ca la phần

Phật Quang Đại Từ Điển

(歌羅分) Ca la, Phạm, Pàli: Kalà. Tên gọi số lượng rất nhỏ. Cũng gọi Già la phần. Dịch ý là chia, tính phần, có sức mạnh hơn, phép chia, phần lượng so sánh. Phần Giáp chú ……(chú thích ở trên đầu hoặc ở bên cạnh tác phẩm) trong Tuệ lâm âm nghĩa ……….. quyển 10 (Đại 54, 368 trung), nói: Nếu chia một sợi lông làm 100 phần, thì mỗi phần gọi là Ca la phần. Các luận dựa theo nghĩa mà phiên dịch từ ngữ này là có sức mạnh hơn, ý nói một ca la phần của vô lượng thiện pháp vô lậu có sức mạnh hơn 1000 ca la phần của pháp hữu lậu. Còn Tuệ uyển âm nghĩa ……….. quyển thượng thì nói, một phần trăm hoặc một phần mười sáu của một sợi lông trên thân của người ta, gọi là Ca la phần. [X. kinh Đại bảo tích Q.3; kinh Kim cương bát nhã ba la mật (ngài Bồ đề lưu chi dịch); Huyền ứng âm nghĩa Q.3; Tuệ lâm âm nghĩa Q.13, Q.27]. CA LA XA: I. Ca la xa. Phạm: Kalaza. Cũng gọi Yết la xá, Yết la xa. Dịch ý là Bảo bình…… (bình báu), Hiền bình, Bình. Là cái bình dùng để đựng năm thứ báu, năm thứ hương, năm thứ thuốc, năm thứ hạt cây và nước thơm để cúng dường các vị tôn trong mạn đồ la của Mật giáo. [X. kinh Đại nhật Q.2 phẩm Cụ duyên; kinh Tô tất địa yết la Q.trung, Q.hạ]. II. Ca la xa. Là vật trang sức đặt trên nóc chùa tháp ở Ấn độ. Trên nóc các chùa tháp thường làm quả Am ma la (Phạm: Àmalaka) để trang trí, rồi ở trên quả Am ma la để Ca la xa. Vật trang sức này tương đương với lộ bàn….. (mâm lộ thiên) ở Trung quốc. [X. Đại đường tây vực kí Q.7]. CA LAN ĐÀ TRÌ Ao Ca lan đà. Phạm, Pàli: Kalaịđamahì. Theo Đại đường tây vực kí quyển 9 chép, ao Ca lan đà cách tinh xá Trúc lâm, thành Vương xá về phía Bắc hơn hai trăm bước, thuở xưa đức Như lai thường nói pháp ở đây. Nước ao lắng trong, đủ tám công đức, nhưng sau khi đức Phật nhập Niết bàn, nước ao cạn hết. Cách ao về phía tây bắc từ hai đến ba dặm, có tòa tháp do vua A dục xây, cao hơn 60 thước, bên cạnh tháp có cột đá, trên đầu cột khắc ghi sự tích xây tháp; cột cao hơn 50 thước, trên đầu cột khắc hình con voi. CA LAN ĐÀ TRÚC LÂM Rừng tre Ca lan đà. Phạm: Veịuvana-Kalandakanivàsa, Pàli: Veơuvana-Kalandakanivàpa. Cũng gọi Ca lan đà trúc viên, hoặc Ca lan đa trúc lâm, Ca lan na gia trúc lâm, Ca lăng trúc lâm. Dịch ý là rừng tre sóc (con sóc), rừng tre chim đẹp, rừng tre nhiều chim, rừng tre chim hách. Rừng tre này ở phía bắc thành Vương xá nước Ma yết đà trung Ấn độ là nơi ở của loài chim Ca lan đà. Theo Đại đường tây vực kí quyển 9 chép, thì rừng tre này thuộc quyền sở hữu của Trưởng giả Ca lan đà, là khu rừng đẹp nhất trong các khu rừng thành Vương xá. Trưởng giả Ca lan đà vốn tin thờ ngoại đạo và đã dâng rừng tre này cho ngoại đạo Ni kiền, nhưng sau nghe đức Phật nói pháp, mới lấy lại và đem dâng cúng Phật để làm tinh xá cho chư tăng. Song theo kinh Quá khứ hiện tại nhân quả quyển 4 và luật Tứ phần quyển 50 nói, thì rừng tre này là của vua Tần bà sa la nước Ma yết đà dâng cúng đức Phật. [X. kinh Trung bản khởi Q.thượng phẩm Độ Bình sa vương; kinh Sơ phần thuyết Q.hạ]. (xt. Trúc Lâm Tinh Xá).