ca lan đà tử

Phật Quang Đại Từ Điển

(迦蘭陀子) con của ca lan đà. phạm: kalandakaputtra, pàli: kalandaka-putta. cũng gọi yết lan đạc ca tử. là con của trưởng giả ca lan đà ở thôn ca lan đà nước tì xá li trung ấn độ. tên chính là tu đề na (phạm, pàli: sudinna, cũng gọi tô trận na, tu đạt đa), còn gọi da xá (phạm:yaza). từng nghe đức phật nói pháp ở nhà giảng trùng các (pàli: kùỉagàra-sàlà) mà xuất gia, nhưng sau vì làm dâm với vợ, nên đức phật đã chế giới cấm dâm dục. [x. luật ngũ phần q.1; luật ma ha tăng kì q.1; luật tứ phần q.1]. ca lăng tần già điểu ca lăng tần già, phạm: kalaviíka, pàli: karavìíka. cũng gọi ca la tần giả điểu, yết la tần già điểu, ca lăng tì già điểu. gọi tắt ca lăng tần điểu, ca lâu tân điểu, ca lăng điểu, yết tì điểu, tần già điểu. dịch ý là chim tiếng tốt, chim tiếng đẹp, chim tiếng hay. loài chim này sinh sản ở ấn độ, vốn ở núi tuyết, ở đồng hoang cũng nhiều. chim màu đen, lông rất đẹp, mỏ thì đỏ, còn ở trong trứng đã biết kêu, tiếng dịu dàng, hòa nhã, êm ái, âm thanh của trời, người, khẩn na la, và tất cả chim khác đều không sánh bằng. trong các kinh điển phật giáo tiếng loài chim này thường được dùng để ví với âm thanh mầu nhiệm của phật và bồ tát. có thuyết cho rằng loài chim này là chim ở tịnh độ cực lạc. trong tịnh độ mạn đồ la, ca lăng tần già được vẽ hình đầu người thân chim. [x. kinh đại bát nhã ba la mật đa q.381; luận đại trí độ q.28; tuệ uyển âm nghĩa q.hạ; phiên dịch danh nghĩa tập q.6].