bồ cam

Phật Quang Đại Từ Điển

(蒲甘) Pagan. Bồ cam là cố đô của thượng Miến điện, Trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của dân tộc Miến. Bồ cam nằm ở trung du sông Y lạc ngõa để vốn chảy qua giữa Miến, Bắc bộ, Đông bộ có dân tộc Đàn, Nam bộ có tộc Đắc lăng. Tộc miến không có văn hóa riêng, vào thế kỷ XI họ mượn văn tự của tộc Đắc lăng ở Nam bộ để dùng; ở thời kỳ đầu hấp thụ văn hóa Ấn độ. Về tôn giáo thì tin theo Ấn độ giáo và Phật giáo Đại thừa, rồi thế kỷ VIII thì Mật giáo được truyền vào và kết hợp với sự sùng bái tinh linh vốn có từ xưa mà hình thành một thứ Phật giáo mất hết tính chất thuần túy. Giới tăng lữ được gọi là A lị tăng (Ari), truyền thuyết nói rằng họ không tôn trọng giới luật, chịu ảnh hưởng của Mật giáo tả đạo và sống rất phóng đãng. Vào thế kỉ XI, trong tộc Miến đã xuất hiện vị vua sáng suốt tên là A nô luật đà (Anawrata, trị vì 1044-1077), dựng lên Vương triều Bồ cam (1044-1287). Miến điện trước đó không có lịch sử văn hóa, đến vua A nô luật đà mới bắt đầu có niên hiệu và lịch sử. A nô luật đà chịu ảnh hưởng của vị cao tăng A la hán (Arhan) người tộc Đắc lăng. đưa Phật giáo Nam truyền vào Bồcam. Vua sai sứ đến thủ đô Đắc lăng là Thaton thỉnh Thánh điển Pàli, tăng đoàn và các di vật của đức Phật được đưa về, rồi chỉnh đốn tăng đoàn Alị bản xứ. Vua lại mở bang giao thân thiện với nước Tíchlan, thỉnh về đầy đủ ba tạng Kinh, Luật,Luận. Bấy giờ, cả nước từ vua đến dân đều tin theo Phật giáo Nam truyền, Bồ cam nghiễm nhiên trở thành thủ đô của Vương triều Bồ cam và là trung tâm Phật giáo Thượng tọa của Miến điện. Từ đó về sau các vị vua kế tiếp cũng tin thờ Phật giáo, xây dựng nhiều chùa tháp và thủ Di tích tháp của chùa Phật tại Bồ Cam được gọi là Thành bốn trăm vạn bảo tháp. Năm 1287, quân Mông cổ xâm lăng Miến điện, lật đổ Vương triều Bồ cam. Sau đó dân tộc Đàn thay thế Vương triều Bồ cam cai trị Miến điện, Bồ cam vẫn tiếp tục là trung tâm của Phật giáo. Cứ theo sự ghi nhận của cục Điều tra khảo cổ Miến điện năm 1973, thì Bồ cam có 2217 tòa kiến trúc Phật giáo, trong đó nổi tiếng hơn cả là tháp Thụy hỉ cung, tháp Thụy sơn đô, tháp La già nan đà, tháp Ma nô ha, tháp Ma da, tháp A nan đà, tháp Ngạch tối na đương, tháp Tha thủy du và lầu tàng kinh. (xt. Miến Điện Phật Giáo).