ca

Phật Quang Đại Từ Điển

(迦) Chữ (ka) của mẫu tự Tất đàm. Một trong 50 chữ cái, một trong 42 chữ cái Tất đàm. Cũng đọc là cát, kiết, yết, kha, cá, các, cám, cước. Là phụ âm đầu tiên trong 35 phụ âm của tiếng Phạm. Chữ Ca biểu thị nghĩa: tất cả pháp xa lìa sự tạo tác. Bởi vì khi nghe chữ này thì người ta liên tưởng ngay đến các tiếng Ca ra ca (Phạm: Kàraka, người tạo tác) và Ca lí da- (Phạm: Kàrya, nghiệp được tạo tác) đều bắt đầu bằng Ca, nên mới có thuyết cho rằng, khi nghe chữ Ca thì xa lìa mọi sự tạo tác. Đại nhật kinh sớ quyển 7 cắt nghĩa là người tạo tác và cho rằng các pháp đều do tạo tác mà thành, nếu rốt ráo không tạo tác thì đó chính là nghĩa vốn chẳng sinh chân thực. Kinh Phương quảng đại trang nghiêm quyển 4 (Đại 3, 560 thượng), nói: Khi xướng lên chữ Ca (thượng thanh) thì phát ra tiếng vào quả nghiệp (Phạm: Karmavipàkàvatàra-zabda). Ngoài ra, chữ Ca còn có các nghĩa đại từ bi (Phạm:n Karuịà, thương xót), trùm khắp không dứt v.v… Cứ theo kinh Đại bát niết bàn (bản Bắc) quyển 8 nói, thì chữ Ca biểu thị chủng tử của bồ tát Quán tự tại 11 mặt, vị tôn vì lòng đại bi sâu nặng, nên hiện vô lượng thân, tạo ra vô biên đất nước vi diệu; mười mặt tượng trưng khả năng giáo hóa mọi căn cơ trong mười cõi, còn một mặt chính là bản thân Ngài. Ở đây cho rằng đại bi là tác nghiệp của chư Phật và Bồ tát, bởi thế lấy chữ Ca (Kàrya: tác nghiệp) làm chủng tử. Đại an lạc bất không chân thực kim cương tát đọa ở viện Biến tri của Thai tạng giới cũng lấy chữ Ca làm chủng tử. [X. kinh Đại nhật Q.6 phẩm Bách tự thành tựu trì tụng; kinh Đại phẩm bát nhã Q.5; kinh Văn thù sư lợi vấn Q.thượng; kinh Đại phương đẳng đại tập Q.10; Tất đàm tạng Q.5].