Bình Xá Lợi

Bình Xá Lợi là pháp bảo dùng cất giữ Xá Lợi (xương cốt Phật, Bồ Tát), cũng chỉ tháp nhỏ Xá Lợi ngày nay ta thường thấy ở sân chùa.

“Du Hành kinh” quyển thứ 4 bộ “Trường A Hàm kinh” ghi, khi đức Phật nhập diệt, dân chúng Mạt La của nước Ba Bà vì muốn được chia phần Xá Lợi của đức Phật và xây tháp cúng dường trong nước, phải điều động 4 loại quân đội tới thành Câu Thi, nơi đức Phật nhập diệt, sai sứ giả đến xin được chia Xá Lợi.

Nhưng Câu Thi vương từ chối phân chia Xá Lợi, thế là các nước như Giá La Pha quốc, La Ma Già quốc, Tỳ Lưu Đề quốc, Ca Tỳ La Kinh quốc và Ma Kiệt Đà quốc… đều mang đại quân vượt sông Hằng, xin được chia phần Xá Lợi, thậm chí đe dọa dùng vũ lực để tranh đoạt. Sau đó, Câu Thi vương đành chấp nhận chia Xá Lợi thành 8 phần cho 8 nước, cả 8 nước đều nhận được Xá Lợi rút quân về, mỗi nước xây tháp để cúng dường.

Đến thời vua A Dục, cho mở bảy tháp ở ngoài nước La Ma Già đựng Xá Lợi vào 8 vạn 4 ngàn bảo tráp, xây dựng 8 vạn 4 ngàn bảo tháp cất giữ.

Hiện nay, trong các tác phẩm khắc đá được phát hiện, ở Xrilanca có khắc lại hình ảnh 8 bình đựng Xá Lợi bày trên bàn, với đại biểu các nước vây xung quanh. Bích họa trong Ma Gia động (Mayahoble) ở Hy Nhĩ (Kizil) , nửa phần trên vẽ 8 người bưng 8 bình Xá Lợi, như sắp nhận lấy, nửa phần dưới vẽ kỵ mã đại biểu 8 nước tụ tập, dưới mỗi cỗ ngựa đều treo bình Xá Lợi, phù hợp với ghi chép trong quyển hạ bộ “Phật Bát Nê Hoàn kinh”.

Bình đựng Xá Lợi thường dùng hoa sen tạo hình. Như Kim Đồng bảo tháp ở chùa Chiêu Đề đời Đường, vẽ hoa sen trên lưng kim quy, trên có bảo tháp, trong tháp đặt Xá Lợi.

Chùa Tây Đại ở Nhật Bản cất giữ Thiết Bảo tháp thời đại Liêm Thương, trong tháp có 5 bình đựng Xá Lợi, thân bình tạo hình hoa sen chưa nở, cắm trong bình, bên trong đựng Xá Lợi.