ca lật để ca nguyệt

Phật Quang Đại Từ Điển

(歌栗底迦月) Tháng Ca lật để ca. Phạm: Kàrttika, Pàli: Kattika. Chỉ cho tháng 8 của lịch Ấn độ. Cũng gọi Ca lạt để ca nguyệt, Yết lật để ca nguyệt, Ca hi na nguyệt, Ca đề nguyệt. Dịch ý là tháng sao Mão. Mặt trăng tháng này từ lúc bắt đầu tròn cho mãi đến tiết sao Mão (Phạm: Kfttikà) mới lại thấy tròn nữa, vì thế nên gọi là tháng sao Mão. Tức là tương đương với ngày 16 tháng 8 đến ngày 15 tháng 9 âm lịch. [X. kinh Thập nhị nhân duyên tường thụy Q.thượng; kinh Tú diệu Q.thượng; Luận Đại tì bà sa Q.183; Nam hải kí qui nội pháp truyện Q.2; Đại đường tây vực kí Q.2, Q.6; Tuệ lâm âm nghĩa Q.11]. CA LÂU LA ĐIỂU Chim Ca lâu la. Phạm: garuđa, Pàli: garuơa. Cũng gọi Gia lâu la điểu, Già lâu la điểu, Yết lộ đồ điểu. Dịch ý là ăn nhả tiếng thương đau. Hoặc gọi Tô bát lạt ni (Phạm: Suparịi), tức là chim cánh vàng (kim sí), chim cánh vi diệu. Một loài chim lớn giống như chim cắt, tính hung dữ được thần cách hóa trong thần thoại Ấn độ đời cổ. Thần Tì thấp nô hay ngồi trên lưng chim này. Theo truyền thuyết, khi chim này sinh ra, trên thân có ánh sáng rực rỡ, các trời lầm tưởng đó là Hỏa thiên và thay nhau lễ lạy. Trong các kinh điển Phật giáo đều có nói đến tên của loài chim này, như kinh Trường a hàm quyển 19 chép, chim kim sí (cánh vàng) có bốn loại: đẻ trứng, đẻ bọc , đẻ nơi Ca Lăng Tần Già Điểu ẩm ướt và tự nhiên hóa ra. Chim kim sí đẻ trứng có thể ăn rồng đẻ trứng; chim kim sí đẻ bọc có thể ăn rồng đẻ trứng, đẻ bọc; chim kim sí đẻ chỗ ẩm ướt có thể ăn rồng đẻ chỗ ẩm ướt, đẻ trứng, đẻ bọc, chim kim sí tự nhiên hóa ra có thể ăn rồng tự nhiên hóa ra và các loại rồng khác. Kinh Quán Phật tam muội hải quyển 1 nói; loài chim này vì nghiệp báo mà được dùng rồng làm món ăn, ở Diêm phù đề, trong một ngày, chim này có thể ăn hết một rồng chúa và 500 rồng nhỏ. Kinh Luật dị tướng quyển 48 nói, chim này khi vỗ cánh phát ra gió, nếu gió ấy quạt vào mắt người thì mắt sẽ mù. Kinh Bồ tát tòng đâu suất thiên giáng thần mẫu thai thuyết quảng phổ quyển 7 chép, chim chúa Kim sí thân dài 8000 do tuần, mỗi cánh dài 4000 do tuần. Trong các kinh Đại thừa, chim này là một trong tám bộ chúng lớn, cùng với trời, rồng; a tu la v.v… cũng được liệt vào hội tọa nghe đức Phật thuyết pháp. Trong Mật giáo, Ca lâu la là hóa thân của Phạm thiên, Tì nữu thiên, Đại tự tại thiên v.v… hoặc có thuyết cho là hóa thân của bồ tát Văn thù sư lợi, được đặt ở phía nam của bộ Kim cương ngoài thuộc Thai tạng giới. Hình tượng Ca lâu la có nhiều loại, Ca lâu la trong di tích Sơn kì (Sànchi)ở Ấn độ chỉ đơn thuần là hình chim, nhưng hình tượng được truyền lại ở đời sau thì phần nhiều là đầu cánh móng mỏ giống như chim cắt, còn mình và chân tay giống như người, mặt trắng, cánh đỏ, thân vàng. [X. kinh Hải long vương Q.4; kinh Pháp hoa Q.1; kinh Khởi thế nhân bản Q.5; luận Lập thế a tì đàm Q.2; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.2]. CA LÂU LA PHÁP Cũng gọi Ca lâu la đại pháp. Phép tu bí mật trong Mật giáo, lấy Ca lâu la vương (chim Kim sí) làm Bản tôn (vị tôn chính) tu để trừ bệnh hoạn, phòng mưa bão và tránh sấm sét v.v… Cứ theo kinh Ca lâu la cập chư thiên mật ngôn chép, thì người trì pháp môn này, trên trời, dưới trời đều có thể qua, chẳng những mọi kẻ oán địch và quỉ thần đều không dám gần, mà người này còn là người hơn hết trong các pháp tất địa thành tựu. Cứ theo Giác thiền sao Ca lâu la pháp chư quĩ nói, thì tu pháp này hành giả có thể được các công đức lợi ích ở đời mạt pháp như: linh nghiệm nhanh chóng, được của báu ở cung rồng, được cam lồ trên trời, trừ nạn trăm rắn, đánh tan quân trận, hàng phục oán gia, trừ các bệnh hoạn v.v… [X. kinh Kim cương quang diệm chỉ phong vũ đà la ni; Văn thù sư lợi bồ tát căn bản đại giáo vương kinh phẩm Kim sí điểu vương]. CA LÊ CA LONG VƯƠNG Ca lê ca, Phạm: Kàlika. Rồng dữ thuộc loài quỉ. Cũng gọi Ca la ca long vương, Già lăng già lăng vương, Gia lê gia long vương. Dịch ý là Câu thời long vương, Hắc sắc long vương. Rồng này cùng với rồng ác kim tì la điều bị đức Phật điều phục. Rồng này ở Chim Ca Lâu La (trong Đồ tượng sao) Chim Ca Lâu La (ở Sơn Kì) dưới sông Ni liên thiền, mù cả hai mắt, sau được gặp đức Phật mới thấy lại ánh sáng. Cứ theo kinh Thắng thiên vương bát nhã ba la mật quyển 4 chép, khi Bồ tát tu hành bát nhã ba la mật đa, thì từ luân tướng nghìn bánh xe dưới bàn chân của Bồ tát phóng ra ánh sáng lớn, rồng này thấy thế liền cúng dường. [X. Hữu bộ tì nại da Phá tăng sự Q.5; Phật sở hành tán Q.4; Phiên dịch danh nghĩa tập Q.4]. CA LÊ LONG VƯƠNG Ca lê, Phạm: Kàla. Cũng gọi Ca la long vương. Gia lê Gia long vương, Ca la ca lê long vương, Hắc long vương. Rồng chúa thuộc loài quỉ. Cứ theo kinh Phật bản hạnh tập quyển 31 chép, sau khi đức Phật thành đạo, có lần Ngài đã nhận lời mời của long vương này xuống dưới cung điện của rồng . Còn theo kinh A dục vương quyển 2 ghi thì khi đức Phật lên đạo tràng Bồ đề, long vương này dâng bài ca khen ngợi Phật. Lại Hữu bộ tì nại da dược sự quyển 4 thì nói, long vương này cùng với long vương Kiều đàm ma đều từ biển lớn đến thành Tô ba la nghe đức Phật nói pháp. [X. kinh Tạp a hàm Q.23; kinh Chính pháp niệm xứ Q.18; truyện A dục vương Q.2].