BƯỚC ĐẦU HỌC LUẬT

Sa môn Tự  Tổ hiệu Nguyên Hiền
ở đất Cổ Sơn Phúc Châu thuật vào đời nhà Minh.
Thích Thiện Phước dịch

 

QUYỂN HẠ

TƯ CỤ

Phật thấy các Tỳ kheo trên đường đi, ai nấy đều vác y, Ngài muốn chế ra tư cụ, bấy giờ đầu hôm Ngài ngồi ở đất trống mặc một y, đến giữa hôm có cảm giác lạnh bèn đắp thêm một y nữa, đến cuối hôm lại lạnh hơn bèn đắp thêm y thứ ba. Nhân thế Ngài nghĩ, sau này cho các Tỳ kheo chứa ba y là đủ để ngăn lạnh, không cho chứa nhiều hơn. Lại nữa, một hôm Phật đi du hóa ở phía Nam thành Vương Xá, đến trước hang Thất Diệp thấy ruộng nước bờ đê thẳng tắp, Ngài nhìn tôn giả A Nan bảo: “Y của các đức Như Lai trong ba đời điều tướng như thế này, Ngài bèn bảo A Nan nói với các tỳ kheo may y giống như vậy. Phải biết đây là điều dài, đây là điều ngắn, đây là lá, đây là may, đây là đường may thứ nhất, đây là đường may thứ hai, đây là đường may ở giữa, hai điều lá này hướng về điều tướng của y. Phải giống bờ ruộng, là ví như y này sanh ra các công đức, cũng làm ruộng phước cho thế gian, lại dùng dao cắt rọc mà thành là để không bị giặc cướp lấy. Y An Đà Hội bề dài bốn gang tay, rộng hai gang tay; Y Uất Đa La Tăng, Tăng Già Lê dài năm gang tay, rộng ba gang tay, lượng của tay thì không hạn định. Phật dạy nên tùy theo thân mà phân lượng, lá y, rộng nhất là bốn ngón, hẹp nhất là bằng bông lúa mạch nhưng phải may lùi mũi kim lại đằng trước. Hoặc may như răng con ngựa, hoặc may như dấu chân chim để tránh tro đất bay vào trong, trong đó có chỗ không may lại nghĩa là chừa khoảng trống, giống như là bờ ruộng có nước báu chảy ra vậy, đường viền bốn ngón tay cho may cái móc, sau là tám ngón cho may cái khuy.

Ba y nếu rách mà cái viền chưa bị sứt, thì vẫn không bị mất pháp thọ trì, nếu có hư thì tùy theo lỗ lớn nhỏ vuông tròn vá lại, rách nếu lớn bằng hai ngón tay, nếu không mang ba y vào trong tụ lạc thì phạm tội Đột Kiết La, vào trong nhà thế tục không gài khuy lại mà vào mỗi nhà phạm Đột Kiết La, y nếu như rách ở dưới thì được mặc ngược, trên dưới nên may khuy nút (móc). Trong khi đi đường vì để hộ trì tiếc lá y thì cho vắt trên vai, vào trong tụ lạc thì phải mặc cho ngay ngắn. Phàm làm tỳ kheo dù ở bất cứ nơi nào y bát phải luôn luôn mang theo, ví như chim có hai cánh, như gặp Phật, lễ Phật, thăm hỏi hai thầy, vào trong chúng… phải nên để bày vai phải; nếu đi phó trai, tọa thiền, tụng kinh, vào trong tụ lạc thì nên che trùm hai vai để hiện ra tướng phước điền.

Ba y gọi chung là ca sa, ca sa vốn là tên của một loài cỏ. Vì  dùng nó để nhuộm y, nhân thế mới đặt tên y này là ca sa. Các vị phiên dịch có nhiều tên, nhưng đều là dịch nghĩa, dịch như thế là chẳng đúng. Thể của y là dùng vải làm thành, lông thú, miệng tằm là những vật chẳng nên dùng. Nói về sắc thì dùng ba loại hoại sắc,  chẳng dùng năm loại sắc chính. Nếu lấy y Xả Đọa và y do tà mạng mà được thì dù có tác pháp cũng không thành pháp thọ.

Đại y thời hạn may là năm ngày xong, y bảy điều thời hạn là bốn ngày, y năm điều hai ngày, nếu quá thì  Ni phạm Ba Dật Đề, tỳ kheo phạm Đột Kiết La. Nếu thành y rồi mà không thọ thì mắc tội Đột Kiết La.

Kinh chép: “Ca sa chính là cờ nêu của thánh hiền, người thực hành theo hạnh tùy thuận tịch diệt có lòng từ bi chưa được phẩm hạnh sa môn, nên khởi tám pháp kính tin tôn trọng ca sa.

1/ Nên khởi ý tưởng đến tháp.
2/ Nên khởi ý tưởng tịch diệt.
3/ Nên khởi ý tưởng từ.
4/ Nên khởi ý tưởng bi.
5/ Nên khởi ý tưởng như Phật.
6/ Nên khởi ý tưởng tàm.
7/ Nên khởi ý tưởng đến quí.
8/ Nên khởi ý tưởng khiến cho con đời sau xa lìa ba độc, đầy đủ phẩm hạnh Sa môn”.

Kinh Bi Hoa chép: “Thế Tôn ở trước Đức Phật Bảo Tạng phát nguyện: Nguyện lúc con thành Phật, ca sa có năm loại công đức:

1/ Người ở trong pháp con, phạm tội nặng tà kiến ở trong một niệm đem lòng kính ngưỡng tôn trọng, thì nhất định sẽ được thọ ký ở quả tam thừa.
2/ Trời, rồng, người, quỉ, nếu hay kính trọng ca sa này chỉ ít phần thôi thì liền không lui sụt ở quả tam thừa.
3/ Nếu có quỉ thần cùng loài người được ca sa cho đến bốn tấc thì những đồ ăn uống tự đầy đủ.
4/ Nếu chúng sanh chống trái lẫn nhau, hễ nhớ nghĩ năng lực của ca sa này thì liền sanh khởi lòng từ.
5/ Nếu ai thọ trì ca sa này chỉ ít phần, tôn trọng cung kính thường được hơn người khác”.

Kinh Đại Bi chép: “Những ai được tánh là sa môn, làm nhơ nhớp hạnh sa môn; vóc dáng là sa môn, thân mặc ca sa, từ Phật Di Lặc đến thời Phật Lâu Chí nhập Niết Bàn không có bỏ sót họ”.

Luận giải thích: “Thọ giới cấm là tánh của sa môn, cạo tóc nhuộm y là hình Sa môn”.

Kinh Hải Long Vương chép: “Long Vương bạch Phật: Như trong biển này có vô số loài rồng, lại có bốn con chim đại bàng cánh vàng thường đến bắt ăn thịt, xin Phật ủng hộ để chúng con được an lạc. Phật bèn mở y phấn tảo đang mặc trên thân rồi bảo Long Vương: Ngươi đem chiếc y này chia ra cho các loài rồng, khiến cho được đầy đủ. Nếu như được một sợi chỉ nhỏ của ca sa này thì chim đại bàng không dám xúc phạm. Người giữ gìn giới cấm thì mong cầu điều gì cũng được thành tựu”.

Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ nói: “Thuở xưa tỳ kheo ni Liên Hoa Sắc từng là người bỡn cợt, lấy ca sa khoác lên mình để làm trò đùa, nhưng nhờ vào công đức này mà gặp đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chứng được quả A La Hán. Tuy không có tâm thành mà còn được tứ quả huống chi là có lòng chí thành ư!”.

Luận chép: “Có bốn việc khi đến nước khác không mặc ca sa thì không có tội.

1/ Không có chùa tháp.
2/ Không có Tỳ kheo Tăng.
3/ Có kẻ trộm cướp.
4/ Quốc vương không thích đạo”.

An Đà Hội: Còn gọi là An Đát La Bà Sa. Trung Hoa dịch là Trung túc y (y giữa đêm), cũng gọi là Tác vụ y (y làm việc) dài bốn khủy tay, rộng hai khủy tay, năm điều là một đường dài một đường ngắn được cắt rọc thành, may theo kiểu thiếp điệp, cũng được may nhiếp điệp và may trơn, nếu mới thì một lớp, cũ thì hai lớp. Chánh y có bốn loại, nghĩa là: Cắt rọc, thiếp điệp, nhiếp điệp, may trơn vậy. Còn y phụ có hai mươi hai loại, nghĩa là hai loại cắt rọc, thiếp điệp, thượng hạ thêm bớt không giống nhau vậy. Phàm khi làm việc nặng nhọc, đi đường qua lại, và khi ngủ thì đắp y này.

Nếu y chánh bị thiếu thì khai cho, đem hai y thượng làm y phụ. Pháp thọ rằng: “Đại đức một lòng nghĩ, con tỳ kheo mỗ giáp… y An Đà Hội năm điều này, một đường dài một đường ngắn, là y cắt rọc, con xin thọ trì” (Nói ba lần). Nếu là y thiếp điệp, nhiếp điệp thì sửa thành hai chữ cắt rọc. Pháp xả rằng: “Đại đức một lòng nghĩ, con tỳ kheo mỗ giáp… y An Đà Hội này là một trong số ba y của con trước đã thọ trì, nay con xin xả” (Nói một lần). Hai y trên cũng căn cứ theo đây mà biết. Nếu tỳ kheo ở một mình, trong ba y có thay đổi thì nên sửa sang oai nghi, tay cầm y, tâm nghĩ, miệng nói: “Con tỳ kheo mỗ giáp… cái y An Đà Hội năm điều này nay con xin xả” (Nói ba lần). Còn hai y khác căn cứ theo đây có thể biết. Nếu như là làm cái man y, khi thọ không cần nói điều tướng, chỉ nói rằng: “Con Tỳ kheo mỗ giáp… cái  man y An Đà Hội này, nay con xin thọ trì. Pháp xả chỉ nói rằng: “Cái man y An Đà Hội này nay con xin xả”, ngoài ra lời lẽ cũng giống như pháp xả thọ của y phụ có thể biết.

Uất Đa La Tăng: Còn gọi là Ốt Đát La Tăng Già, Trung Hoa dịch là Thượng trước y (y trên), cũng gọi là Nhập chúng y (y vào trong chúng), bề dài năm khủy tay, rộng ba khủy tay, có bảy điều, được cắt rọc may thành, may nhiếp điệp, mới thì một lớp, cũ thì hai lớp. Chánh y có hai loại, tức là y cắt rọc và nhiếp điệp. Còn y phụ có hai mươi hai loại, cũng cắt rọc và nhiếp điệp, trên dưới tăng giảm không giống nhau vậy. Phàm khi nghe pháp, tu tập, sám hối, lễ Phật, tọa thiền, bố tát, tự tứ… tất cả việc làm khi vào trong chúng thì nên đắp y này, nếu như thiếu thì khai cho đem hai y thượng hạ làm y phụ, pháp thọ và xả giống như trước.

Tăng Già Lê: Còn gọi là Tăng Ca Chi, Trung Hoa dịch là Trùng Phức y (y kép), lại gọi là Tạp Toái y (y cắt vụn), bề dài năm khủyu tay, rộng ba khủyu tay, nếu so với y bảy điều thì lớn hơn bốn tấc.

Hạ phẩm: Có chín điều, mười một điều, mười ba điều tất cả đều hai đường dài một đường ngắn.

Trung phẩm: Mười lăm điều, mười bảy điều, mười chín điều tất cả đều ba đường dài một đường ngắn.

Thượng phẩm: Hai mươi mốt điều, hai mươi ba điều, hai mươi lăm điều tất cả đều bốn đường dài một đường ngắn.

Mới thì hai lớp còn cũ thì bốn lớp. Y chánh có mười tám loại, nghĩa là cắt rọc và thiếp điệp mỗi thứ đều có chín loại; còn y phụ có sáu loại nghĩa là bảy điều có hai loại, năm điều có bốn loại. Phàm khi vào cung vua, tụ lạc, ứng cúng, thuyết pháp, lễ tam bảo, lễ Hòa thượng, A Xà Lê nên đắp y này, nếu y chánh thiếu thì khai cho đem hai y hạ làm y phụ, pháp thọ và xả giống như trước.

Phật dạy có năm việc được lưu lại y Tăng già Lê.

1/ Chỗ có nghi ngờ, sợ hãi.
2/ Có mưa.
3/ Nghi có mưa.
4/ May y Tăng Già Lê chưa xong.
5/ Giặt nhuộm.

Hai y thượng hạ Man An Đà Hội có thuyết gọi là Man điều. Nói Man tức là chỉ có một bức không có cắt rọc, không có tướng ruộng nước; đây chính là y của Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni thọ trì. Y thượng, lượng giống như y bảy điều, căn cứ theo pháp dùng như y bảy điều. Y hạ  lượng giống như y năm điều, căn cứ theo pháp dùng như y năm điều, pháp thọ và xả giống như trên, chỉ xưng ba tên, Thức Xoa Ma Na… là khác thôi.

Thời gian gần đây trong tùng lâm hoàn toàn không biết có loại y này, bèn lấy ba y của đại Tăng trao hẳn cho Sa Di, đây thật là việc làm quá sai lầm.

Tăng Kỳ Chi: Còn gọi là Tăng Khước Kỳ, hay Tăng Ca Chi, Trung Hoa dịch là Yêm dịch y (y lót nách).

Luật chép: “Bấy giờ Tỳ kheo ni lộ vai ngực mà đi, cư sĩ thấy vậy chê gièm, sau  bạch Phật, Phật bèn chế cho may Tăng Kỳ Chi để làm y che vai. Thế nên, Ni lúc thọ giới, ngoài việc trao ba y ra, lại còn trao thêm hai y này, Thức Xoa Ma Na, Sa Di Ni cũng được thọ y Tăng Kỳ Chi, dài hai khủyu tay, rộng bốn khủyu tay, dùng để che kín vai bên trái, hễ bên phải mở thì bên trái khép.

Pháp thọ bạch rằng: “Đại tỷ một lòng nghĩ, con Tỳ kheo ni mỗ giáp …  y Tăng Kỳ Chi này được may như pháp, nay con xin thọ trì” (Nói một lần). Pháp xả bạch rằng: “Đại tỷ một lòng nghĩ, con tỳ kheo ni mỗ giáp … cái y Tăng Kỳ Chi này là một trong số năm y của con, trước đã thọ trì, nay con xin xả” (Nói một lần).  Thức Xoa ma na, Sa Di Ni, pháp thọ và xả cũng giống như trên, chỉ có tên là đổi khác vậy.

Phú Kiên y : Còn gọi là Tức Cù Tu La thuộc một trong mười ba món tư cụ, còn gọi là Phó Kỳ Chi, y này không thể mặc chung với y Kỳ Chi, khi  mặc Kỳ Chi thì không mặc y này; bề dài, rộng đều chưa rõ. Pháp thọ và xả cũng giống như  y Kỳ Chi.

Thiên Sam : Không phải Phật chế, nhân vì thời nhà Ngụy thỉnh chư Tăng vào trong cung tự tứ, những người trong cung thấy chư Tăng lộ cánh tay cho là điều không đẹp, bèn may y này để cúng, vì khâu bên trái của Tăng Kỳ Chi, nên gọi là Thiên Sam. Kỳ Chi ở bên vai trái, Thiên Sam ở bên vai phải, người sau họp lại gọi chung là Thiên Sam.

Ni Sư Đàn : Trung Hoa dịch là tọa cụ. Thuở xưa, một hôm Phật đi tuần hành xem xét các phòng liêu, thấy ngọa cụ phần nhiều bị dơ uế, Ngài bèn chế tọa cụ. Ban đầu Ngài chế chiều dài bốn thước, rộng ba thước, sau vì Ca Lưu Đà Di thân to lớn thấy Phật đến, ông cố lấy tay kéo căng Ni Sư Đàn ra. Phật hỏi: “Vì sao?”. Ông đáp: “Vì con muốn làm cho nó lớn hơn vậy”. Phật bèn cho thêm nửa gang tay, nay thì nên tùy theo lượng của thân thêm được thì thêm, mới thì hai lớp, cũ thì bốn lớp, không được làm một lớp, không được tạp dùng, không được tịnh thí, không được lìa ngủ, lìa ngủ thì mắc tội Đột Kiết La, nếu không cần thì xả. Phật dạy làm tọa cụ mới thì dùng cái cũ may chồng lên trên cái mới, nếu không có cái cũ thì thôi. Ban đầu Phật chế góc ca sa ở bên cánh tay trái, tọa cụ ở dưới ca sa. Về sau các thầy tỳ kheo trẻ tuổi, dung mạo đẹp đẽ vào thành khất thực, phần nhiều bị người nữ luyến ái, do đó mà Phật chế góc y ở phía sau vai trái, góc y bị gió thổi động, nên Phật cho lấy Ni Sư Đàn dằn lên trên. Sau ngoại đạo Đạt Ma Đa hỏi: “Miếng vải gì ở trên vai, đem theo dùng để làm gì?”. Tỳ kheo đáp: “Chuẩn bị lúc sắp ngồi”. Đạt Ma Đa nói: “Y này thật đáng quí, có đại oai linh, sao lại đem miếng vải lót ngồi mà để ở trên”. Tỳ kheo không có cách gì đáp được nên bạch Phật, Phật bèn chế, lại dùng chéo y để ở trên vai, tọa cụ thì để ở dưới y, nhưng không được thòng một góc nhọn như vòi con voi, lỗ tai con dê… Pháp thọ: “Đại đức một lòng nghĩ, con tỳ kheo mỗ giáp… Ni Sư Đàn này may đúng lượng, nay con xin thọ trì”.

Bát Đa La : Trung Hoa dịch là ứng lượng khí, tức là vật dùng để đựng thức ăn hằng ngày. Chín mươi sáu loại xuất gia, tại gia đều có bát riêng, nhưng người thế tục phần nhiều dùng bát bằng các thứ báu như: Đồng, bạch lạp (một thứ pha chì với thiếc), gỗ, đá… hơn nữa cách làm đã khác. Cái bát hiện tại hàng đệ tử Phật dùng chỉ có hai loại sắt và đất nung. Cách thức chính là do đức Thế Tôn tự làm rồi nung thành, chẳng giống bát với tất cả mọi người thế gian chính là cờ nêu của hằng sa chư Phật.

Lượng của bát: Luật Tứ Phần chép: Bát bậc thượng một đấu, bát bậc hạ năm thăng, e rằng người thời nay không thể thọ trì.

Luật Thập Tụng chép: “Pháp thọ bằng ba thăng đời nhà Tần”.

Luận Tỳ Ni Mẫu chép: “Bát bậc hạ một thăng rưỡi, nếu quá ba thăng thì không thành pháp thọ trì”.

Do đó mà quán xét, theo thuyết Thập Tụng là chánh đáng. Màu của bát là phối hợp giữa màu đen, đỏ xông thành; lại gọi là màu lông con chim cưu, màu lông con chim công, không được dùng tạp, nên kính trọng như tròng con mắt. Bát bậc hạ của tỳ kheo cũng chính là bát bậc thượng của Ni, năm chúng đều thọ trì chung. Pháp thọ bạch rằng: “Đại đức một lòng nghĩ, con tỳ kheo mỗ giáp… cái Bát Đa La ứng lượng này con xin thọ trì, để thường dùng” (Nói ba lần). Pháp thọ của 4 chúng sau cũng căn cứ theo đây. Nếu không có người thì một mình thọ bát cũng được, liền sửa sang oai nghi, tay cầm bát, tâm nghĩ, miệng nói: “Con Tỳ kheo…  Bát Đa La này là vật ứng lượng, con xin thọ, để thường dùng”. Pháp xả căn cứ theo trên có thể biết.

Y Ca Hi Na : Trung Hoa dịch là y công đức, cũng gọi là y khánh thưởng. Nghĩa là người đã mãn ba tháng hạ tiền an cư, công đức thù thắng cho nên lấy từ khánh thưởng vậy, thọ vào ngày mười sáu tháng bảy, người hậu an cư không được loại y này. Lại nói, Ca Đề: Trung Hoa dịch là mão tinh (sao mão),  vì sao mão mọc vào tháng này, mà được y vào tháng này cho nên gọi là Ca Đề. Thọ y này có năm điều lợi:

1/ Được chứa của dư.
2/ Lìa y ngủ.
3/ Thọ biệt thỉnh.
4/ Ăn riêng chúng.
5/ Trước và sau bữa ăn được đến nhà người khác.

Người thọ y này đến ngày mười lăm tháng chạp, phải xả cho Sa Di… thọ trì lại ba y. Xung quanh y này có viền năm điều, điều tướng làm 10 khoảnh… cũng hiện tướng phước điền. Nếu được y mới hoặc đàn việt thí y, hoặc y phấn tảo chẳng phải y của người chết, vật mới thì gấp lại để tác tịnh, khi giặt xong thì khâu lại để tác tịnh, phải ngay trong ngày đó không được cách đêm.
Không do tà mạng mà được, mới có thể thọ trì, lúc thọ trì, lúc xả đều phải đánh chuông nhóm Tăng yết ma, đầy đủ như trong thiên tự tứ.

Năm loại nạp y: Dùng 5 loại y kết nạp thành.

1/ Y có thí chủ.
2/ Không có thí chủ.
3/ Y trả lại.
4/ Y người chết.
5/ Y phấn tảo.

Y không có thí chủ nghĩa là y bỏ bên đường, y bỏ bên bờ sông, y bị kiến đục phá… Y trả lại, nghĩa là người ở Thiên Trúc khi mất, quyến thuộc đem y tặng và đưa đến trong rừng, sau lấy đem về cúng cho Tăng. Ngoài ra có thể biết.

Luật Thập Tụng chép: Nạp y có mười điều lợi.

1/ Ở trong số y sơ sài.
2/ Ít có sự mong cầu.
3/ Muốn ngồi đâu tùy ý.
4/ Muốn nằm đâu tùy ý.
5/ Dễ giặt.
6/ Ít có trùng.
7/ Dễ nhuộm.
8/ Khó rách.
9/ Không có y dư.
10/ Không bị mất tâm cầu đạo.

Nạp y khi may xong không luận là bao nhiêu lớp, không dùng để tịnh thí, nhưng kết lại thành cũng phải hiện tướng phước điền, không hiện tướng phước điền thì không cho mặc y vào tụ lạc.

Y phấn tảo gồm mười loại:
1/ Y trâu nhơi.
2/ Y chuột gặm.
3/ Y lửa cháy.
4/ Y nguyệt thủy.
5/ Y phụ nữ sanh.
6/ Y thần miễu.
7/ Y bị gió thổi chim gặm đến chỗ khác, tức y gò mã.
8/ Y cầu nguyện.
9/ Y vua nhậm chức.
10/ Y trả lại.

Mười loại này nên lấy đem về giặt nhuộm rồi dùng.

Y tắm mưa : Nhân ngày bà Tỳ Xá Khư thỉnh Phật thọ trai, bà sai tỳ nữ đến thỉnh Tăng: “Bạch thời đã đến”. Vừa lúc ấy trời đổ mưa to, Phật bảo tăng chúng nên tắm mưa, tỳ nữ thấy cho là ngoại đạo lõa thể, bèn trở về thưa với bà, bà bảo đến thỉnh một lần nữa. Phật và chúng Tăng cùng đến phó trai, ăn xong bà Tỳ Xá Khư xin cúng áo tắm mưa, Phật nhân thế mới chế bề dài sáu gang tay Phật, bề rộng hai gang rưỡi.

Y che ghẻ : Lúc đầu dùng vải thô may, nhưng trong lúc đi đứng cử động ghẻ đau nhức, Phật bảo phải dùng vải thật nhỏ mịn để may, dài bốn gang tay, rộng hai gang.

Niết Bàn Tăng : Còn gọi là Nê Phược Ta Na, Nê Phạt Tán Na, hình dạng na ná như cái quần ở phương đây nhưng không có dây cột. Trên thì gần tới tim, dưới dài đến gót chân, khi mặc thì gấp vải thành nếp, dùng dây để buộc, dây đó lớn cỡ chừng ba ngón tay, có thể quấn được ba vòng lưng.

Xá Lặc: Dịch là nội y tức là cái Niết Bàn Tăng nhỏ vậy, mặc trong lúc ngủ, làm việc.

Túi lọc nước: Là vật để hộ sanh, thực hành lòng từ. Cho nên nó thuộc về một trong 6 vật. Phàm là Tăng sĩ, vật này không nên sớm tối lìa thân, ở dưới đáy dùng thứ lụa dày nhuyễn, lấy sắt uốn làm khuôn. Khi lọc nước cần phải xem xét kỹ, lúc lật ngược trở lại thì chớ nên làm tổn thương đến trùng, đại hạnh do đây mà sanh, thật không nên xem thường cho là vật nhỏ.

Tích trượng: Còn có tên trí trượng, đức trượng, là cờ nêu của thánh hiền, có ba ngấn, nhớ nghĩ nỗi khổ của ba đường, ba tai, ba cõi. Bốn cổ dùng để đoạn hẳn bốn loài. Chiều cao năm thước (Tàu) dùng để đoạn trừ luân hồi trong năm nẻo. Mười hai khoen là nhớ nghĩ mười hai nhơn duyên. Ba ngấn và bốn cổ  là số bảy, tức nhớ nghĩ bảy giác chi, họp với cái chóp nhọn là tám, tức nhớ nghĩ tám chánh đạo, diệt trừ tám nạn. Phần trên dùng thiếc, phần giữa dùng gỗ, phần dưới dùng sừng, ngà, như pháp mà thọ trì, hiện bày được oai nghi, giúp cho sau này chứng được quả vị, mau thành chánh giác.

PHÉP TẮC HẰNG NGÀY

Pháp dạy về bát: Khi thượng đường muốn cầm bát thì trước phải rửa tay cho sạch, lấy khăn lau tay cho khô, ngón giữa kẹp cái khăn, đợi khi hết hồi chuông mà kẹp khăn như pháp cầm bát niệm bài kệ:

Cầm giữ bát này
Nguyện cho chúng sanh
Thành tựu pháp khí
Nhận trời người cúng.

Án chỉ rị, chỉ rị phạ nhật ra hồng phấn tra.

Cầm bát nên dùng hai tay bợ ở dưới, khiến cho cán muỗng hướng vào thân. Khi cầm bát không được quá cao, không được quá thấp, nên để ngang ngực là vừa. Đến chỗ ngồi phải để khăn xuống trước, kế đến để bát, bát thường phải cách đầu gối, không được để tay trên đầu gối, không được để cho bát nghiêng, nước trong bát nếu còn dư không được nghiêng đổ cho chảy trước sàng, khi mở bát niệm bài kệ:

Bát đúng lượng của Như Lai
Con nay được mở bày
Nguyện cùng tất cả chúng
Đều ba vòng vắng lặng.
Án tư ma ma ni tóa ha.

Phàm chỗ thọ thực phải khiến cho bát cách sàng ngồi. Lúc đọc cúng dường, ngón cái của tay phải đè lên ngón vô danh, tay trái cầm bát để ngang mày, văn cúng dường như thường lệ, khi xuất sanh đọc bài kệ:

Pháp lực không nghĩ bàn
Từ bi chẳng ngăn ngại
Bảy hạt biến mười phương
Thí khắp cùng sa giới.
Án độ lợi ích tóa ha.
Thị giả tống thực đọc rằng:
Chúng quỉ thần các vị
Ta nay thí cho ngươi
Cơm này biến mười phương
Tất cả qủi thần thảy.
Án mục lực lăng tóa ha.

Khảy tay ba lần, giờ ngọ trai giống như thế, không cần phải đọc những kệ chú khác. Sau khi tống thực xong, lại xướng Tăng bạt.
Phật dạy tỳ kheo, khi ăn phải nghĩ 5 pháp quán, nếu tán tâm nói chuyện tạp tín thí khó tiêu, đại chúng nghe tiếng khánh đều khởi chánh niệm. Thị giả đánh một tiếng khánh, đại chúng tưởng 5 phép quán.

1/ Kể công nhiều ít so lường chỗ kia đem tới.
2/ Xét đức hạnh của mình đủ thiếu mà nhận cúng.
3/ Ngừa tâm lìa lỗi, tham… là gốc.
4/ Chính là vị thuốc hay để chữa bệnh khô gầy.
5/ Vì thành đạo nên mới thọ cơm này.

Muỗng thứ nhất: Nguyện đoạn tất cả các điều ác.

Muỗng thứ hai: Nguyện tu tất cả các điều thiện.

Muỗng thứ ba: Nguyện tu được công đức lành gì xin hồi hướng cho tất cả chúng sanh đều thành Phật đạo.

Phàm khi ăn cơm, phải dùng đầu muỗng múc thức ăn, nên đưa thẳng cho đầu muỗng vào miệng, không được há miệng quá to, không được tay để thức ăn trên khăn mà ăn, không được dùng muỗng đũa vét bát khiến cho ra tiếng, nếu có cơm rơi ở trên khăn thì không được nhặt ăn, nên gom lại một chỗ giao cho tịnh nhơn, trong bát nếu có cơm dư không được đem về trong phòng, khi kết trai đọc chú chuẩn đề hoặc chú tiêu tai xong, tiếp đọc rằng:

“Nói đến việc bố thí, nhất định sẽ được lợi ích, nếu có ai vì an vui mà bố thí, sau ắt được an vui”.

Kế đến đọc:

“Ăn cơm đã xong…” như thường lệ. Khi nhận quà đọc tâm kinh xong, lại đọc kệ:

Tài và pháp đều thí
Bằng nhau không sai khác
Bố thí Ba La Mật
Được đầy đủ viên mãn.

Khi ra nhà ăn, trước phải mở cửa vẹt qua hai bên. Nên khiến cho cán muỗng quay vào thân, cầm bát nên để ngang ngực, không được liếc ngó, khi ra cửa phải đi một bên hành lang. Trước vào nhà cũng vậy, về phòng trước hết phải lấy nước ngâm bát, nên dùng một chậu nước to, dùng nước xà phòng chế trong bát để ngâm, nước có thể chừng hai tấc.

Sạp để bát nếu ngắn phải nhường cho thượng tòa, không được để lộn thứ tự đã an trí, muốn rửa bát trước phải vén y phục, chớ cho chấm đất, phải rửa bát bằng nước sạch một lần, kế đến dùng nước xà phòng chế vào bát. Hai phần trên bên ngoài bát là sạch, một phần dưới là dơ. Hễ đem đổ nước rửa bát thì không được ở độ cao, nên phải khom lưng cúi đầu mà đổ nước, khiến cho bát cách đất một gang tay, dùng nước nóng rữa, thì không làm tổn hại đến độ bóng của bát, trầy bát, nếu bát bị trầy thì dễ dính chất nhờn rất khó rửa, khi rửa bát phải cách đất bảy tấc chớ để khua ra tiếng, ba lần thay nước, khi muốn đổ nước thì không được đổ vãi ra đất, khi đổ nước rửa bát đọc thầm bài kệ:

Tôi đem nước rửa bát
Như nước cam lộ trời
Thí cho các quỉ thần
Khiến đều được no đủ.
Án ma hưu ra tất tóa ha.

Lại có bảy việc.

1/ Trong bát có cơm thừa, không được tùy tiện bỏ.
2/ Muốn bỏ cơm trong bát, nên phải để ở chỗ sạch.
3/ Nên dùng nước tro hoặc nước cỏ cây.
4/ Không được ở nơi đất sạch rửa bát, ngang đường đi.
5/ Rửa bát phải ở nơi phía dưới có cành cây.
6/ Phải thay nước sạch, không được hất đổ ra xa.
7/ Muốn đổ nước trong bát, nên cách đất bốn tấc, không được khiến cho có cao có thấp.

Năm việc lau bát.

1/ Phải rửa tay, lau cho khô.
2/ Nên đem khăn tay sạch để trên đầu gối.
3/ Nên lau khô ở trong trước.
4/ Đã lau bên ngoài xong thì không được lau lại bên trong.
5/ Bát đã lau khô liền phải đem khăn tay sạch phủ lên trên túi đựng bát, nếu chưa khô phải đợi cho khô. Khi có việc gấp phải đi thì có thể để ở giữa trời nắng hoặc hơ lửa cho khô. Lúc mang bát đi khất thực, thường để ở hông bên trái.

Oai nghi khi mang bát. Lúc mang bát ra đi thì phải hướng ra ngoài, được thức ăn trở về phải hướng vào trong, nơi cúng thức ăn đều phải chú nguyện.
Nếu được mời cơm thì không được vơ vét trong bát, không được gõ đũa trên bàn, không được đem cơm cho chỗ riêng, hoặc quăng cho chó. Thí chủ đem cơm thêm thì không nên nói không dùng, nếu đã no rồi thì nên lấy tay từ đi. Khi ăn cơm ở dưới gốc cây không được lấy cỏ sạch lau bát. Khi đi thì mang bát theo thân, phải hướng miệng bát ra ngoài, không được treo bát ở đầu gậy, giữa đường gặp thầy nên cầm bát để xuống đất làm lễ, như phép thờ thầy xong, lấy bát thầy và cầm đi theo sau.

* Pháp cầm tích trượng.

Khi ra đi nhận được từ của Sa Di liền đọc bài kệ.

Tay cầm tích trượng
Nguyện cho chúng sanh
Lập hội thí lớn
Bày đạo như thật.

Án na lật thế na, lật thế tra, bát để na, lật đế na dạ bát nảnh hồng phấn tra.

Khi đi thì để dưới hông bên trái, dùng ngón tay út nắm giữ, khiến hai đầu đều nhau, không cho cao thấp, khi dừng lại thì: Tăng dựng đứng ở trên trên chân trái, Ni dựng đứng ở trên chân phải, không được chấm đất. Nếu ăn xong, ở gần cho ba nhà, xa thì bảy nhà; nếu không được, lại không nên nhận nhiều hơn, nếu hơn thì chẳng phải pháp của người tu.

Nếu như trong giới hạn mà được thức ăn, cầm cây tích trượng máng ở trên cây, chớ để dính đất, nếu không có cây thì để ở chỗ đất bằng, không nên để nghiêng ngả. Khi ngủ thì gậy và thân xuôi chiều, để ở sau giường, ngang bằng với thân, không trước không sau; đi đường lúc dừng nghỉ thì đầu nên hướng về mặt trời mọc, chớ để trái ngược.

Cầm tích trượng có 11 việc.

1/ Vì đất có trùng.
2/ Vì tuổi già.
3/ Vì phân biệt để vượt qua.
4/ Không được tay cần đánh đằng xa.
5/ Không được vác tích trượng ở trên vai.
6/ Không được vác ngay trên vai ló ra hai đầu.
7/ Ra vào thấy hình tượng Phật thì không cho phát ra tiếng.
8/ Cầm tích trượng không được vào trong chúng.
9/ Không được dối cầm đến phía nhà sau.
10/ Không được cầm gậy từ trong đi ra.
11/ Không được lấy gậy chỉ người, vẽ đất, viết chữ.

Có bốn việc được đi ra từ bên trong.

1/ Ở xa xin đến ngủ.
2/ Đến nhà người bệnh.
3/ Đưa người qua đời.
4/ Ngoại đạo thỉnh.

Lại có năm việc:

1/ Ba thầy đều đi ra, không được cầm gậy tự đi theo.
2/ Bốn người cùng đi.
3/ Trừ thượng tòa không được, mọi người đều cầm.
4/ Đến trước cửa đàn việt, ba lần rung lên, khi rung ba lần họ không ra thì đi đến nhà khác.
5/ Xin thức ăn ra, nên cầm gậy để chính giữa cánh tay trái.

Lại có năm việc.

1/ Gậy thường ở trong phòng của mình, không được lìa thân.
2/ Không cho đầu gậy chạm đất.
3/ Không cho dùng gậy để máng áo.
4/ Mỗi ngày cần phải lau chùi.

5/ Gậy muốn đem ra thì phải nhận từ tay Sa Di. Nếu không có Sa Di thì tịnh nhơn cũng được.

Xuống giường đọc bài kệ.
Từ sớm giờ Dần cho đến tối
Tất cả mọi loài tự lánh xa
Nếu như chân đạp nát thân hình
Nguyện cho cả thảy sanh Tịnh Độ.
Án dật đế luật ni ta bà ha.

Đi đường không tổn thương đến côn trùng, đọc bài kệ.

Nếu dở bước chân
Nguyện cho chúng sanh
Khỏi biển sanh tử
Đủ các pháp lành.
Án địa lợi nhật lợi ta bà ha.

Nhăn nhành dương đọc bài kệ.

Khi nhăn nhành dương
Nguyện cho chúng sanh
Tâm được thanh tịnh
Hết các phiền não.

Án A mộ già di ma lệ, nhĩ phạ ca ra, tăng du đà nể, Bát đầu ma, câu ma ra, nhĩ phạ tăng thâu đà da, đà ra đà ra, tố di ma lê ta phạ ha.

Khi rửa mặt đọc bài kệ.

Lấy nước rửa mặt
Nguyện cho chúng sanh
Được pháp thanh tịnh
Mãi không cấu nhiễm.
Án lam tá ha.
Khi cạo tóc đọc bài kệ.
Cạo bỏ râu tóc
Nguyện cho chúng sanh
Lìa hết phiền não
Rốt ráo vắng lặng.

Án tất điện đô mạn đa ra bạt đà da ta bà ha.

Khi uống nước đọc bài kệ.

Phật quán một bát nước
Có tám muôn bốn ngàn trùng
Nếu không trì chú này
Như ăn thịt chúng sanh.
Án phạ tất ba la ma ni ta bà ha.
Khi tắm đọc bài kệ.
Tẩy rửa thân thể
Nguyện cho chúng sanh
Thân tâm không dơ
Trong ngoài sáng sạch.

Án bạt chiết ra, não ca tra ta bà ha.

Đi quanh tháp đọc bài kệ.

Quanh bên phải tháp.
Nguyện cho chúng sanh
Việc làm không trái
Thành tất cả trí.

Nam mô tam mãn đa một đà nẫm. Đổ ba đổ ba ta bà ha.

Lên nhà xí khải tay ba lần đọc bài kệ.

Khi đại tiểu tiện
Nguyện cho chúng sanh
Bỏ tham sân si
Trừ hết các tội.

Án ngận lỗ đà da ta bà ha.

Khi rửa sạch đọc bài kệ.

Việc rồi đến nước
Nguyện cho chúng sanh
Trong pháp xuất thế
Mau chóng đạt được.

Án hạ nẳng mật lật đế ta bà ha.

Khi rửa tay đọc bài kệ.

Lấy nước rửa tay
Nguyện cho chúng sanh
Được tay trong sạch
Thọ trì Phật pháp.
Án chủ ca ra da ta ha.
Bỏ dơ đọc bài kệ.
Rưa sạch hình dơ
Nguyện cho chúng sanh
Trong sạch hòa nhã
Rốt ráo không dơ.

Án thất lợi duệ ta hê ta ha.

Đắp y năm điều đọc bài kệ.

Lành thay áo giải thoát
Ruộng phước không gì hơn
Con nay đầu đội nhận
Đời đời không lìa bỏ.

An tất đà da ta bà ha.

Đắp y bảy điều đọc bài kệ.

Lành thay áo giải thoát
Ruộng phước không gì hơn
Con nay đầu đội nhận
Đời đời thường được đắp.

Án độ ba, độ ba ta bà ha.

Đắp đại y đọc bài kệ.

Lành thay áo giải thoát
Ruộng phước không gì hơn
Vâng giữ Như Lai mạng
Rộng độ các chúng sanh.

Án ma ha ca ba ba tra tất đế ta ha.

Trải tọa cụ đọc bài kệ.

Tọa cụ Ni Sư Đàn
Nuôi dưỡng tánh mạ tâm
Mở bày lên bậc thánh
Vâng giữ Như Lai mạng.

Án đàn ba đàn ba ta ha.

Lên đạo tràng đọc bài kệ.

Nếu được thấy Phật
Nguyện chúng sanh
Được mắt vô ngại
Thấy tất cả Phật.

Án a mật lật đế hồng phấn tra.

Lúc sắp ngủ đọc bài kệ.

Lúc đi ngủ nghỉ
Nguyện cho chúng sanh
Thân được an lạc
Tâm không loạn động

Quán tưởng chữ A () một hơi hai mươi mốt biến, nằm nghiêng bên phải, kệ chú của thiên này vốn không có trong luật, luật thời nay tạm dẫn ra để học, cho nên chép vào để được dùng đầy đủ.

BÀN VỀ SỰ SAI LẦM THỌ GIỚI.

Người học giới luật sau này tự cho mình là đại trí,  truyền thừa lẫn nhau một cách sai lầm, chẳng biết đó là điều sai quấy, trải qua mấy trăm năm như vậy. Nay vì lược nêu vài điều để đính chính lại những sai lầm, xin thông cáo khắp các vị đồng học nguyện y theo điều Phật dạy.

1/ Sai lầm khi truyền cho Sa Di ba y.

Trong Luật Sa Di chỉ được đắp man y An Đà Hội. Bộ Tát Bà Đa Luận chép: “Nên thọ trì hai y thượng hạ, y thượng là Uất Đa La Tăng, y hạ là An Đà Hội”. Quyển Nam Sơn Tùy Cơ Yết Ma cũng có pháp thọ man y An Đà Hội của Sa Di. Bộ Căn Bổn Bách Nhất Yết Ma chép: “Chúng cầu tịch mặc man y, nếu cho đắp năm điều thì thật là phi pháp”. Các đại sư ở quốc độ này đa phần trao cho Sa di ba y, không biết căn cứ vào đâu. Nếu căn cứ theo bộ Căn Bản chép: “Y năm điều còn không cho, huống hồ là cho cả ba y ư?”. Thời gian gần đây việc truyền trao giới pháp, đem cả ba y trao cho Sa Di, thật trái lời Phật dạy, là việc chẳng nên làm vậy.

2/ Sai lầm yết ma cho bốn người trở lên thọ giới một lần.

Trong Luật dạy việc thọ giới tỳ kheo, ban đầu chỉ cho thọ từng người, sau vì có tám nạn khởi lên, cho đến những nhân duyên khác thì cho ba người thọ một lần. Luật Thập Tụng chép: “Không được xướng nói cho bốn người được thọ đại giới”. Bộ Căn Bản Tạp Sự chép: “Không được cho bốn ngươi cùng thọ cận viên. Vì cớ sao? Sai là một chúng mà tác yết ma cho một chúng, thật trái với lý vậy”. Luật Ngũ Phần chép: “Tuyệt đối không được yết ma cho bốn người”. Các vị đại sư đời sau này không luận là số người nhiều ít đều yết ma cho thọ một đàn. Tệ hơn nữa là ở hai giới đàn Nam Bắc, do vì nhiều người nên cho thọ chung một lượt. Theo khoa nghi của giới đàn thì chỉ xưng là ba người, do đây mà biết bốn người trở lên là trái với nghi thức thọ giới vậy.

3/ Sự sai lầm Ni thọ giới chung với Tỳ kheo.

Theo Luật: Giới tỳ kheo ni thật bất đồng với giới của tỳ kheo, ngay cả vấn đề già nạn để được thọ giới cũng hoàn toàn khác hẳn. Bởi lẽ nam, nữ riêng biệt. Những năm gần đây các vị đại sư khi thuyết giới, bèn cho Ni lẫn lộn vào thọ giới chung với Tỳ kheo. Do đó mà người nữ trở thành thọ giới khác. Đàn giới đã hỗn loạn, chẳng những Ni không đắc giới mà ngay cả tỳ kheo cũng không đắc giới, điều này phải suy nghĩ.

4/ Sự sai lầm may y quá lượng.

Trong luật Phật dạy: “An Đà Hội dài bốn khủyu tay, rộng hai khủyu tay. Uất Đa La Tăng dài năm khủyu tay, rộng ba khủyu tay, Tăng Già Lê cũng vậy”. Thời gian gần đây các vị đại sư thu nhỏ y năm điều, không biết người nào đề xướng sai lầm quá mức như vậy. Lại có nơi may y năm điều bằng với kích cỡ y bảy điều, cũng chẳng phải là Phật dạy. Đến như, y bảy điều, đại y, phần nhiều may bề dài sáu khủyu tay, đã hơn thì theo pháp không được đắp.

Vậy mà vẫn an nhàn để ở trên vai trái, tôi từng hỏi duyên cớ ấy, thì họ bảo rằng Thích tử đầu tròn áo vuông, nếu chỉ dài năm khủy tay thì không vuông. Vì họ không biết rằng hai chữ “phương bào” vốn chẳng phải Phật nói, thì sao lại cố chấp cho là hạn định. Vậy thì may năm khủyu tay không thể gọi là vuông sao?. Tập tục truyền nhau, không chịu tra xét, thật đáng buồn thay!

5/ Sự sai lầm bỏ phí y của vị Tăng qua đời.

Luật dạy: “Y bát của vị Tăng qua đời không được mang theo. Người sau khi mất, Phật dạy phải đem tài vật cho người nuôi bệnh, nếu người nuôi bệnh đã có thì trong chúng bạch nhị yết ma phân chia, nhưng y phải có người truyền thọ rồi mới được đắp vậy”.

Thời gian gần đây các vị đại sư phần nhiều cho rằng, y của vị Tăng qua đời thì  không được đắp, rồi dạy nhau treo ở trên cây mặc tình để cho nó mục, đây thật là trái lời Phật dạy. Huống chi, đức Phật đã từng bảo, y tuy rách nát không thể đắp cũng chẳng nên bỏ phí, nhẫn đến làm tim đèn cũng có thể làm cho người tín thí thêm lớn ruộng phước, nay mặc tình để cho nó mục là chuyện nên sao?.

      6/ Sự sai lầm truyền y cho cư sĩ.

Cư sĩ thọ năm giới không được đắp y, nếu thọ giới Bồ tát và lúc vào đạo tràng thì cho đắp y nhưng không được cắt rọc, chỉ may một đường làm thành, chẳng cho cắt rọc may thành giống như y của đại Tăng. Cho nên Phật dạy: Y này là một tên gọi ba y, cũng gọi là y thế tục. Há có thể cho đắp y đại Tăng ư? Dù y có may một đường cũng khó thọ trì như pháp, cùng ngủ chung với vợ con thì y này để ở chỗ nào? Thật là mắc tội trái pháp. Nếu nói rằng cất chứa ban ngày, như vậy thà không thọ vẫn tốt hơn.

Cho nên trước thì có ngài Từ Vân bàn luận, sau thì có ngài Vân Thê, há không biết sao!.

     7/ Sự sai lầm không thọ học giới.

Phật dạy Sa Di Ni muốn thọ giới cụ túc, trước hết phải thọ giới Thức Xoa Ma Na hai năm, học luật nghi của tỳ kheo ni, rồi sau  mới cho tiến cụ. Cho nên lúc thọ đại giới của Ni, vấn già nạn xong, lại hỏi: “Ngươi có trải qua thời gian hai năm học giới không?”. Đáp: “Đã học”. Lại hỏi: “Học giới có thanh tịnh không?”. Đáp: “Thanh tịnh”. Lại nữa, chư Ni cũng hỏi như thế, (và các giới tử) Ni cũng đáp như thế. Nếu như không thọ giới Thức Xoa Ma Na thì không cho thọ đại giới của Ni. Ngày nay hầu hết Ni không thọ giới này, lại có người nói Thức Xoa Ma Na là giới của người nữ tại gia. Thật là truyền nhau một cách sai lầm, tệ hại đến thế, thật đáng thương thay!

8/ Sự sai lầm sửa đổi khoa văn.

Pháp thọ giới trong các bộ, văn từ có ghi chép rõ ràng, Bổn Giới Đàn Chiêu Khánh do người thời sau này thêm thắt vào, chẳng phải là bản xưa của sư Đại Trí Chiếu.

Như lúc hỏi già nạn có hai điều nhầm lẫn, trong tam yết ma có ba sự lầm lẫn, người biết thật khó mà y cứ để thọ trì. Thời gian gần đây có người tự ỷ mình thông minh, hoàn toàn không biết gì về luật, lại khi dối đem ý mình để sửa lại, đem ba y trao cho bạch y tập học, không biết căn cứ từ bộ luật nào, đến ngày sắp đăng đàn phần nhiều thêm vào việc xướng tụng, làm đẹp lòng người xem nghe, rõ ràng y như những hạng người ứng phó. Đâu phải là phép tắc hoằng truyền luật tạng, nếu chịu một phen xem qua luật tạng cũng nên tự biết mà xấu hổ vậy.

9/ Sự sai lầm rối loạn trong lúc đăng đàn.

Phàm người thọ giới, trước thỉnh Pháp sư, thập sư đăng đàn mới tác bạch sai giáo thọ sư, giáo thọ sư xuống đàn, ở chỗ mắt thấy tai không nghe mà hỏi già nạn. Hỏi xong bèn lên đàn bạch với các sư, bạch rồi mới cho vời giới tử lên đàn. Đây là qui củ của người xưa. Quyển giới đàn Chiêu Khánh cũng như thế. Vậy mà các sư thời nay gom hết giới tử vào trong đàn, thỉnh thập sư, hỏi già nạn và yết ma thọ giới chỉ ở một chỗ, rồi đem khoa văn đọc một lượt từ đầu đến cuối, đã trái với lời Phật dạy, cũng chẳng phải là nghi thức của giới đàn Chiêu Khánh xưa kia. Không biết theo phép tắc nào mà làm lộn xộn đàn pháp, Đây thật là việc làm quá sai lầm, người trí tự nên tra xét.

PHÁP SỐ LUẬT HỌC

Giới có hai loại.

1/ Tánh giới : Việc ấy tánh nó vốn là ác, xưa nay đều cấm, như bốn giới sát sanh, trộm cắp, dâm, nói dối.
2/ Giá giới : Việc ấy vốn chẳng phải là ác, xưa nay chưa cấm ngăn, Phật ra đời mới cấm, như giới uống rượu.

Yết ma có hai ý.

1/ Thành thiện: Như kết giới, thọ giới.
2/ Trị tội: Như sám hối cho đến điều phục, đuổi hẳn.

Quân trì nhị dụng.

1/ Tịnh dụng: đồ sứ.
2/ Xúc dụng: đồng, sắt.

Hai thời đầu đà.

Từ mười lăm tháng giêng đến mười lăm tháng ba. Mười lăm tháng tám đến mười lăm tháng mười. Đây là hai khoảng thời gian hành hạnh đầu đà.

Ba loại yết ma.

1/ Đơn bạch yết ma, nghĩa là bạch một lần.
2/ Bạch nhị yết ma, nghĩa là một lần bạch, một lần yết ma.
3/ Bạch tứ yết ma, nghĩa là một lần bạch, ba lần yết ma.

Ba loại yết ma này đầy đủ trong tất cả các pháp yết ma.

Ba pháp yết ma.

– Người ở một mình, chỉ tâm niệm nói.

– Ba người trở xuống cùng ở chung, đối thú cùng bạch.

– Bốn người trở lên cùng ở, tập chúng yết ma.

Luật có ba tên.

1/ Tỳ Ni: Trung Hoa dịch là Thiện chế, cũng gọi là Diệt.
2/ Ba La Đề Mộc Xoa: Trung Hoa dịch là Bảo Giải Thoát, cũng gọi là Biệt Giải Thoát.
3/ Thi La: Trung Hoa dịch là giới.

Ba tâm trì giới.

1/ Chán các pháp hữu vi.
2/ Mong đến nẻo Bồ Đề.
3/ Thương xót hữu tình.

Ba tòa hạ lạp.

1/ Không hạ đến chín hạ gọi là hạ tòa.
2/ Mười hạ đến mười chín hạ gọi là trung tòa.
3/ Hai mươi hạ đến bốn mươi hạ gọi là thượng tòa, năm mươi hạ trở lên gọi là kỳ túc. Đây là đối tượng cung kính của tất cả các Sa môn.

Khi ăn lìa ba điều lỗi.

1/ Thức ăn quá ngon khởi tham
2/ Thức ăn ngon vừa khởi sân.
3/ Thức ăn dở khởi si.

Thế nên phải ngừa tâm lìa lỗi.

Minh tướng xuất có ba.

1/ Mặt trời mới rọi xuống thân cây Diêm Phù Đề, trời còn màu đen.
2/ Mặt trời rọi đến lá cây, trời có màu xanh.
3/ Mặt trời rọi qua khỏi cây, trời có màu trắng.

Trong Luật nói minh tướng xuất chính là lấy màu trắng này vậy.

An cư lìa ba lỗi.

1/ Không có việc đi du hành, làm ngăn ngại tu đạo nghiệp.
2/ Tổn hại đến mạng sống của sinh vật, thật trái với lòng từ bi.
3/ Việc làm đã quấy nên chuốc sự chê gièm của thế gian.

Tiền tắm Phật chia làm ba phần.

Một phần sử dụng cho Phật, một phần sử dụng cho Pháp, một phần sử dụng cho Tăng, ngoài ra không được dùng vào những trường hợp khác.

Bốn bậc Hòa thượng.

1/ Có pháp có áo cơm.
2/ Có pháp không có áo cơm.
3/ Không pháp có áo cơm.
4/ Không pháp không áo cơm.

Hai bậc trước có thể nương tựa, hai bậc sau không nên nương tựa.

Bốn đối tượng không được nương tựa.

1/ Người già.
2/ Người ở nơi xa xôi.
3/ Người ác.
4/ Người có thế lực.
Bốn điều lợi cần phải ăn.
1/ Nuôi thân vì đạo.
2/ Nuôi dưỡng trùng trong thân.
3/ Để người thí sanh phước.
4/ Phá trừ ngoại đạo đói khát.

Bốn loại thường trụ.

1/ Thường trụ thường trụ: Nghĩa là: Kho bếp của chúng tăng, các thứ đồ dùng trong chùa như: Hoa quả, cây cối, vườn ruộng, người phục dịch, súc vật… chỉ được thọ dụng, không cho bán.
2/ Mười phương thường trụ: Nghĩa là những thực phẩm cúng cho Tăng, thể vốn trùm khắp cả mười phương, chỉ hạn cuộc ở trụ xứ.
3/ Hiện tiền hiện tiền: Nghĩa là Tăng được thí chủ cúng tài vật, vì chỉ cúng cho những vị Tăng hiện tiền ở trú xứ này.
4/ Mười phương hiện tiền: Nghĩa là năm chúng qua đời. Có bao nhiêu tài vật tầm thường nên phân chia, lúc chưa yết ma mười phương Tăng đến đều được phần, nhưng khi yết ma rồi thì mười phương Tăng đến không được phần.

Bốn loại tà mạng.

1/ Phương khẩu thực: Nịnh nọt những kẻ giàu sang, thế lực, đi sứ khắp nơi.
2/ Duy khẩu thực: Dùng các loại chú thuật, bói toán tốt xấu.
3/ Ngưỡng khẩu thực: Đoán xem tinh tú để tự nuôi thân.
4/ Há khẩu thực: Trồng trọt, ruộng vườn, bào chế thuốc thang.

Bốn nghĩa Tỳ Ni.

1/ Như đất bằng trong Phật pháp, muôn hạt giống lành từ đây mà sanh.
2/ Tất cả đệ tử Phật đều nương theo giới mà an trụ, tất cả chúng sanh nương theo giới mà có.
3/ Là cửa ngõ ban đầu đi đến bờ Niết Bàn.
4/ Là chuỗi anh lạc trong Phật pháp để trang nghiêm pháp thân.

Bốn nghĩa Thi La.

1/ Thanh lương: Xa lìa tâm nóng bức.
2/ An ổn: Làm nhân an vui cho đời sau.
3/An tĩnh: Kiến lập được chỉ và quán.
4/ Tịch diệt: Được nhân Niết Bàn an vui.

Bốn cách ăn của hạnh Đầu Đà.

1/ Khất thực.
2/ Không làm pháp dư thực.
3/ Ngồi ăn một lần.
4/ Một bát đựng đầy, vắt cơm ăn.

Bốn ngôi vị Đầu Đà.

1/ Y: Tức áo chằm, ba y.
2/ Thực: Xin ăn, ngồi ăn một bữa.
3/ Xứ: Ở dưới gốc cây, A Lan Nhã, gò mã.
4/ Thường: Thường ngồi, ở đây là không có thứ lớp.

Bốn ý khất thực.

1/ Làm phước lợi cho chúng sanh.
2/ Dẹp trừ lòng kiêu mạn,
3/ Biết thân là khổ.
4/ Trừ bỏ chấp trước

Bốn phần khất thực.

1/ Cúng cho người đồng phạm hạnh.
2/ Cho người nghèo hèn.
3/ Cho các quỉ thần.
4/ Tự mình ăn.

Năm loại tà mạng.

1/ Vì lợi dưỡng, giả hiện ra hình tướng lạ lùng.
2/ Vì lợi dưỡng, tự nói công đức.
3/ Xem tướng tốt xấu, nói pháp cho người.
4/ Lớn tiếng hiện oai, khiến người kính sợ.
5/ Nói việc cúng dường để động tâm người.

Năm pháp sám hối

1/ Bày vai áo bên phải.
2/ Gối phải chấm đất.
3/ Dốc lòng chắp tay.
4/ Đầu mặt lễ dưới chân.
5/ Miệng nói tên tội.

Năm đối tượng cúng dường :

1/ Cha.
2/ Mẹ.
3/ Thầy dạy học.
4/ Thầy dạy oai nghi giới luật.
5/ Người bệnh.

Phật dạy Tỳ kheo nên hết lòng suốt đời cúng dường cha mẹ v.v…

Năm chỗ không nên đi.

1/ Nhà quan.
2/ Chỗ bán ruợu.
3/ Nhà kẻ đồ tể.
4/ Nhà dâm nữ.
5/ Nhà Chiên Trà La.

Năm bậc Xà Lê.

1/ Xuất gia Xà Lê.
2/ Yết ma Xà Lê.
3/ Giáo thọ Xà Lê.
4/ Dạy kinh Xà Lê.
5/ Y chỉ Xà Lê.

Năm loại Thủy la.

1/ Phương la: Dùng loại lụa hai thước hoặc ba thước, tùy theo thời mà làm lớn nhỏ.
2/ Pháp bình : Tức là bình âm dương.
3/ Quân trì: Dùng loại lụa để quấn quanh miệng, thòng dây thả xuống nước, đợi đầy rồi xách lên.
4/ Chước thủy la: Chỉ lấy lụa dày vuông chừng một bàn tay hoặc quấn qua miệng bình.
5/ Y giác la: Hoặc lược nước ở trong bát.

Năm loại tịnh địa.

1/ Khởi tâm: Nghĩa là lúc mới xây chùa. Khi đã xác định nền móng, một tỳ kheo nên khởi tâm ở ngôi chùa này có thể lấy một phòng làm nhà cho Tăng.
2/ Cộng ấn trì: Nghĩa là lúc xác định nền móng, một tỳ kheo bảo các tỳ kheo: Nay các vị cụ thọ dụng tâm ấn nên lấy một phòng ở ngôi chùa này làm tịnh trù cho Tăng.
3/ Như trâu nằm: Nghĩa là trong chùa, phòng nhà giống như trâu nằm, cửa phòng không có định chỗ, dù ban đầu không tác pháp nhưng nơi này cũng được làm tịnh trù.
4/ Chỗ cũ đã bỏ: Nghĩa là nơi tăng xá cũ đã bỏ lâu rồi, như sửa sang lại đến chạm ở chỗ cũ thì liền trở thành tịnh vậy.
5/ Tác pháp yết ma: Nghĩa là chúng Tăng đã định nơi… bạch nhị yết ma kết giới tịnh trù.

Năm đức của Tỳ kheo.

1/ Bố ma.
2/ Khất sĩ.
3/ Tịnh giới.
4/ Tịnh mạng.
5/ Phá ác.

Năm phước trì trai.

Phật dạy một ngày trì trai có sáu mươi vạn năm lương thực. Lại có năm thứ phước:

1/ Ít bệnh.
2/ Thân an ổn.
3/ Ít dâm.
4/ Ít ngủ.
5/ Sanh về cõi trời, biết được kiếp trước.

Trong kinh nói về trai là chẳng phải chỉ không ăn thịt mà bao gồm cả không uống rượu, không ăn ngũ tân, qua giờ ngọ không ăn, và dứt các ác nghiệp.

Năm pháp vào trong chúng.

1/ Phải thương yêu kính trọng mọi người.
2/ Phải hạ thấp mình như lúc lau sạch bụi trần.
3/ Biết ngồi đứng cúi ngữa họp thời.
4/ Ở trong Tăng không được nói chuyện tạp.
5/ Việc không thể nhẫn nhịn được cũng nên im lặng.

Nam loại thanh tịnh khi ăn trái cây.

1/ Hỏa tịnh (dùng lửa nướng).
2/ Đao tịnh (dùng dao gọt).
3/ Sang tịnh (trái bị úng).
4/ Điểu trác tịnh (trái bị chim mổ).
5/ Bất trúng chủng tịnh (trái khi xẻ không làm trúng hạt).

Năm loại trái cây thanh tịnh này nên ăn. Trong đó đao tịnh, sang tịnh, điểu trác tịnh nên bỏ hạt rồi ăn. Còn hai loại hỏa tịnh, bất trúng chủng tịnh đều được ăn.

Lại có 5 loại tịnh.

1/ Hoặc trái cây bị nứt vỏ rớt.
2/ Hoặc gọt vỏ.
3/ Hoặc bị thối.
4/ Hoặc bị tách ra.
5/ Hoặc mủ bị ứ khô.

Ngủ nghỉ có năm lỗi.

1/ Ác mộng.
2/ Chư Thiên không ủng hộ.
3/ Tâm không thâm nhập Phật pháp.
4/ Không tư duy minh tướng
5/ Ưa xuất tinh.

Nhăn nhành dương có năm điều lợi.

1/ Cổ họng đượm nhuần.
2/ Trừ nóng bức.
3/ Trừ bệnh phong.
4/ Tiêu thức ăn.
5/ Sáng mắt.

Không nhăn nhành dương có năm điều lỗi.

1/ Hơi miệng hôi.
2/ Miệng không có vị khác.
3/ Đàm không tiêu.
4/ Không tiêu hóa thức ăn.
5/ Mắt không sáng.

Ăn ngũ tân có năm lỗi.

1/ Phát sanh lỗi lầm.
2/ Chư Thiên xa lánh.
3/ Qủi thần thân cận.
4/ Phước đức hao mòn.
5/ Ma nhóm họp.

Năm pháp vào nhà thế tục.

1/ Vào cửa phải nói nhỏ.
2/ Nhiếp giữ thân, miệng, ý.
3/ Hạ thấp mình.
4/ Khéo giữ các căn.
5/ Oai nghi chững chạc, khiến người sanh lòng hoan hỷ.

Năm điều lợi ích khi thọ giới Bồ tát.

1/ Mười phương chư Phật luôn thương xót hộ niệm.
2/ Khi mạng chung có tâm chánh kiến, hoan hỷ.
3/ Đời đời thường được làm bạn với chư Bồ tát.
4/ Chứa nhóm công đức thành tựu giới hạnh.
5/ Khiến cho tánh giới đời này đời sau được phước huệ tròn đầy.

Năm món phước không ăn sau giờ ngọ.

1/ Ít dâm.
2/ Ít buồn ngủ.
3/ Được nhất tâm.
4/ Không hạ phong.
5/ Thân an ổn, ít bệnh.

Năm việc Tỳ kheo làm Tri sự.

1/ Báo ơn Phật.
2/ Trưởng dưỡng Phật pháp.
3/ Diệt trừ tâm phàm hèn thấp cống cao của đại chúng.
4/ Sau này chiết phục được tâm kiêu ngạo của đệ tử.
5/ Mở bày phước nghiệp đời sau.

Năm việc hàng Ưu Bà Tắc không nên làm.

1/ Mua bán súc sanh.
2/ Mua bán cung tên, dao gậy.
3/ Bán ruợu.
4/ Ép dầu.
5/ Nghề nhuộm sắc chính, ngoại quốc ép dầu để làm màu nhuộm, đều rất tổn thương đến mạng sống của loài vật, cho nên không được làm.

Sáu pháp hòa họp của Tăng già.

1/ Giới hòa cùng tu.
2/ Kiến hòa cùng giải.
3/ Thân hòa cùng ở.
4/ Lợi hòa cùng chia.
5/ Khẩu hòa không tranh.
6/ Ý hòa cùng vui.

Sáu vật của Tỳ kheo.

1/ Tăng Già Chi, Trung Hoa dịch là y kép.
2/ Ốt Đát La Tăng Già, Trung Hoa dịch là y trên.
3/An Đát Bà Bà, Trung Hoa dịch là y trong.
4/ Ba Ốt La, Trung Hoa dịch là bát.
5/ Ni Sư Đàn Na, Trung Hoa dịch là tọa cụ.
6/ Bác Lý La La la phạt noa, Trung Hoa dịch là lụa lọc nước.

Tỳ kheo luôn đem sáu vật này theo bên mình, không thể tạm lìa.

Bảy món công đức trì luật.

1/ Giữ được nội tạng của Phật.
2/ Khéo dứt tranh cãi.
3/ Giữ giới.
4/ Ở trên hết các ngoại đạo do vì giữ luật.
5/ Không mưu bàn chuyện khác ở trong chúng do vì thuyết pháp vô úy.
6/ Dứt trừ được sự nghi ngờ.
7/ Khiến chánh pháp tồn tại lâu dài.

Tám tướng khiến chánh pháp hoại diệt.

1/ Ưa thích y phục.
2/ Buông lung chơi bời.
3/ Tớ trai làm Tỳ kheo.
4/ Tớ gái làm Tỳ kheo ni.
5/ Không thích quán bất tịnh.
6/ Hủy báng tỳ ni.
7/ Ca sa đổi thành màu trắng, không chịu nhuộm màu.
8/ Tham dùng vật của Tam bảo.

Tám việc này Tăng, Ni thời nay đã phạm hết bảy, chỉ có ca sa là chưa biến thành màu trắng thôi, chẳng nguy hại sao?

Chín thứ tịnh nhục.

1/ Không vì mình giết.
2/ Không thấy giết.
3/ Không nghe giết.
4/ Không nghi vì mình giết.
5/ Vật tự chết.
6/ Chim ăn còn thừa.
7/ Đã chết khô.
8/ Không mong mà được.
9/ Đã bị giết chết rồi.

Mười điều lợi khi khất thực.

1/ Tự nuôi sống sanh mạng, tự do không lệ thuộc người.
2/ Người thí cho ta, mạng sống an trụ trong tam bảo, về sau sẽ được thức ăn.
3/ Nuôi dưỡng lòng bi.
4/ thuận theo lời Phật dạy.
5/ Dễ đầy đủ để nuôi dưỡng.
6/ Phá trừ tâm kiêu mạn.
7/ Được căn lành vô kiến đảnh.
8/ Thấy ta xin thức ăn, người khác sẽ bắt chước.
9/ Không có các duyên sự với nam nữ lớn nhỏ.
10/ Thứ lớp xin ăn, sanh lòng bình đẳng.

Mười pháp khất thực.

1/ Vì nhiếp thọ các chúng hữu tình.
2/ Thứ tự.
3/ Không mỏi mệt.
4/ Biết đủ.
5/ Vì để phân bố.
6/ Không đam mê.
7/ Biết lượng.
8/ Vì thiện phẩm hiện tiền.
9/ Vì thiện căn tròn đầy.
10/ Vì lìa ngã chấp

Cháo có mười điều lợi.

1/ Sắc đẹp.
2/ Sức khỏe.
3/ Sống lâu.
4/ An vui.
5/ Lời lẽ trong trẻo.
6/ Biện tài.
7/ Đêm ăn dễ tiêu hóa.
8 / Trừ bệnh phong.
9/ Ngừa đói.
10/ Dứt khát.

Uống ruợu có mười điều lỗi.

1/ Nhan sắc xấu xí.
2/ Hèn kém.
3/ Mắt nhìn không rõ.
4/ Hiện tướng giận dữ.
5/ Tiêu mất phước điền, nghiệp phát sanh.
6/ Dẫn đến tật bệnh.
7/ Sanh lòng đấu tranh.
8/ Tiếng xấu đồn xa.
9/ Trí huệ giảm dần.
10/ Chết đọa vào đường ác.

Không giết hại được mười công đức.

1/ Được pháp vô úy đối với tất cả chúng sanh.
2/ Được lòng đại từ đối với tất cả chúng sanh.
3/ Đoạn trừ những ác nghiệp nhóm họp.
4/ Ít bệnh.
5/ Sống lâu.
6/ Phi nhơn ủng hộ.
7/ Không có ác mộng.
8/ Không có oán thù.
9/ Không sợ ác đạo.
10/ Mạng chung sanh về cõi lành.

Mười ba món tư cụ.

1/ Tăng già chi tức Đại y.
2/ Ốt Đát La Tăng tức y bảy điều.
3/ An Đát Bà Bà tức y năm điều.
4/ Ni Sư Đàn Na tức tọa cụ.
5/ Quần.
6/ Phó quần.
7/ Tăng Khước Kỳ tức áo lót nách.
8/ Phó Khước Kỳ tức Cù Tu La.
9/ Khăn lau mình.
10/ Khăn lau mặt.
11/ Y cạo tóc.
12/ Y che ghẻ.
13/ Dược tư cụ y.

Ăn thịt có mười ba điều lỗi.

1/ Chúng sanh từ vô thỉ vốn là cha mẹ ta.
2/ Thân mạng của mình và chúng sanh không khác.
3/ Tổn thương đến lòng từ.
4/ Tăng trưởng lòng giết hại.
5/ Tăng trưởng nghiệp oan trái.
6/ Tăng trưởng tập khí la sát.
7/ Tăng trưởng chứa nhóm uế trược.
8/ Tụng kinh, lễ Phật đều không có công đức.
9/ Tu học, trì chú đều không thành tựu.
10/ Thiên thần ngày càng xa lánh.
11/ Ác quỉ ngày càng thân cận.
12/ Súc sanh thấy sanh lòng sợ hãi.
13/ Chết đọa vào ác đạo.

Ba mươi lăm việc của Tỳ kheo bị tước đoạt.

Tỳ kheo phạm tội thô ác, tác bạch yết ma quở trách xong lại bị đoạt. Ba mươi lăm việc không được làm.

1/ Không được trao đại giới cho người.
2/ Không được nhận người y chỉ.
3/ Không được nuôi Sa di.
4/ Không được nhận Tăng sai đi giáo thọ tỳ kheo ni.
5/ Tăng sai giáo thọ thì không nên làm.
6/ Không được nói giới.
7/ Trong Tăng hỏi nghĩa của tỳ ni không được đáp.
8/ Tăng sai làm pháp yết ma thì không được làm.
9/ Những người trí huệ nhóm họp trong Tăng để cùng nhau bàn luận, không được tham dự vào.
10/ Tăng sai làm sứ tín mạng không được làm.
11/ Không được sáng sớm vào tụ lạc.
12/ Không được (vào tụ lạc) tối mới trở về.
13/ Nên gần gũi Tỳ kheo, không nên gần gũi ngoại đạo.
14/ Phải thuận theo Tỳ kheo dạy.
15/ Không được nói chuyện đời.
16/ Tùy theo những điều phạm lỗi chúng Tăng tác pháp yết ma quở trách không được phạm lại.
17/ Không được phạm tội tương tự vậy.
18/ Không được phạm tội tùng sanh.
19/ Không được phạm lại tội này.
20/ Không được ngăn yết ma và làm người tác pháp yết ma.
21/ Tỳ kheo thanh tịnh trải tọa cụ cúng dường, không được thọ nhận.
22/ Không được nhận Tỳ kheo khác rửa chân.
23/ Không được nhận nước rửa chân của Tỳ kheo khác.
24/ Không được nhận Tỳ kheo khác lau giày guốc.
25/ Không được nhận sự thoa chà của Tỳ kheo khác.
26/ Không được nhận Tỳ kheo khác lễ bái.
27/ Không được nhận Tỳ kheo khác vái chào.
28/ Không được nhận Tỳ kheo khác thăm hỏi.
29/ Không được nhận Tỳ kheo khác đưa đón.
30/ Không được nhận Tỳ kheo khác cầm y bát.
31/ Không được cử tội hay làm pháp tự nói tội đối với Tỳ kheo thanh tịnh.
32/ Không được nói tội Tỳ kheo khác.
33/ Không được làm chứng việc của Tỳ kheo.
34/ Không được ngăn bố tát, tự tứ.
35/ Không được tranh cãi với Tỳ kheo khác.

Hai mươi lăm vị thần hộ giới

* Không sát sanh.

Trà Sô Tỳ Dũ Đà Nệ.
Luân Đà Lợi Thâu Đà Ni.
Tỳ Lâu Giá Na Ba.
A Đà Long Ma Để.
Bà La Hoàn Ni Hòa Bà.

* Không trộm cắp.

Để Ma A Tỳ Bà Đà.
A Tu Du Bà La Ni.
Bà La Ma Đản Hùng Thôi.
Bà La Môn Địa Bệ Đa.
Na Ma Hô Đa Da Xá.

* Không tà dâm.

Phật Đà Sơn Đà Lâu Đa.
Bệ Xà Da Tẩu Đa Bà.
Tữ Để Hải Đà Đa Da.
A La Đa Lại Đô Da.
Bà La Na Phật Đàm.

* Không nói dối.

A Đề Phạm Giả San Tức.
Cố Đài La Nhân Đài La.
A Dà Phong Đà La Đa.
Phật Đàm Di Ma Đa Sỉ.
Đa Lại Xoa Tam Mật Đà.

* Không uống ruợu.

A Ma La Tư Đâu Hi.
Na La Môn Xà Đâu Đế.
Tát Bệ Mi Kiền Na Ba.
Xà Bệ Đấu Tỳ Xá La.
Ca Ma Tỳ Na Xà Mi Khư.

Bốn loại Tăng.

1/ Tăng bốn người, thực hiện được tất cả các pháp yết ma trừ thọ đại giới, tự tứ, xuất tội Tăng tàn.
2/ Tăng năm người, thực hiện được tất cả các pháp yết ma trừ thọ đại giới, xuất tội Tăng tàn.
3/ Tăng mười người, thực hiện được tất cả các pháp yết ma trừ xuất tội Tăng tàn.
4/ Tăng hai mươi người, thực hiện được tất cả các pháp yết ma

Tám nạn.

Phàm khi nói giới, tự tứ… gặp tám nạn khởi lên thì được lược nói. tám nạn ấy là:

1/ Vua.
2/ Giặc.
3/ Nước.
4/ Lửa.
5/ Bệnh.
6/ Người.
7/ Phi nhơn.
8/ Ac thú.

Tám việc mất đêm.

Tỳ kheo phạm tội Tăng Tàn khi hành pháp biệt trụ, mỗi đêm cần phải bạch với đại chúng, nếu không bạch tám việc gọi là mất đêm.

Tám việc ấy là.

1/ Đến chùa khác không chịu bạch.
2/ Có khách Tỳ kheo đến không chịu bạch.
3/ Có duyên sự tự ra khỏi giới không chịu bạch.
4/ Trong chùa, khi đi gặp Tỳ kheo không chịu bạch.
5/ Bệnh không sai người mang tin đến chịu bạch.
6/ Hai hoặc ba người cùng ngủ một phòng.
7/ Ở nơi không có Tỳ kheo.
8/ Lúc mỗi nửa tháng không nói giới bạch. Tùy theo trái phạm một việc thì mất một đêm, mắc tội Đột Kiết La.

Viên Giác 2002
Thích Thiện Phước dịch

 

Pages: 1 2 3