đắn, không nói lời giữ danh giá, tánh mạng và tài sản của người – Mà lại luôn luôn nói lời thêu dệt, trau chuốt.

– Không nói lời hòa giải, êm ái – Mà lại luôn luôn nói lời hai chiều, lời tổn hại.

Vì không có “tu KHẨU” mà lại luôn nói các lời “ác ngôn” như vậy, nên KHẨU ấy được gọi là “KHẨU CĂN Thù nghịch”.

Với cái “khẩu căn Thù nghịch” nầy, nó không mang lại cho ta được chút chi lợi ích hết, ngay cả khi ta còn sống lẫn sau khi ta chết đi rồi vậy !

3. Ý CĂN Thù nghịch:

Sao gọi là “Ý CĂN Thù nghịch” ?

Gọi “Ý CĂN Thù nghịch” với ta, là bởi khi ta còn sống (vì ta không biết đạo, không chịu tu hành theo lời Phật dạy vv….). Cho nên ta cứ để cho cái “Ý CĂN” (TÂM Ý) ấy tự do gây tạo ra ba thứ ác nghiệp.

Ðó là:

a. KHÔNG BIẾT thiểu dục, tri túc – Mà lại cứ luôn luôn sanh khởi ra các sự tham lam quá đáng….

b. KHÔNG CHỊU nhẫn nhục, hòa vui – Mà lại cứ luôn sanh khởi ra các niềm sân hận, hại thù….

c. KHÔNG CÓ sự sáng suốt, trí huệ.

d. KHÔNG TIN các sự luân hồi, quả báo….

Mà lại cứ:

– Luôn luôn ngây dại, ngu tối, si mê, không chịu gần gũi các bậc minh sư, thiện hữu (để học hỏi đạo pháp và tu hành)….

Nếu như ta cứ luôn luôn phóng túng TÂM Ý và si mê như thế mãi…. thì ta sẽ gây tạo ra vô số ác nghiệp. Do vì như vậy cho nên cái “Ý CĂN” ấy được gọi là “Ý CĂN Thù nghịch”.

Với cái “Ý CĂN Thù nghịch” nầy, nó không đem đến cho ta được chút chi ích lợi hết, ngay cả khi ta còn sống lẫn sau khi chết đi rồi vậy.

Tóm lại:

Nếu ta không chịu tu THIỆN ba căn Thân, Khẩu, Ý nầy cho được trở thành “thân thiết”, mà ngược lại cứ để cho nó tự do phóng túng và gây tạo ra các sự “Thù nghịch” như thế mãi thì hiện tại và mãi mãi trong những kiếp về sau ta sẽ gánh chịu không biết bao nhiêu là quả báo xấu ác, khổ đau trong ba ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh).

Chừng đó dù cho có hối hận thế mấy đi nữa cũng đã muộn màng !

Ðến đây, xin được kể ra một câu chuyện để làm chứng tín:

… “Ðêm ấy, cũng tại “Thi Ma LÂM”… Có một con ngạ quỷ, diện mạo xấu xa đáng sợ, trên đầu tóc tai bù xù, rối như ổ quạ, thân thể hôi hám thúi tha, miệng phun ra vòi tửa,….Con ngạ quỷ ấy trên tay cầm một cây roi sắt, nghiến răng trợn mắt, đánh loạn đã vào một cái tử thi mới chết, cả tiếng mắng chửi (cái thây chết đó) rằng:

Khốn nạn mi: đồ thân hôi thối,
Cũng tại mi mà ta mất mối.
Sanh về cõi Phật, cõi trời người.
Ngạ quỷ mang thân không kịp hối !
Xưa ngươi keo, bẩn, tham, sân, si,
Làm lành một mảy cũng từ chối.
Khiến ta hôm nay đến nỗi nầy.
Ðánh mi, chửi ta hai thằng thối.

Con ngạ quỷ ấy cứ đánh chửi thây ma tiền thân của nó như vậy suốt cả đêm., đến gần sáng mới chịu đứng lên, khóc to đầy vẻ phẫn hận, đau khổ, đoạn tan biến vào trong lòng đất….

Qua hai câu chuyện:

– “Thân thiết” của vị Thiên nhân.

Và:

– “Thù nghịch” của con ngạ quỷ.

Kể trên….

là người Phật tử chân chánh, biết tu học theo đạo mầu giải thoát của Phật, chúng ta phải nên suy nghĩ và cư xử như thế nào (trong suốt cuộc đời của mình) ‌

Phải nghĩ rằng:

a. Ba căn Thân, Khẩu, Ý của ta có thể sẽ giúp cho ta, khi còn sống trở thành một bậc hiền nhân, quân tử.

Khi chết được sanh về nơi các thiện đạo của cõi Trời, người.

Trong đó, nếu như có kiêm thêm những hạnh : bố thí, trì giới, phóng sanh, niệm Phật vv….ắt sẽ được sanh về các Tịnh độ của chư Phật ở tha phương.

b. Ngược lại, nó cũng có thể khiến cho ta khi sống trở thành một tên tiểu nhân ác gian, bại hoại….

Khi chết bị đọa vào ba ác đạo, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

Trong đó, nếu như có kiêm thêm các tội : Ngũ nghịch, hủy phá Tam Bảo….ắt sẽ bị đọa vĩnh viễn vào nơi A Tỳ địa ngục….

Biết bao giờ mới được thoát ly!

Vì thế cho nên Phật mới dạy rằng:

– Thân thiết nhất của ta cũng là ba căn Thân, Khẩu, Ý.

Mà:

– Thù nghịch nhất của ta cũng là ba căn Thân, Khẩu, Ý mà thôi.

Thế cho nên phàm làm người có học đạo, biết tu hành, ắt phải nên thường xuyên quán xét lại ba căn THÂN, KHẨU, Ý của mình, nếu như thấy rằng:

(Làm cho nó càng ngày càng thêm THÂN THIẾT.)
(làm cho nó càng ngày càng thêm tiêu mòn đi.)
  1. Ba căn nầy là THÂN THIẾT thì phải nên:
  2. Ba căn nầy là THÙ NGHỊCH thì phải nên:

Trong kinh gọi “phép” nầy là “TỨ CHÁNH CẦN” vậy.

Sao gọi là “TỨ CHÁNH CẦN”?

Tức là Bốn cái pháp chân chánh (mà người học đạo) “CẦN” phải nên thường xuyên quán xét, tu tập và năng làm.)

Ấy là:

  1. Việc lành chưa sanh thì phải nên cố gắng và chuyên cần làm cho nó “ÐƯỢC SANH”.
  2. Việc lành đã sanh rồi thì phải nên cố gắng và chuyên cần làm cho nó càng thêm “PHÁT TRIỂN”.
  3. Việc ác chưa sanh thì phải nên cố gắng và chuyên cần làm cho nó “KHÔNG SANH” (luôn).
  4. Việc ác đã (lỡ) sanh rồi thì phải nên cố gắng và chuyên cần làm cho nó (ngày càng thêm) TIÊU DỨT.

Ðây là 4 phép đầu tiên “nên có và phải làm” của người Phật tử biết tu học theo thánh đạo của Phật giáo nhà ta vậy.

HỎI:

Trong ba thứ nghiệp được gây ra do ba căn THÂN, KHẨU, Ý nầy thì nghiệp nào được xem như là “THÙ NGHỊCH”“THÂN THIỆN” mãnh liệt nhứt ‌

ÐÁP:

Nghiệp của KHẨU (tức là khẩu nghiệp) được xem như là mãnh liệt hơn hết.

Tại sao ?

Bởi vì:

Như cái nghiệp của Ý và của THÂN thì:

Vì thế cho nên cũng chưa kết thành tội được.

1. Ý NGHĨ chỉ mới phát ra ở trong tâm thôi chớ chưa lộ bày, tức là chưa hiện ra hành động, cho nên chưa kết thành tội được.

2. THÂN NGHIỆP như có lúc (nào đó) mình muốn dùng thân làm việc ác thì còn có thể bị luân lý, đạo đức, hay cha mẹ, anh em, thầy bạn, luật pháp ngăn cản (nên không dám làm, hoặc không được làm).

3. Còn như cái KHẨU (nghiệp) kia, hễ vừa buông ra lời – dù là lời lành hay dữ gì đi chăng nữa, thì mọi người ai cũng đều thấy, nghe biết ngay.

Cho nên Tổ sư có dạy rằng:

“Cứ Phật sở ngôn, khẩu nghiệp quả báo, đa ư thân ý nhị nghiệp.”

Hà tắc ?

Phát ý tắc vị hình ư ngoại,
Xuất ngôn tắc toại kiến hỉ.
Sở thân vị ác, hữu thời gian cản trở.
Bất nhược khẩu chi dị phát.
Cố dã.

Nghĩa là:

Cứ như lời của Phật dạy thì cái quả báo của khẩu nghiệp nhiều hơn quả báo của THÂN NGHIỆP và ý nghiệp.

Bởi vì:

Ý phát ắt chưa bày ra ngoài.
Chớ lời vừa buông ra thì liền thấy ngay,
Dùng thân làm ác còn có lúc bị ngăn cản.
Chỉ sợ cho cái việc mở miệng buông lời (tầm bậy) kia lắm vậy.

Nay cứ lấy ra một việc cụ thể sau đây mà làm thí dụ để cho dễ hiểu.

Chẳng hạn như là:

Thì:

Kẻ (được giúp đở) đó suốt đời chịu ơn (mà con cháu của họ cũng mang ơn, mến đức nữa).

Thì:

Kẻ (bị hại) đó suốt đời mang niềm oán giận không nguôi (mà con cháu đời nầy, đời sau của họ cũng còn căm thù, oán giận nữa).

a. Có một người (nào đó) dùng lời nói tốt khen tặng người, hoặc là nói giúp đở cho người….để cho kẻ kia nhờ đó mà được hưởng các điều lợi ích, an vui, phước lưu truyền cho đến đời con, đời cháu của họ.

b. Trái lại như có một người dùng lời nói ác độc để vu cáo, hãm hại người….khiến cho kẻ bị hại kia vì đó mà trọn đời chịu hại, họa lây cho đến đời con, đời cháu của họ.

Vậy cho nên phàm làm kẻ học đạo phải biết chắc rằng:

khẩu nghiệp mãnh liệt nhất vậy.

Ðó gọi là:

Ra nơi miệng mà trở lại cũng ở nơi miệng.
(Nói lời ác ắt sẽ bị ác báo).
Nói lời thiện ắt sẽ được thiện báo).

Hay là:

Bệnh tùng khẩu nhập,
Họa tùng khẩu xuất.

chính là như thế.

Phải nên biết và luôn tự răn mình, để cho trong lòng:

– Khá hoảng, khá than, khá sợ hầu tránh gây tạo nên khẩu nghiệp vậy.

Có như thế mới trở thành người hiền nhân, quân tử được.

Chớ đừng nên để cho đến nổi bị lâm vào mức:

– Oán trách trời(thì mình là người cùng (đường mạt lộ).

– Oán trách người (thì mình là kẻ ngu si, vô trí).

Vậy phải làm sao ?

– Chính là phải nên thầm xét đến những nghiệp nhơn của mình đã gây tạo ra và cái lý “nhơn quả báo ứng không sai”, mà vui lòng nhẫn chịu và ân cần sám hối, niệm Phật, tụng kinh vv….cho nghiệp báo sớm được tiêu trừ, chớ đừng nên bao giờ Oán trách ở nơi Trời, người hết cả.

Tổ sư đã có dạy về khẩu nghiệp như sau:

  1. Khẩu tụng Phật danh, như thổ châu ngọc:
    Thiên đường, Phật quốc chi báo.
  2. Khẩu thuyết thiện sự, như phún thanh hương :
    Xứng nhơn trường đồng.
  3. Khẩu tuyên giáo hóa, như phóng quang minh :
    Phá nhơn mê ngữ.
  4. Khẩu ngữ thành thật, như thơ bố bạch :
    Thiệt tế nhơn dụng.
  5. Khẩu đàm vô ích, như tước mộc tiết :
    Bất như mặc dĩ dưỡng khí.
  6. Khẩu ngôn khi trá, như mông hãm tỉnh :
    Hành tắc ngộ nhơn.
  7. Khẩu háo hí ngược, như trạo đao kiếm :
    Hữu thời thương nhơn.
  8. Khẩu xưng ác sự, như xuất xú khí :
    Thuyết nhơn đoản đồng.
  9. Khẩu đạo uế ngữ, như lưu thơ trùng :
    Ðịa ngục, súc sanh chi báo.

Nghĩa là:

  1. Miệng niệm tên PHẬT, cũng như nhả ra châu ngọc, sẽ được cái quả báo (sanh về) nơi cõi Trời, cõi Phật.
  2. Miệng nói ra các lời lành, cũng như phun ra mùi hương thơm, ắt sẽ được quả báo:
    Mình cũng được lành, được tốt y như người.
  3. Miệng nói ra các lời giáo hóa (đúng theo chánh pháp) – cũng như phóng ra hào quang, ánh sáng :
    Phá trừ được cái mê tối cho người (và cho cả mình nữa).
  4. Miệng nói ra các lời thành thật, cũng như trải lụa tốt, sạch, đẹp :
    Chu cấp cho người (dùng) được các sự an vui.
  5. Miệng nói ra các lời vô ích, cũng như nhai nhá mạt cưa (hoặc vỏ trấu).
    Vậy thì tốt hơn là :

    Nên làm thinh để khỏi phải hao hơi phí sức.

  6. Miệng nói ra các lời dối trá, cũng như (lấy giấy) che đậy miệng giếng, miệng hầm; Ắt sẽ :
    Làm hại cho người đi đường bước lầm (té xuống mà chết).
  7. Miệng nói ra các lời trêu ghẹo, bất nhã, cũng như cầm gươm đao quơ múa bậy bạ.
    Ắt sẽ có lúc chém trúng người.

    (hại người mà không biết rằng mình hại).

  8. Miệng nói ra các lời ác độc, cũng như phun ra hơi thúi – ắt sẽ bị cái quả báo :
    Mình sẽ cùng bị xấu ác y với các điều mà mình đã thốt ra để làm tổn hại cho người (lúc trước).
  9. Miệng nói ra các lời dơ dáy, bẩn thỉu, cũng như phun ra vòi tửa, ắt sẽ bị cái quả báo :
    Chịu khổ ở nơi hai đường ác là địa ngục và súc sanh (1).

Như vậy, nếu là người Phật tử có tu học theo Phật pháp, ta phải nghĩ biết như thế nào qua các lời dạy nêu trên ‌

Phải nên nghĩ và biết rằng:

– Ta là người con Phật, tu học theo thánh đạo (đạo Phật gọi là thánh đạo) ắt nhiên ta cần phải học và thực hành theo các điều 1,2,3,4.

Và:

– Xa lánh (cũng như cố gắng đừng nên phạm vào) các điều 5,6,7,8,9 cả.

Có được như vậy rồi thì mới nên nói tiếp đến các việc khác như là :

a. Về đời: Trở thành một người hiền nhơn, quân tử.

b. Về đạo: Thành tựu được các quả vị giải thoát của thánh nhơn.

HỎI:

Còn nếu giả sử như đã có lỡ phạm lầm lỗi ở nơi các điều 5,6,7,8,9 rồi thì làm sao ‌?

ÐÁP:

Phải phát lòng tàm quý (hổ thẹn) – nguyền không tái phạm nữa, rồi sau đó mới y theo pháp TỨ CHÁNH CẦN của Phật dạy – (đã có nêu ở trên) mà tu sửa thân tâm.

Chớ đừng nên bao giờ nói một cách sai lầm rằng:

Lỡ rồi thì cho lỡ luôn.

Do đó mà cứ buông thả thân tâm, sa đọa vào trong ác đạo, từ đó chẳng việc ác nào không làm , chẳng lời dữ nào không nói… mà uổng phí đi cho một kiếp người sanh ra trên cõi thế.

Hễ một phen mất thân người rồi thì muôn kiếp khó hồi phục được.

Sách có câu rằng:

Thiên niên khô mộc khai hoa dị,
Nhất thất nhơn thân vạn kiếp nan.

Nghĩa là:

(Cây khô Ngàn năm mà nay nở hoa lại được cũng chưa lấy chi làm lạ.
Chớ còn một phen lỡ mất thân người rồi thì muôn kiếp khó phục hồi lại được).

Phải nên biết rằng:

Trên thế gian nầy, nhơn loại tuy là có nhiều chủng loại và sắc tộc khác nhau, nhưng tựu trung lại chỉ gom vào trong hai hạng mà thôi, đó là:

– Người lành (kiết nhơn, thiện nhơn).

– Người dữ (hung nhơn, ác nhơn).

Hai hạng người lành và dữ nầy lại được chia ra làm ba loại,

Ấy là:

1. Người lành thuộc hàng thượng phẩm:

Hạng người lành thượng phẩm nầy từ khi mới sanh ra cho đến khi khôn lớn, già chết, không cần ai dạy mà người ấy vẫn cứ luôn làm lành.

2. Người lành thuộc hàng trung phẩm:

Hạng người lành trung phẩm nầy, trước cần được người dạy rồi sau đó mới biết làm lành.

3. Người thuộc hàng hạ phẩm:

Hạng hạ phẩm nầy, tuy là có được người dạy dỗ (cẩn thận) mà cũng chẳng chịu, chẳng biết làm lành !

Vậy nên thử hỏi:

– Người chẳng cần dạy lành mà vẫn trọn lành, đó không phải là bậc thánh nhơn, thì gọi là gì ?

– Hạng người được dạy rồi mới lành, đó không phải là kẻ hiền nhơn, thì gọi là gì ?

– Hạng được dạy dỗ mà cũng vẫn chẳng lành, đó không phải kẻ ÁC NGU, thì gọi là gì ?

Nay chúng ta đây là những người con Phật, tu học theo Phật pháp, lấy sự trau dồi thân tâm cho tốt đẹp làm chánh, há :

– Chẳng học, chẳng hành theo các bậc hiền, bậc thánh hay sao?

– Chẳng học, chẳng hành theo các kẻ kiết nhơn, thiện nhơn hay sao ?

Vậy thì làm thế nào được gọi là học hành và theo hạnh của bậc thiện nhơn?

Trước khi bàn vào trong “cái hạnh” của người “thiện nhơn”, BẢO ÐĂNG thấy cũng rất cần thiết phải làm “minh” (sáng) lên cái nghĩa của hai chữ thiện nhơn (tức là người lành) nầy cho quý Phật tử và chư huynh đệ rõ cái đã, bởi vì BẢO ÐĂNG đã có gặp một vài trường hợp và nghe một ít người – (tương đối có học thức) – hiểu về chữ “thiện nhơn” nầy như sau :

Có một dạo cách đây mấy năm, nhơn có đôi vợ chồng thiện tín nọ đến chùa lễ Phật, người vợ thì lễ Phật rất ân cần và cung kính còn riêng người chồng thì chẳng những không lễ Phật mà cũng không chịu lên trên chánh điện….để chiêm ngưỡng từ dung của Như lai nữa, chỉ ngồi đợi ở nơi phòng khách của chùa để chờ “hiền thê” lễ Phật xuống hầu cùng nhau về nhà…..

Thấy vậy BẢO ÐĂNG mới hỏi:

Chắc đạo hữu là người Công giáo ?

Vị ấy đáp:

Dạ không phải. Tôi không có theo tôn giáo nào cả, chỉ làm một “NGƯỜI LƯƠNG” mà thôi.

BẢO ÐĂNG nghe nói thế nên cũng không dám hỏi chi nhiều vì người ấy xác nhận là “không theo một tôn giáo nào” thì dù cho có hỏi ắt cũng như không mà thôi….

….Nhưng kể từ đó, trong lòng của BẢO ÐĂNG cứ mang lấy một sự “thắc mắc” hoài, đó là:

Chẳng biết “người lương” là người gì ?

cố gắng hết sức mà vẫn không sao tìm ra giải đáp!

Mấy tháng sau nhân dịp Thầy bổn sư từ nơi tịnh thất trở về chùa dự lễ (Tết) đầu năm. BẢO ÐĂNG mới bạch lên Thầy sự thắc mắc nầy và cầu xin Thầy chỉ dạy:

Thế nào là “người lương” ?

Thượng tọa cười đáp:

Vị ấy nói mình chỉ làm “người lương” mà thôi, ấy là ý muốn nói rằng:

“Tôi chỉ làm một người lương thiện” (lương tức là lương thiện).

Lúc đó BẢO ÐĂNG mới hiểu ra và bắt phì cười lên mấy lượt….vậy mà mình cứ tưởng chữ “lương” mà ổng nói đó là “con lương” chớ !

Nếu vậy thì thôi thà ổng nói rằng:

– Tôi chỉ là một người ăn hiền, ở thẳng theo Nho giáo đi. Vậy e còn dễ hiểu hơn nhiều.

(Ðây cũng là một cái giai thoại.)

Do nơi chuyện nầy mà suy rộng ra thì Bảo đăng thấy rằng:

– Ða phần các người đời nay, ít ai chịu đi chùa, nghe pháp, lễ Phật, niệm Phật hay tụng kinh gì cả, (nhất là quý vị ở bên nam phái) dầu cho có người khuyên nhắc họ cũng vẫn không nghe….mà lại còn nói rằng:

– Ối, cần chi phải như vậy chớ, miễn mình không làm điều gì ác hết là đủ rồi vv….đi chùa, lạy Phật làm chi (cho tốn công, tốn sức) !

Và cứ như thế mà họ tuần tự sống hết năm nầy qua năm khác cho đến phút chót của đời mình mà cũng vẫn chẳng hề biết Phật, Pháp, Tăng là gì, chẳng biết thế nào là chuyện luân hồi, nhơn quả trả vay của chúng sanh – (và ngay chính ở nơi bản thân cùng cuộc đời của họ nữa) – ở trong ba cõi, sáu đường cả…..

Ðời của họ, nếu như may mắn được suông sẽ hết thì chẳng nói làm chi, còn như lỡ khi có gặp phải ít việc gì oán trái, khổ đau vv….thì họ lại cả tiếng Oán trách trời, người (sao quá bất công)….tạo nên khẩu nghiệp….hiện tại và chiêu cảm lấy quả báo về sau.

Bởi không có học hiểu Phật pháp, mà chỉ làm “người lương”, sống theo đường lối của ông bà, cha mẹ, hoặc phong tục truyền lại như thế mà thôi, cho nên mỗi ngày thân, khẩu, ý của họ tạo tội mà họ không hề hay biết chi cả !

1. Chẳng hạn như về vấn đề ăn uống, thì mỗi ngày làm gà, vịt, cá, tôm để ăn….họ cứ tưởng đó cũng là chuyện thường thôi chớ đâu có gì lạ – bởi vì họ nghĩ rằng : “Vật dưỡng nhơn” (thú vật để cho người ăn thịt).

2. Ông bà, cha mẹ mình và cả mọi người chung quanh nữa, ai cũng đều làm ăn như vậy hết, thì mình giết hại vật mạng để ăn, âu đó là chuyện thường, đâu có điều chi đáng nói!

Miễn sao:

– Mình đừng làm điều chi ác hết là được rồi !!!

– Mình làm “người lương” như bấy lâu nay là được rồi !….

3. Khi có đám tang, giỗ cúng thì họ cắt cổ thêm vài chục con gà, vịt, thọc huyết một vài con heo, vv….để nấu thức ăn trước là cúng cho ông bà, cha mẹ quá vãng và sau nữa là đãi đằng bà con, lối xóm….

Ðó cũng là một chuyện thường thôi….ai nấy cũng đều làm như vậy cả, thì mình cũng làm y như thế.

Miễn sao:

– Mình không làm điều chi ác hết là được rồi !!….

– Mình làm “người lương” như bấy lâu nay là được rồi….!Vậy xin thử hỏi quý chư thiện tín – (có học Phật pháp) – rằng:

  • “Người lương” đó có “làm gì ác không” ‌?
  • Có tạo nghiệp sát sanh, giết hại không ‌?
  • Có bị quả báo sát sanh trong kiếp nầy và những kiếp về sau không ‌?
  • Có thật sự không làm gì nên tội lắm không ‌?

Hỏi tức là đã trả lời rồi vậy…..

Bởi thế cho nên, đừng bao giờ có quan niệm rằng:

– Không làm hại ai hết, không làm gì quấy, ác hết là đủ rồi.

Cần chi phải đi chùa, lạy Phật, nghe pháp, niệm Phật, tụng kinh….cúng dường, bố thí vv….làm chi cho mất thời giờ và tốn kém tiền của !

Vì quan niệm như thế nên họ cứ làm “người lương” như vậy mãi cho đến hết đời….

Và luôn nghĩ trong tâm rằng:

– Ðó chính là loại người thiện nhơn, kiết nhơn rồi đấy!

Mà lầm lạc tai hại lắm thay!

Bởi muốn phá các quan niệm sai lầm ấy của chúng sanh nên Phật mới thị hiện ra nơi đời để:

– KHAI – mở lên cái sự thấy biết của Phật ra cho chúng sanh y theo đó mà học hỏi, hầu hiểu rõ (đâu là đúng, là sai).

– THỊ(tức là chĩ dẫn) – cho chúng sanh bỏ dứt các sự thấy biết sai lầm cố hữu của mình đi, mà học và hành theo các sự thấy biết của Phật (đã khai mở).

– NGỘ – là giác ngộ Phật pháp, xa lánh tà pháp, để lìa các khổ nơi ba ác đạo là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, mà được sanh về nơi các nẻo vui của cõi Trời, Người.

– NHẬP – Là thâm nhập vào trong quả vị giải thoát của thánh nhơn (tức là đắc đạo), siêu xuất ra khỏi vòng luân hồi, sanh tử.

Ðó, đức Phật ra đời là vì các mục đích để cứu độ chúng sanh chúng ta như vậy.

Nay như ta đây.

mà vẫn mãi còn mơ màng theo cái “si phước” của mình, phí mất ngày, giờ, năm, tháng….trôi qua, mà không biết học hỏi Phật pháp, tu hành vv….chi cả !

  • Thân người khó được mà ta đã được.
  • Ngũ quan (tai, mắt, mũi, miệng, tay, chân) đầy đủ.
  • Cuộc sống sung túc, an vui…..

Sống như thế thì có khác nào như là “một cái thây biết đi, một khối thịt biết chạy” vậy mà thôi !

Ðến khi đại hạn đáo đầu rồi, ắt phải theo nghiệp mà đi trong 6 nẻo luân hồi…. giả sử như may mắn còn được tái sanh trong vòng nhơn đạo (loài người) thì chẳng nói làm chi, lỡ như bị đọa vào trong ba ác đạo, thọ lấy thân địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh mang lông, đội sừng….

Chừng ấy dù cho có ăn năn e cũng đã muộn màng rồi vậy!.

Trở lại việc thế nào là:

– Người “kiết nhơn” tức là người “thiện nhơn” theo đúng như lẽ đạo?
(Luận theo “Khổng giáo” trước, rồi sẽ luận theo “Phật đạo” sau).

a/- Luận theo Khổng giáo (Nho giáo).

Người xưa dạy rằng:

“Kiết dã giả:

  • Mục bất quan phi lễ chi sắc.
  • Nhĩ bất thính phi lễ chi thinh.
  • Khẩu bất đạo phi lễ chi ngôn.
  • Túc bất tiển phi lễ chi địa.
  • Nhơn bất thiện bất giao.
  • Vật phi nghĩa bất thủ.
  • Thân hiền như tựu chi lan.
  • Ty ác như húy xà, yết.

Hoặc viết:

Bất vị chi kiết nhơn, tắc ngã bất tín dã.

Nghĩa là:

Người kiết nhơn (thiện nhơn) đó thì :

  • Mắt chẳng nhìn, ngó các vật sắc không phải lẽ.
    (Tức là : Vật ấy dầu đẹp, quý.

    Sắc đẹp đó dầu là xinh tươi, mỹ miều cho thế mấy.

    Nhưng nếu vật ấy không là của mình, sắc đẹp kia không phải (vợ) mình.

    Thì : Quyết không nhìn, ngó đến).

  • Tai chẳng nghe những tiếng nói không phải lẽ.
    (Tức là chẳng nghe các lời ác, lời hung dữ, lời thị phi….)
  • Miệng chẳng nói những lời không phải lẽ.
    (Tức là không nói lời ác, độc, thị phi vv….)
  • Chân không đạp lên mảnh đất không phải lẽ.
    (Tức là chỗ đất nào mà có người ác độc, hung dữ, xảo trá, chua ngoa ở, nơi nào không có đạo lý thánh hiền, thì quyết không bước chân đến).
  • Người không lành
    (tức là kẻ hung dữ, kẻ vô đạo) quyết không (thèm) kết làm bạn.
  • Vật không phải nghĩa không lấy.
    (Tức là các vật trộm cắp, vật chẳng phải của mình, quyết không lấy).
  • Gần gũi với người hiền như gần được cỏ linh chi, linh lan (là loại cỏ tiên) – (ắt sẽ được tốt đẹp).
  • Tránh kẻ ác như tránh loài rắn rít.
    (Tức là xa lánh người ác, người tà, người vô đạo như tránh rắn rít vậy).

Nếu như có ai nói rằng:

 

Người có các đức hạnh như trên mà không phải là kẻ thiện nhơn.

Ắt ta:

Quyết chẳng bao giờ tin, nghe theo vậy.

Ðây thấy cũng cần phải nói thêm đôi điều rằng :

Bởi vì:

 

– Trên đã nói về thiện nhơn rồi.

– Thì dưới đây ắt cũng cần phải nên nói thêm ít dòng về kẻ hung nhơn nữa, để cho chư thiện tín được rộng thêm đường kiến giải cùng hiểu rõ “diện mục” của các hung nhơn, hầu tránh xa và đừng nên giao thiệp (với họ) mà bị tổn hại :

Vậy:

– Sao mới được gọi là kẻ hung nhơn ?

Người xưa dạy rằng:

Hung dã giả:
  • Ngữ ngôn quỷ quyệt,
  • Ðộng chỉ âm hiểm.
  • Háo lợi sức phi.
  • Tham dâm, lạc họa.
  • Tật lương thiện như thù khích.
  • Phạm hình ngục như ẩm thực.

Tiểu tắc:

Tận thân, diệt tánh.

Ðại tắc:

Phúc tông tuyệt tự.

Hoặc viết:

Bất vị chi hung nhơn, tắc ngã bất tín dã.

Nghĩa là:

Còn cái người ác độc đó, thì:

  • Lời nói quỷ quyệt, xảo trá, láo khoét, đâm thọc.
  • Cử chỉ, hành động âm độc, hiểm ác.
  • Ham lợi lộc, chối bỏ tội ác mình làm.
  • Tham dâm, háo sắc, đàng điếm, bê tha, vui mừng khi thấy người khác có họa.
  • Ghét kẻ lương thiện (thiện nhơn) như ghét kẻ thù (tức là thù ghét người hiền lành).
  • Luôn phạm vào trọng tội (hình tội) vào tù, ra khám, như ăn cơm bửa.

Như tội nhỏ thì:

Chết thân, mất mạng.

Còn tội to thì:

Tan nát dòng họ, dứt giống, tuyệt nòi.

Như có ai nói rằng:

Kẻ như vậy mà vẫn chưa được gọi là ác nhơn, ắt ta quyết chẳng bao giờ tin vậy.

Nay chúng ta, là những người có học đạo, biết đạo, chịu đi chùa lễ Phật, nghe pháp, tu niệm mỗi tuần.

Vã lại vì cũng đã biết thế nào là thiện nhơnÁC NHƠN, THÂN THIẾT THÙ NGHỊCH rồi.

Vậy bây giờ xin thử hỏi:

Muốn trở thành thiện nhơn ‌?

Hay

  • Muốn trở thành ác nhơn ‌?
  • Muốn trở thành “THÂN THIỆN” cho chính mình.?

Hay

Muốn trở thành “THÙ NGHỊCH” cũng cho chính mình?

Tất cả đều do ở nơi mình vậy.

Ðây gọi l :

LINH TẠI NGÃ.

BẤT LINH CŨNG TẠI NGÃ.

Cho nên hễ phàm được sanh ra làm CON NGƯỜI trên cõi thế nầy rồi, thì ta phải nên vui mừng và hân hạnh.

Vui mừng hân hạnh như thế nào ?

Ấy là biết rằng:

Bởi vì trong sáu nẻo của “lục phàm” là Trời, Thần, Người, Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh thì:

Nẻo NGƯỜI rất là quý trọng. Năm nẻo kia không thể nào so sánh được cả.

Tại sao?

Bởi vì con người có tánh linh hơn hết. Cho nên từ xưa đến nay, đa phần các bậc thánh nhơn giải thoát trong hàng Tứ thánh (là Thanh Văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật) cũng từ ở nơi loài người mà tu hành, mà thành đạo cả.

Nay ta may mắn được sanh ra ở trong loài người, lại được thêm thân thể đầy đủ, ngũ căn đoan chánh, sáng suốt, thông minh, phước đức đủ đầy….như vậy.

Há nở lòng nào.

  • Mình tự hại lấy mình sao ?
  • Mình tự phụ phàng (cái tánh linh) của mình sao ?

Sao gọi là: “Tự hại và tự phụ phàng lấy mình”?

Chính vì:
  • Sống kiêu căng, ngạo mạn,
  • Sống tà ác, gian manh,
  • Không việc quấy nào mà không làm,
  • Không tội lỗi nào mà không tạo vv….

Hay nói một cách khác hơn nữa là:

Sống trái ngược và tương phản hoàn toàn với cái đạo chính nhơn của “người quân tử” vậy.

Nếu sống như thế thì gọi là:

Tự hại và tự phụ lấy mình.

Ắt sẽ:

  • Hiện kiếp bị phạm vào vòng quan pháp và tù tội nơi chốn dương gian.
  • Sau khi chết đi rồi, thần thức sẽ bị đọa sâu vào trong tam đồ, ác đạo.

Sống như vậy thì thật là không đáng sống một chút nào hết cả !

Cũng vì muốn khai ngộ cho các người đời biết sống thế nào cho đáng sống, nên các bậc Bồ tát, thánh nhơn, trước sau và lần lượt dùng “phương tiện” thị hiện sanh ra nơi đời, đem các điều đạo lý, nhơn nghĩa, phải, quấy ra mà răn dạy, dắt dìu, khiến cho mọi người hiểu được lẽ chánh, tà, để thấy rõ đâu là:

Ðường lành nên đi.
Việc lành nên làm.
Bạn hiền nên gần,

Và:

Ðường ác nên tránh,
Việc ác nên bỏ,
Bạn ác nên xa.
vv……

Bên Á hâu ta, tại xứ Trung Hoa…..

Ðầu tiên thì ngài KHỔNG PHU TỬ (gọi tắt là KHỔNG TỬ) ra đời, dạy cho con người sống theo “NHƠN ĐẠO”, nghĩa là sống và hành đúng theo các điều NHƠN, NGHĨA, LỄ, TRÍ, TÍN – Gọi nôm na là làm “người quân tử” vậy.

Vì thế nên nay, BẢO ÐĂNG tôi trước hết xin vì các người “quân tử” mà bày tỏ lên đôi điều rằng:

Tất cả mọi người trên cõi đời nầy, ai cũng đều có thể làm nên người quân tử được hết.

Vậy thì phải sống và thực hành như thế nào mới được gọi là người quân tử ?

Sách NHO (giáo) dạy rằng:

…….”Nhược thành, tín, cung, kính,
Nhược ôn hòa, phương chính.
Nhược suy hiển, dương thiện,
Nhược tùy nghi lợi vật.

Phàm thử chi loại, giai quân tử chi sự dã”.

Nghĩa là nếu:

  • Giữ các điều THÀNH (thật), TÍN, CUNG, KÍNH.
  • Xử thế (là đối với mọi người chung quanh) một cách ÔN, HÒA, TRUNG, CHÍNH (ngay thẳng và chân chính).
  • Tôn trọng người hiền đức (mà phụng thờ).
  • Biết rõ kẻ hiền nhơn (mà thân cận, gần gũi).
  • Tùy theo cơ nghi thích hợp mà làm nên các sự lợi ích cho người.

Hễ giữ và hành được các điều như vậy thì tức là LÀM NÊN NGƯỜI quân tử rồi đó.

GiữHành những điều nầy cũng không khó khăn gì cho lắm, mà nay ta thấy các người đời vẫn không chịu làm, không muốn làm.

Tại sao vậy ?

Xin đáp rằng:

  • Chính là vì không chịu học và hành theo cái đạo của bậc thánh nhơn (đã dạy) vậy.
  • Chính là vì ham ưa gần gũi và thân cận với các người ác (tức là tổ hữu) vậy.
  • Chính là vì không chịu ham ưa gần gũi, tiếp xúc với các bậc thiện hữu, minh sư vậy.

Tổ sư có dạy rằng:

Muốn tìm minh sư, thiện hữu (thầy tài đức, bạn hiền lương) để mà theo học, gần gũi, thì phải tìm ở nơi gương của các bậc hiền xưa trong sách vở mới có được.

Chớ còn như tìm trong nhân tình (tình người) đời nay, ắt sẽ vô cùng hiếm có.

Tại vì sao như vậy ?

Cổ đức có dạy:

a. Ðời nay trong 1000 người mới tìm ra được một người lành.

b. Trong 1000 người lành, mới có được một người biết đạo.

c. Trong 1000 người biết đạo, mới có được một người tin chịu tu hành.

d. Trong 1000 người tu hành, mới có được một người tu hành chân thật.

Vậy thì qua lời dạy nầy ta thấy gì ?

Chính là thấy rằng:

e. Trong 4000 người mới tìm ra được 4 người tốt.

Như thế:

Ta há chẳng nên biết “Chọn bạn mà chơi” hay sao ?

(Có kẻ hỏi rằng:

Giả sử như tìm không ra được một người “thiện hữu” hoặc “minh sư” nào hết, thì phải làm sao ‌?

Ðáp:

Sách có câu rằng:

Hải, nội vô quân tử,
Thiên nhai chỉ nhứt nhơn.

Nghĩa là:

Biển rộng, đất liền không kẻ tốt,
Ðảnh núi cheo leo sống một mình.

(Ðây ý nói rằng:

  • Nếu mà tìm khắp nơi trên đất liền (nội địa) và bể cả (hải) mà vẫn không thấy có không gặp được nhất một người quân tử nào hết !
  • Thì thà là sống “cô độc một mình” (chớ đừng có giao thiệp bừa bãi, bất kể kẻ đó là người tà ác, xấu xa mà chỉ có hại thêm chớ chẳng được ích lợi gì).

Tóm lại, nếu như biết làm nên một “TRANG quân tử” ắt kẻ đó được:

  • Mọi người hoan hỷ, kính trọng.
  • Thần linh phò hộ.
  • Các điều tai họa tự nhiên lánh xa.
  • Phước lộc của mình có thể lâu dài.
  • vv…………

Chỗ ĐƯỢC của người quân tử nhiều lắm, kể không xiết được…..

Tuy nhiên đến đây BẢO ÐĂNG cũng xin riêng mở ra một cái “dấu ngoặc” để nói thêm một điều “đặc biệt ngoại lệ” rằng:

Cũng có những trường hợp:

Người quân tử mà vẫn luôn bị thất bại, nghèo nàn….

Ðó là tại sao ?

Là tại vì bị cái “NGHIỆP” tiền khiên (nghiệp của kiếp trước) nó khiến xui nên như vậy.

Lấy cái ví dụ nầy để giải thích :

Chẳng hạn như cuộc đời người quân tử ấy vẫn luôn bị thất bại, nghèo nàn….

(Như có trường hợp của người “quân tử” sau đây :

…..Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch,
Người quân tử ăn chẳng cầu no.
Ðêm năm canh nằm ngủ ngáy pho pho,
Ðời thái bình, cửa cần bỏ ngõ !….

Ðây ý nói rằng:

  • Ngày ăn cơm ba bữa, nhưng chỉ ăn toàn là rau không mà thôi.
    (Vì nghèo không có tiền mua thịt cá, nên ăn rau no cành bụng (vỗ bình bịch) !
  • Vì nghèo không đủ gạo nấu cơm ăn, nên phải bị đói (ăn chẳng cần no).
  • Ðến năm canh nằm thẳng cẳng ngủ khò (vì đói quá nên ráng ngủ cho nhiều để mà quên cái đói đi).
  • Nhà nghèo quá, không có vật chi đáng giá cả nên đâu có sợ ăn trộm đến viếng thăm, vì vậy mà tối ngủ khỏi cần phải đóng cửa) !

Ðó là bởi vì :

– Kẻ ấy chỉ mới làm người quân tử ở trong kiếp nầy mà thôi. Chớ còn kiếp trước thì không phải là người quân tử đâu, (mà là kẻ tiểu nhơn, chuyên làm “Các việc tổn hại” cho người), nên kiếp nầy bị lãnh lấy “quả báo thất bại”….

– Kiếp trước Vì làm kẻ trộm cắp, chuyên môn cầm nhầm của cải người khác nên kiếp nầy bị lãnh lấy quả báo nghèo nàn….

Tuy nhiên vì kiếp nầy trở lại làm người quân tử, biết tu hành, nên sự thất bại và nghèo nàn ấy thay vì theo báo phục suốt đời, nhưng rồi sẽ có lúc được mau qua chóng khỏi.

Bởi vì:

Hễ nghiệp tiêu thì phước đến ngay vậy.

Việc đó (người có học hiểu đạo) chớ nên nghi ngờ.

Bởi vậy cho nên trong sách có nói rằng:

“quân tử tuy hữu thời nhi thất mạng dã,
phi nhơn quân tử nhi thất.
Sở bất vị quân tử, diệc thất hỉ.
Mạng hữu định phận cố dã”.

Nghĩa là:

” Làm người quân tử tuy có khi đời (mình) gặp chuyện thất bại (thì nên biết rằng) Không phải là:

Tại vì làm người quân tử mà bị thất bại đâu.

Giả sử như (kẻ đó) không làm người quân tử đi nữa, thì các việc thất bại kia cũng vẫn đến với họ như thường.

Tại sao ?

Vì cái “phần số” của họ đã “định phận” sẵn rồi vậy”.

Hai chữ “Phần số”“Ðịnh phận” vừa được nói ở trên đây, trong kinh điển của đạo Phật ta gọi đó là:

NGHIỆP KIẾP TRƯỚC (nghiệp gây tạo ra trong tiền kiếp (nhưng mãi cho đến kiếp nầy mới bị quả báo).

Trong kinh Phật gọi trường hợp nầy là “sanh báo”“hậu báo” vậy.

(sanh báo : là kiếp nầy tạo nghiệp, qua đến kiếp lai sanh (sanh ra kiếp sau, kiếp khác….mới bị quả báo.

Hậu báo : là kiếp trước tạo nghiệp, qua đến nhiều kiếp về đời sau có khi 3, 4 hoặc 5, 10 kiếp vv…. nữa mới bị quả báo).

Cho nên phàm làm người hiền, người tốt, mà cuộc đời vẫn luôn bị các điều họa hoạn, hoặc bất như ý hoài….(Nếu người quân tử ấy biết đạo) thì chớ nên thối chí, ngã lòng, hay là thay tâm, đổi tánh, phó mặc cho dòng đời……

Mà phải gắng sức:

– Y theo Phật pháp sám hối, tu hành, làm các việc lành, việc tốt vv…..

Rồi:

-An vui trong hoàn cảnh hiện tại của mình.

Chớ chẳng nên oán trách trời, người….chi cả.

Do vì hiểu và hành được như thế, cho nên :

– Nghiệp chướng tiền khiên ấy thay vì theo báo trọn đời sẽ bị rút ngắn thời gian báo phục lại bởi vì là:

NHỜ CÓ CÔNG ÐỨC sám hối tu hành, CHO NÊN NGHIỆP CHƯỚNG CHÓNG TIÊU TRỪ.

Vì vậy cho nên ông KHỔNG TỬ (là giáo chủ của đạo Nho) có nói rằng :

“Vị bất tri mạng, vô dĩ vi quân tử”.

Nghĩa là:

“Nếu không biết mạng, thì khó mà làm nên được người quân tử lắm”.

(Vì sẽ bất mãn với người tốt phần, tốt số và oán trách trời đất bất minh).

Chữ “mạng” mà đức KHỔNG TỬ nói đây chính là cái “NGHIỆP” mà đạo Phật của nhà ta vẫn (thường gọi) vậy.

Trên vừa mới nói về “trang quân tử” rồi.

Ðến đây BẢO ÐĂNG tôi nghĩ rằng:

Ắt cũng phải nên nói sơ qua về “kẻ Tiểu nhơn” nữa, để các người học đạo biết rõ cái lẽ chánh, tà và nhận diện cho tường tất, đâu là “bậc quân tử”, đâu là “kẻ tiểu nhơn” (Hoặc đôi khi còn gọi là “Ngụy quân tử” nữa).

Ngõ hầu hoặc là thân cận, hoặc là xa lìa, để cho khỏi bị họ “đồng hóa” vào trong các cảnh “lầm đường, lạc lối” (như họ), mà phải bị chiêu cảm lấy các nghiệp báo xấu ác về sau.

Vậy thì:

Sao (mới được) gọi là kẻ Tiểu nhơn ‌?

Sách Nho dạy rằng:

“Nhược khi trá, ngạo mạn,
Nhược thô bạo, siểm khúc.
Nhược thuyết đoản, dương ác,
Nhược túng ý, hại vật.

Phàm thử chi loại, giai tiểu nhơn chi sự dã.”

Nghĩa là:

Nếu như kẻ nào mà:

– Luôn luôn dối trá, ngạo mạn…..

– Hung ác, bợ đở, khuất lấp…..

– Vạch lá tìm sâu, bới lông tìm vết,

(chuyên môn chỉ bày bươi móc các điều dở, xấu hoặc là báng rao những việc lỗi lầm của người khác (khiến cho người ấy bị mang tiếng xấu, hư mất thanh danh vv….)

– Hễ khởi ý ra là muốn hại người, giết vật…..

Ðại phàm các người như thế thì đều được gọi là:

KẺ tiểu nhơn hết cả.

Làm kẻ tiểu nhơn như vậy, hỏi có ích lợi gì (cho cá nhân của mình đâu) mà Tại sao ta thấy người đời vẫn ham ưa làm kẻ tiểu nhơn !

Chính là vì:

  • Gần gũi và thân cận người xấu, ác (tổn hữu, ác đảng).
  • Không biết chọn bạn (tốt) mà chơi. (kết giao bừa bãi)
  • Không chịu, không muốn….học và hành theo các điều đạo lý của thánh hiền đã dạy.

Tổ sư có nói rằng:

Ðời nay, trong 1000 người, thì kẻ tiểu nhơn đã chiếm mất hết 999 người rồi vậy.

Lấy đó mà suy nghiệm cho rộng ra thì ta biết rằng:

Bởi vì có quá nhiều kẻ ác, làm ác như thế cho nên trên thế giới hiện nay :

  • Phước thọ của nhân loại ngày càng thêm tổn giảm.
  • Thiên tai, giặc giả, chiến tranh lan tràn khắp cả mọi nơi.
  • Xã hội ngày càng thêm rối loạn.
  • Thần thánh bất bình, không phò hộ, giúp đỡ nữa, nên khiến cho mưa, nắng trái thời, ngũ cốc suy hao, tàn tạ…..

Thế cho nên, làm kẻ tiểu nhơn ắt sẽ bị :

  • Người ta oán giận mình .
  • Thần linh trừng Phạt mình.
  • Họa hoạn sẽ luôn đến với mình.
  • Phước đức tiêu mòn.
  • Tuổi thọ tổn giảm.

Vì vậy, nên phải biết rằng:

Làm kẻ tiểu nhơn ắt sẽ bị nhiều điều tổn thất lắm !

Tuy nhiên, đến đây BẢO ÐĂNG cũng xin mở thêm ra một cái “dấu ngoặc” khác nữa, để nói lên vài ba trường hợp ngoại lệ nữa :

Ðó là:

Chẳng hạn có những trường hợp trái ngược (với lối suy nghĩ của người đời) như :

Có (lắm) kẻ suốt đời làm người tiểu nhơn, xấu ác, tư cách rất đáng khinh bỉ vv….nhưng họ vẫn được giàu sang, danh vọng, ăn trên, ngồi trước mọi người…..

Là tại sao ?

Sách xưa có dạy rằng:

“Tiểu nhơn, tuy hữu thời nhi đắc mạng dã.
Phi tiểu nhơn nhi đắc,
Sử bất vị tiểu nhơn diệc đắc hỉ,
Mạng hữu định phận cố dã”…..

Nghĩa là:

Cũng có một số các kẻ tiểu nhơn được thời tốt, làm nên danh phận, sống đời sung túc, giàu sang….không phải vì (kẻ đó làm đứa tiểu nhơn mà) được thành đạt đâu.

Giả sử như kẻ đó không làm người tiểu nhơn đi nữa (thì) y ta cũng vẫn được giàu sang như thường.

Tại sao ?

Vì cái “phần số” (hưởng phước) của kẻ đó đã có “định phận” sẵn (trước khi sanh ra rồi vậy).

Nói thế nghĩa là sao ‌?

Nghĩa là như thế nầy ‌

– Làm kẻ tiểu nhơn, làm người xấu ác mà vẫn được giàu sang, thành đạt…..đó là vì:

– Kẻ đó chỉ mới làm người tiểu nhơn ở trong hiện kiếp nầy mà thôi, chớ còn ở trong kiếp trước (của kiếp nầy), thì y ta đã từng có thực hành các hạnh tốt như bố thí, cúng dường, cứu giúp người cô cùng, nghèo khó vv…..rồi.

– Còn các cái hạnh tiểu nhơn mà y ta mới vừa hành ra trong kiếp nầy nó chưa đến lúc “chín mùi”, nên chưa bị thọ lãnh lấy quả báo khổ đau.
Nhưng :

– Những hạnh lành, hạnh tốt mà y ta đã từng tạo ra ở làm trong các kiếp trước, nay đã đến lúc “chín mùi” rồi, vì thế mà :

– Y ta được hưởng phước giàu sang, thành đạt vậy.

Còn:

– Các hạnh tiểu nhơn, xấu ác mà y ta đang gây tạo ra trong kiếp nầy sẽ làm “NHƠN” để thọ lãnh ác báo cho các kiếp về sau.

Kinh gọi là: sanh báo và hậu báo vậy.

Trong các sử sách (hoặc truyện (tàu) xưa, tích cũ) đã có ghi chép lại không biết bao nhiêu là bằng chứng cụ thể, chẳng hạn như :

truyện ghi lại (một số), những người lành tốt, nhưng ban đầu (tiền vận) hoặc (chí cho đến) giữa đời (trung vận) vẫn luôn bị nghèo khổ, hoạn nạn….mãi cho đến lúc sau cùng (hậu vận) bỗng dưng lại được :

Giàu sang, phú quý, danh vọng lẫy lừng vv……………….

Lại có truyện ghi lại, có (một số) những kẻ gian ác, tiểu nhơn…..nhưng ban đầu (tiền vận) hoặc (cho chí đến) giữa đời (trung vận) được giàu sang, vinh hiển…..

Ðến lúc gần cuối cuộc đời (hậu vận) bỗng dưng lại bị lâm vào cảnh tan nát, lụn bại…..đến nổi chẳng còn một chút gì cả.

Nếu người không biết đạo, không biết rõ cái lý nhơn quả, báo ứng thông suốt cả ba đời (là hiện báo, sanh báo và hậu báo, có dẫn giải sơ ở trên) ắt sẽ không hiểu tại sao như vậy ‌

Nhưng, những người có học hiểu Phật lý (như quý vị đây) đã biết rõ cái lẽ nhơn quả báo ứng rồi, ắt không lạ lùng gì cả.

Bởi thế cho nên:

Phàm làm người, phải nên biết đạo, biết tu hành, biết gần gũi thiện hữu, minh sư, biết làm nên những điều lành, tốt.

Mà:

Xa lánh và bỏ dứt đi những hạng tà sư, ác hữu, những việc làm tàn ác, xấu xa…..

Sách dạy:

Nhứt hào chi thiện,
Dữ nhơn phương tiện.
Nhứt hào chi ác,
Khuyến nhơn mạc tác.

Khi nhơn thị họa,
Nhiêu nhơn thị phước.
Thiên võng khôi khôi,
Sơ nhi bất lậu.
Báo ứng thậm tốc……

Nghĩa là:

Việc lành nhỏ nhít,
Cũng khuyên người làm.
Ðiều ác tí ti,
Cũng dạy người tránh.

Hại người là họa,
Dung (thứ) người là phước.
Lưới Trời tuy thưa,
Mảy lông không lọt.
Báo ứng cấp kỳ…..

Những lời dạy quý báu nầy, là người Phật tử, người có học đạo…..chúng ta há chẳng biết luôn luôn ghi nhớ nó ở nơi lòng (để mà tuân hành theo) ư ‌

Tóm lại:

  • Làm người Hiền, người dữ, cũng ở nơi mình.
  • Làm người quân tử, tiểu nhơn, cũng do nơi ở mình hết cả.

Cho chí đến:

– Nếu bình sanh (khi còn sống) làm theo cái hạnh của Phật, thì sau khi chết đi rồi, ắt cái thần thức sẽ được sanh về cõi Phật.

– Nếu bình sanh làm theo cái hạnh của Bồ tát, Duyên giác, Thanh Văn, thì sau khi chết đi rồi, ắt cái thần thức sẽ được sanh về cõi Bồ tát, Duyên giác, Thanh Văn.

Như vậy thì:

  1. Nếu làm ra cái nghiệp Trời, ắt sẽ được sanh về cõi Trời.
    (Tức là tu thập thiện nghiệp đạo).
  2. Nếu làm ra cái nghiệp Người, ắt sẽ được sanh về cõi Người.
    (Tức là tu ngũ giới, giữ ngũ luân).
  3. Nếu làm ra cái nghiệp A Tu la, ắt sẽ được sanh về cõi A Tu la.
    (Tức là tuy là có làm lành, tu phước, hành các việc thiện, nhưng mà trong tâm vẫn còn cưu mang các sự kiêu ngạo, sân hận, thù oán không thôi).
  4. Nếu làm ra cái nghiệp Ngạ quỷ (quỷ đói), ắt sẽ bị sanh về cõi Ngạ quỷ.
    (Tức là cả đời chỉ tham lam, bỏn xẻn, rít nóng, keo kiệt…..)
  5. Nếu làm ra cái nghiệp Súc sanh, ắt sẽ bị sanh về cõi Súc sanh.
    (Tức là làm các việc tàn ác, ngu si…..).
  6. Nếu làm ra cái nghiệp Ðịa ngục, ắt sẽ bị sanh về cõi Ðịa ngục.
    (Tức là hành đủ việc thập ác, ngũ nghịch, hũy báng tam bảo….)

Tất cả các đường, nẻo trên đây thiệt là 

Do TÂM của mình tự tạo ra tất cả.

Chớ không phải là:

Do Phật, Trời, thần thánh chi chi mang đến để thưởng, hay phạt cho mình đâu.

Kinh gọi là:

NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO.
(Tất cả do TÂM tạo)

vậy.

Trong kinh Hoa Nghiêm có dạy:

Ưng quán pháp tánh giới,
Nhứt thiết duy tâm tạo.

Nghĩa là:

Hãy xem pháp tánh giới,
Tất cả do Tâm tạo.

Và các bậc Cổ đức cũng có nói rằng:

Thiên đường, địa ngục môn tương đối,
Nhậm quân na vãng nhứt điều hành.

Nghĩa là:

Cửa Thiên đường, cửa địa ngục ngang mặt với nhau.
Tùy ý chàng muốn đi cửa nào cũng được.

Vậy xin thử hỏi:
Muốn đi cửa thiên đường ‌
Hay là:
Muốn đi cửa địa ngục ‌
Muốn làm vị Thiên nhơn (cúng dường xác tiền thân của mình (xem lại phần 1 khi trước của loạt bài nầy).
Hay:
Muốn làm con Ngạ quỷ (đánh, rủa, tử thi của chính mình) đây ‌
Xin thưa rằng :
Việc đó đều toàn là: DO Ở NƠI TA CẢ vậy.
Xin nguyện cho Tất cả mọi người, mọi giới hằng luôn được sanh về các nẻo Trời, Người, mà vĩnh viễn xa lánh ba đường ác đạo.

Và nếu như:

Ở trong các nẻo Trời, Người nầy mà còn “BIẾT và có KIÊM” thêm hạnh NIỆM PHẬT, rồi phát lòng TÍN, NGUYỆN cầu được vãng sanh Theo đúng như tông chỉ của Tịnh Ðộ pháp môn.

Ắt sẽ được:

Một đời “ÐỚI NGHIỆP VÃNG SANH” về cõi CỰC LẠC của Ðức Phật A DI ĐÀ nơi chốn Tây Phương, lên ngay ngôi vị Bất thối chuyển vậy.

Việc ấy há chẳng là điều,

VÔ VÀN hân hạnh hay sao?

Ưu Bà Di Bồ tát giới tử, BẢO ÐĂNG

(Cẩn bút).

 

(1)- Không nói tới “ngạ quỷ” vì ngạ quỷ cũng nằm trong đường địa ngục rồi.