ca nặc ca phạt tha

Phật Quang Đại Từ Điển

(迦諾迦伐蹉) Phạm: Kanakavatsa. Vị thứ hai trong 16 vị Đại A la hán. Cũng gọi Kiết nạp kiết ba tát, Na ca bạt. Bậc thánh cùng với 500 vị A la hán quyến thuộc của ngài cùng ở tại nước Ca thấp di la phương bắc để giữ gìn chính pháp, làm lợi ích cho loài hữu tình. Đại sư Thiền nguyệt Quán hưu đời Đường vẽ tượng ngài vai trái mang gậy, hai tay kết ấn. Ông Tô đông pha làm bài tán khen rằng: Tuổi tác bao nhiêu? Sao trông vẫn trẻ. Tôi biết tâm ngài, Phật chẳng cười bậy. Giận, mừng tuy giả, cười thì chẳng giận. Đem cái không lo, cho vô lượng người. Ngài Chân khả đời Minh thì tán rằng: Thân như cây khô, chợt mở nét mặt. Trông khoảng giây lát, mắt quắc, mũi nở. Một cành cây lật, cầm chắc trong tay. Có tâm không tâm, bút mực khó tả. [X. Đại A la hán nan đề mật đa la sở thuyết pháp trụ kí; La hán đồ tán tập]. CA NHỊ SẮC CA VƯƠNG Ca nhị sắc ca, Phạm: Kaniwka. Cũng gọi Kế nị ca vương, Kế nị già vương, Đàn kế nị tra vương, Cát nị thi cát vương, Ca nị sắt tra vương. Vua nước Kiện đà la (nước Nguyệt chi) thuộc Ấn độ đời xưa. Vua đời thứ ba của vương triều Quí sương (Phạm: Kuwàna), niên đại của ông được coi là thời đại then chốt trong lịch sử văn hóa và lịch sử chính trị của Ấn độ, tuy nhiên, năm ra đời và năm lên ngôi vua của ông có nhiều thuyết khác nhau: 1. Cứ theo bài tựa trong kinh Tăng già la sát sở tập và kinh Tạp bảo tạng quyển 7 chép, thì vị vua này ra đời khoảng 700 năm sau đức Phật nhập niết bàn. 2. Bài tựa kinh Tì bà sa nói vua ra đời khoảng 600 năm sau đức Phật nhập diệt. 3. Bà tẩu bàn đậu pháp sư truyện và luận Chương sở tri quyển thượng chép niên đại của vua là sau đức Phật nhập diệt 500 năm.4. Theo luận Đại tì bà sa quyển 200 và Đại từ ân tự tam tạng pháp sư truyện quyển 2 chép, thì vua ra đời khoảng 400 năm sau đức Phật vào niết bàn. 5. Lạc dương già lam kí quyển 5 nói, vua ra đời khoảng 300 năm sau đức Phật nhập diệt. 6. Đại đường tây vực kí đồng ý với thuyết thứ tư ở trên, chủ trương vua ra đời khoảng 400 năm sau Phật nhập diệt, tức là vào thế kỉ thứ nhất Tây lịch. Các học giả cận đại phần nhiều nhất trí với thuyết này. 7. Tam quốc chí Ngụỵ thư quyển 3 chép: Năm Thái hòa thứ ba (229) đời Minh đế, vua nước Đại nguyệt chi là Ba điều (cháu của vua Ca nị sắc ca) sai sứ đến nước Ngụy. Cũng có người căn cứ vào sử kiện này mà cho rằng vua Ca nị sắc ca ra đời vào thế kỉ thứ II tây lịch. Vua Ca nị sắc ca tiếp nối vua A dục xây dựng đế quốc lớn, chi phối toàn miền bắc Ấn độ. Trong lịch sử Phật giáo Ấn độ, Ca nị sắc ca và A dục đều được ca tụng là hai vị vua hộ trì Phật pháp. Vua dời thủ đô từ Trung á đến thành Phú lâu sa ở vùng Kiện đà la phía tây bắc Ấn độ thời xưa. Nhà vua tiếp xúc mật thiết với văn hóa Trung quốc, Hi lạp, La mã, tạo nên sự dung hợp giữa các nền văn hóa đông và tây. Lúc đầu nhà vua tôn sùng dị giáo, hông tin tội phúc, khinh rẻ Phật pháp, sau nhờ sự cảm hoá của bồ tát Mã minh vua mới quy y Phật giáo. Nhưng Đại đường tây vực kí quyển 2 và kinh Tạp bảo tạng quyển 7 ghi chép nhân duyên qui y của vua lại khác. Về sau vua ra sức bảo hộ Phật giáo, xây dựng chùa viện của Thuyết nhất thiết hữu bộ, và triệu tập 500 vị A la hán gồm các ngài Hiếp tôn giả, Thế hữu, Pháp cứu, Giác thiên v.v… đến Ca thấp di la để kết tập và chú thích Tam tạng. Cứ theo truyền thì bộ luận Đại tì bà sa 200 quyển hiện còn là luận chú thích tạng luận trong Tam tạng đó, duy có điều là thực hư thế nào thì khó xác định. Thời kì vua Ca nị sắc ca trị vì, Phật giáo được truyền bá rộng rãi, nhiều cao tăng xuất hiện, công cuộc biên soạn các kinh điển Đại thừa được xúc tiến. Rồi đến thời đại con của vua là Phú tây sắc ca vương (Phạm: Huviwka), vì chịu ảnh hưởng văn hóa Hi lạp một cách sâu đậm nên mỹ thuật Phật giáo Kiện đà la đã một thời rất thịnh. [X. luận Đại tì bà sa Q.114; Phó pháp tạng nhân duyên truyện Q.5; Đại đường tây vực kí Q.3; Rhys Davids: Buddhism; V. A. Smith: Early History of India]. CA NHỊ SẮC CA VƯƠNG VI THIÊN ĐẦU NGƯ Vua Ca nhị sắc ca sinh làm con cá nghìn cái đầu. Vua Ca nhị sắc ca của nước Kiện đà la thuộc Ấn độ thời xưa một đời đánh dẹp bốn phương, phạm tội giết hại rất nhiều, tuy nghebồ tát Mã Minh nói pháp, qui y Phật giáo, nhưng sau khi chết vẫn phải sinh vào biển lớn làm con cá nghìn đầu, bị người dùng gươm chặt hết đầu và cứ chặt đến đâu lại sinh ngay đến đấy, luân hồi không dứt. Lúc đó có vị La hán làm Duy na đánh kiền chùy (kiểng), cá nghe tiếng kiền chùy thì hết đau đớn, bèn xin vị La hán dùng bản gỗ đánh liên tục để giảm nghiệp khổ cho mình. [X. Phó pháp tạng nhân duyên truyện Q.5; Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao Q.thượng đoạn 1]. (xt. Ca Nhị Sắc Ca Vương).