ca lợi sa bát na

Phật Quang Đại Từ Điển

(迦利沙鉢那) Phạm: Kàrwàpaịa, Pàli: Kahàpaịa. Cũng gọi Yết lợi sa bát noa, Kế lợi sa bàn, Ca lật sa bát noa, Ca lợi sa ba noa. Tên một loại tiền tệ của Ấn độ thời xưa. Về giá trị của loại tiền này các thuyết nói không giống nhau. Tứ phần luật sớ sức tông nghĩa kí quyển 4 chép: 20 bối châu là một Ca chỉ nễ, 4 Ca chỉ nễ là một ma sái, 20 ma sái là một Ca lợi sa bát na, cho nên 1 Ca lợi sa bát na tương đương với 1600 bối châu. Phần chú thích của ngài Nghĩa tịnh trong kinh Kim quang minh tối thắng vương cũng nói: 1 Ca lợi sa bát na là 1600 bối châu. Nhưng Huyền ứng âm nghĩa quyển Di Tích Viện Hang Ca Lợi 25 và Câu xá luận bảo sớ quyển 22 đều nói: 80 bối châu là 1 bát noa, 16 bát noa là 1 ca lợi sa bát na, tức là 1280 bối châu. Còn Thiện kiến luật tì bà sa quyển 8 thì bảo 20 ma sa ca là 1 ca lợi sa bát na. [X. luận Du già sư địa Q.79; Tuệ lâm âm nghĩa Q.13]. CA LỢI VƯƠNG Phạm: Kaliígaràja hoặc Kaliràja. Tên vị vua trong truyện tiền thân của đức Phật. Cũng gọi Yết lợi vương, Ca lê vương, Ca lăng già vương, Yết lăng già vương, Ca lam phù vương. Dịch ý Đấu tránh vương, Ác sinh vương, Ác thế vương, Ác thế vô đạo vương. Trong thời quá khứ, khi đức Phật là vị tiên tu hạnh nhịn nhục, vua Ca lợi bạo ngược vô đạo. Một hôm vua đưa cung nhân ra ngoài du ngoạn, thấy vị tiên Nhẫn nhục đang ngồi thiền dưới gốc cây, các thị nữ liền bỏ vua Ca lợi mà đến chỗ tiên Nhẫn nhục nghe pháp, nhà vua thấy thế sinh tâm ác, cắt hết chân tay vị tiên. Đây là câu chuyện rất nổi tiếng về hạnh nhẫn nhục của Bồ tát. Đại đường tây vực kí quyển 3 chép, về phía đông thành Mang yết li nước Ô trượng na ở bắc Ấn độ có ngôi tháp lớn, người đời truyền rằng đó là nơi vị tiên Nhẫn nhục chịu khổ. Còn Huyền ứng âm nghĩa quyển 3 thì nêu ra thuyết cho rằng vua Ca lợi là quốc vương nước Ba la nại ở trung Ấn độ. [X. kinh Hiền ngu Q.2; kinh Lục độ tập Q.5; kinh Xuất diệu Q.23; kinh Kim cương bát nhã ba la mật; luận Đại trí độ Q.14]. CA LƯU ĐÀ DI Phạm: Kàlodàyin, Pàli: Kàơudàyin. Cũng gọi Ca lâu đà di, Ca lư đà di, Ca lộ na, Ca lư. Hoặc gọi là Hắc ưu đà di. Dịch ý là Đại thô hắc (đen rất thô), Hắc diệu (đen nhánh), Thời khởi, Hắc thượng. Vị tỉ khưu có nhiều hành vi xấu ác trong hàng đệ tử Phật, một trong bọn sáu tỉ khưu xấu (lục quần tỉ khưu). Kinh Tăng nhất a hàm quyển 47 và luật Tứ phần quyển 40 chép, thân hình Ca lưu đà di rất đen, thường đi xin ăn ban đêm. Một hôm, khi trời tối đen muốn mưa, Ca lưu đà di đến nhà người ta xin, người đàn bà nhà ấy đang mang thai; trong ánh chớp, nhìn thấy Ca lưu đà di, người đàn bà tưởng là quỉ đến, bà ta sợ quá đến nỗi xẩy thai. Sau khi biết là đệ tử Phật, bà ta chửi mắng thậm tệ. Đức Như lai biết được chuyện này nên đã chế giới cấm ngặt các tỉ khưu đi xin ăn sau giờ ngọ. Còn có mấy người khác trùng tên với Ca lưu đà di thấy trong kinh Long tượng Trung a hàm quyển 26, kinh Tự hoan hỉ Trường a hàm quyển 12; và Hữu bộ tì nại da Phá tăng sự quyển 2 v.v… [X. kinh Hiền ngu Q.12; kinh Đại bảo tích Q.61; luận Đại trí độ Q.33].