ca xa bố la thành

Phật Quang Đại Từ Điển

(迦奢布羅城) Ca xa bố la, Phạm: Kazapura, hoặc Kàzapura, Kàjapura. Tên 1 tòa thành của nước Kiêu thưởng di (Phạm: Kauzàôbì) thuộc trung Ấn độ đời xưa. Cứ theo Đại đường tây vực kí quyển 5 chép, về phía đông bắc Long quật (Kiêu thưởng di), từ trong rừng Đại lâm đi hơn 700 dặm, qua sông Hằng, có thể đi từ phương bắc đến thành Ca xa bố la. Thành này chu vi hơn 10 dặm, dân cư giầu có yên vui. Bên cạnh thành có chùa, nhưng chỉ có nền cũ, là nơi xưa kia luận sư Hộ pháp hàng phục ngoại đạo. Ở đây còn có ngôi tháp do vua A dục tạo dựng, chính là cái nền cũ chỗ đức Phật nói pháp trong khoảng sáu tháng. Về vị trí của thành này có nhiều thuyết khác nhau, nay được suy đoán là đất Sultanpur bên bờ sông Gumti – một nhánh của sông Hằng. Thành này có thể là nước Gia xá được ghi trong kinh Trung a hàm quyển 17 và nước Ca xa nói trong quyển 4 kinh Đại thừa đại tập địa tạng thập luận. [X. A. Cunningham: The Ancient Geogeaphy of India; T. Watters: On Yuan Chwang, vol.I]. CA XA THẢO Cỏ Ca xa. Ca xa, Phạm: Kàza. Cũng gọi Ca thi thảo. Dịch ý là cỏ mùa thu ẻo lả. Tên khoa học: Saccharum spon-taneum. Thực vật thuộc loài cỏ, có thể dùng làm nệm để ngồi. Cứ theo Đại đường tây vực kí quyển 1 chép, thì trong ba vật báu của chùa Nạp phược ở nước Phược hát, có cây chổi bện bằng cỏ ca xa, dài hơn 2 thước (Tàu), rộng 7 tấc, cán được trang sức bằng các thứ quí báu. Xưa kia đức Phật thường dùng cây chổi này. [X. luật Ngũ phần Q.25; Phiên Phạm ngữ Q.10].