bình đẳng đại huệ

Phật Quang Đại Từ Điển

(平等大慧) Hàm ý là chỉ có Phật tuệ nhất thừa, tức là thực trí mà đức Phật đã tuyên nói trong kinh Pháp hoa, mà cũng là thực trí của chư Phật. Bởi vì trí này có khả năng chứng được lí tính bình đẳng, nên gọi là bình đẳng. Vả lại, chúng sinh cũng đều có thể chứng được trí này, cho nên gọi là Bình đẳng. Kinh Pháp hoa phẩm Kiến bảo tháp (Đại 9, 32 trung), nói: Lúc bấy giờ, từ trong bảo tháp vang ra tiếng nói, khen rằng: Lành thay!Lành thay! Đức Thích ca mâu ni thế tôn đã dùng bình đẳng đại tuệ vì đại chúng mà nói kinh Diệu pháp hoa là pháp dạy hàng Bồ tát được chư Phật hộ niệm. Pháp hoa kinh Khoa chú quyển 4 (Vạn tục 48, 454 hạ), nói: Bình đẳng có hai thứ: một là Pháp bình đẳng, tức là lí trung đạo dùng đại tuệ quán xét; hai là chúng sinh bình đẳng, nghĩa là hết thảy chúng sinh đều dùng lí từ nhân đến quả, cũng được Phật tuệ.