bố đốn

Phật Quang Đại Từ Điển

(布頓) (1290-1364) Tên Tây tạng : Bu-ston rin-chen grub hoặc Bu-ston kha-che. Cũng gọi Bố đốn nhân khâm trát ba hoặc Bố đốn bảo thành. Là vị tăng học giả thuộc phái Tát ca (Tạng: Sakya-pa) của Phật giáo Tây tạng, lúc đầu theo ngài Ni mã (Tạng: Ĩi-ma rgyalmtshan dpal-bzaí-po) xuất gia học Hiển giáo, sau lại theo vị cao tăng của phái Đỗ phổ (Tạng:Khro-phu) tên là Dưỡng kiệt ba (Tạng: Yan-rtse-ba Rin-chen seí-ge) tu tập Mật giáo, do đó, sư tinh thông cả Hiển giáo và Mật giáo. Sau, sư đến trụ trì chùa Hạ lộ (Tạng :Sha-la) gần Tây ca kết (Tạng:Gshi-ga-tse), làm cho tông phong phát triển mạnh, người đời gọi tông phong của sư là phái Hạ lộ, có ảnh hưởng rất lớn đối với các phái ở đời sau. Sư viết cuốn Thiện thệ giáo pháp sử (Tạng:Bde-gsegs bstanpa#i chos-#byuí, 1322, thường được gọi là Bố đốn Phật giáo sử) và chính nhờ tác phẩm này mà sư được nổi tiếng. Sách này tuy phần nhiều mang tính truyền thuyết, nhưng không vì thế mà mất giá trị sử liệu của nó, trái lại, nó cũng là bộ sách trọng yếu giúp cho việc nghiên cứu để hiểu rõ lịch sử của Tây tạng thời cổ. Sư lại sưu tập những Thánh điển Phật giáo và các bản chú thích những Thánh điển ấy được viết tại Ấn độ, rồi đến các bản dịch Tây tạng của các bộ luận thư v.v… , các bản in tạng kinh Tây tạng cũ ở chùa Nại đường, sau đó, sư sửa chữa rồi thêm những kinh điển mớí được dịch vào, tất cả khoảng 1000 bộ, sư chia làm hai loại lớn là : Cam châu nhĩ và Đan châu nhĩ, rồi sư biên soạn mục lục của hai bộ này. Ngoài ra, còn có Bố đốn toàn thư (Tạng: Bu-ston gsuí-#bum) gồm 206 bộ và Tông khách ba toàn thư (Tạng: Tsoí-kha-pa) đều là những tư liệu trọng yếu của văn hiến Phật giáo bằng tiếng Tây tạng. [X. E. Obermiller: History of Buddhism by Buston, 1931-1932; G.N. Roerich: The Blue Annals, 1949-1953].