32px
Bốn Điều Tham Chiếu Lớn

Từ Điển Phật Học Thiện Phúc (Việt – Anh) :::: Tổ Đình Minh Đăng Quang

Mahapadesa (p)—Theo Đức Phật và Phật Pháp của Hòa Thượng Narada, trong khi đi lang thang từ làng nầy qua làng khác, một ngày nọ Đức Phật đến Bhoganagara và tại đây Ngài đã dạy Bốn Đại Giáo Pháp hay bốn điều tham chiếu lớn, mà y cứ theo đó chúng ta có thể trắc nghiệm và làm sáng tỏ những lời giáo huấn của Đức Phật—On his way to preach, the Buddha passed from village to village. One day he arrived at Bhoganagara and there he taught the four great citations or references by means of which the word of the Buddha could be tested and clarified. 1) Một vị Tỳ Kheo có thể nói rằng tôi nghe chính Đức Phật đã thốt ra như vầy: “Đây là Giáo Lý, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư.” Những lời ấy không nên được chấp nhận , cũng không nên bị loại bỏ ngoài tai. Không chấp nhân, không gạt bỏ ngoài tai, mà phải nghiên cứu tường tận từng chữ, từng tiếng, rồi đối chiếu và so sánh với kinh điển và giới luật. Nếu khi so sánh kỹ càng mà thấy rằng nó không phù hợp với Kinh Luật, thì có thể kết luận chắc chắn đây không phải là Phật ngôn, cần nên loại bỏ. Khi so sánh và đối chiếu, thấy những lời ấy phù hợp với kinh điển và giới luật, thì có thể kết luận chắc chắn đây chính là Phật ngôn—A monk may say thus, from the mouth of the Buddha himself have I heard, have I received thus: “This is the doctrine, this is the discipline, his is the teaching of the Master.” The monk’s words should never be accepted nor rejected. Without either accepting or rejecting such words, one should study throroughly every word and syllable, then compare and contrast them with the Buddhist sutras (discourses) and vinaya (disciplinary rules). If when so compared, they do not harmonise with the discourses and do not agree with the disciplinary rules, then you may come to the conclusion that this is not the word of the Exalted One, this has wrongly grasped by the monk, now you should reject it. If when compared and contrasted, the harmonise with the discourses and agree with the disciplinary rules, you may come to a conclusion that this is the word of the Exalted One, this has correctly been grasped by the monk. 2) Lại nữa, một vị Tỳ Kheo có thể nói rằng trong ngôi chùa kia có chúng Tăng sống chung và có những vị sư lãnh đạo. Tôi nghe chính các sư ấy nói như thế nầy: “Đây là Giáo Lý, đây là Giới Luật, đây là lời Giáo Huấn của Đức Bổn Sư.” Khi nghe như vậy, không nên chấp nhận ngay, mà cũng không nên chối bỏ ngoài tai, mà phải nghiên cứu tường tận từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếu, so sánh với kinh luật, nếu thấy không phù hợp, thì có thể kết luận đây không phải là Phật ngôn, cần phải loại bỏ. Nếu sau khi đối chiếu, so sánh , mà thấy những lời ấy phù hợp với kinh luật, thì có thể kết luận chắc chắn đây chính là Phật ngôn—Again a monk may say thus, in such a monastery lives the Sangha together with leading Theras. From the mouth of that Sangha have I heard, have I received thus: ““his is the doctrine, this is the discipline, this is the Master’s teaching.” His words should neither be accepted nor rejected. Without either accepting or rejecting such words, study thoroughly every word and syllable, them compare and contrast them with the sutras and disciplinary rules. If, when so compared and contrasted, they do not harmonize with the discourses and do not agree with the disciplinary rules, then you may come to the certain conclusion that this is not the word of the Exalted One, thia has been wrongly grasped by the monk, you should reject them. If, when compared and contrasted, they harmonize with the discourses and agree with the disciplinary rules, you may come to a certain conclusion that this is the word of the Exalted One. 3) Lại nữa, một vị Tỳ Kheo có thể nói rằng trong cảnh chùa kia có nhiều vị sư và những vị cao Tăng học rộng, thông suốt Giáo Lý, hiểu rộng Kinh Luật và Pháp Yếu và chính tôi nghe các vị ấy nói như vầy: “Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư.” Khi nghe như vậy, không nên chấp nhận, cũng không nên chối bỏ, mà phải nghiên cứu tường tận từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếu và so sánh với kinh luật. Nếu thấy những lời ấy không phù hợp với kinh luật, thì có thể kết luận chắc chắn đây không phải là Phật ngôn, nên loại bỏ. Nếu sau khi đối chiếu so sánh, thấy những lời ấy phù hợp, có thể kết luận chắc chắn đây chính là Phật ngôn—Again a monk may say thus, in such a monastery dwell many Theras and Bhikkhus of great learning, versed in the teachings, proficient in the Dharma, Vinaya, and Matrices. From the mouth of those Theras have I haerd, have I received thus: “This is the Dharma, this is the Vinaya, this is the teaching of the Master.” His words should never be accepted nor rejected. Without either accepting or rejecting such words, you should study thoroughly every word and syllable, then compare and contrast them with the sutras and disciplinary rules. If, when so compared and contrasted, they do not harmonise with the discourses and do not agree with the vinaya, you may come to a certain conclusion that this is not the word of the Exalted One, then you should reject them. If, when compared and contrasted, they harmonize with the sutras and agee with the Vinaya, you then may come to a certain conclusion that this is the word of the Exalted One. 4) Lại nữa, một vị Tỳ Kheo có thể nói rằng trong ngôi chùa kia có vị Tăng cao hạ, học rộng và thông suốt giáo lý, hiểu rộng kinh luật và các pháp yếu. Tôi có nghe vị Tăng cao hạ ấy nói như vầy: “Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư.” Nghe xong những lời nầy, không nên chấp nhận hay chối bỏ, mà phải nghiên cứu tường tận từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếu và so sánh với kinh luật, nếu thấy những lời ấy không phù hợp với kinh luật, thì có thể kết luận rằng đây không phải là Phật ngôn, phải loại bỏ. Ví bằng sau khi đối chiếu so sánh với kinh luật mà thấy chúng phù hợp, thì có thể kết luận chắc chắn đây chính là Phật ngôn—Again a monk may say this, in such a monastery lives an elderly monk of great learning, versed in the teachings, proficient in the Dharma, Vinaya, and Matrices. From the mouth of that Thera have I hard, have I received thus: “This is the Dharma, this is the Vinaya, this is the Master’s teaching.” His words should neither accepted nor rejected. Without either accepting or rejecting such words, study throughly every word and syllable, then compare and contrast them with the discourses and the disciplinary rules. If, when compared and contrasted, they do not harmonise with sutra and vinaya, you may come to a certain conclusion that this is not the word of the Exalted one. If, it should be rejected. If, when compared and contrast, they harmonise with the Sutra and agreed with the Vinaya, you may come to a certain conclusion that this is the Master’s teachings.