biến hành

Phật Quang Đại Từ Điển

(遍行) Phạm : Sarvatraga. I. Biến hành. Là một trong sáu loại (vị) tâm sở do tông Duy thức lập ra. Đối lại với Biệt cảnh, . Chỉ cho hoạt động tâm lý khi phát sinh tác dụng nhận thức, vì nó có tính phổ biến, nên gọi là Biến hành, gồm xúc, tác ý, thụ, tưởng, tư,…, gọi là năm Biến hành. (xt. Ngũ Biến Hành). II. Biến hành. Đối lại với Phi biến hành. Trong 98 phiền não căn bản, có thể chia làm hai loại lớn là Biến hành và Phi biến hành. Những phiền não này (Biến hành, Phi biến hành) ở trong các pháp của năm bộ (bốn đế, tu đạo) tự giới, tự địa, chúng trải qua biến duyên, biến tùy tăng, biến tùy nhân mà sinh ra pháp nhơ nhớp (phiền não) của khắp năm bộ gọi là Biến hành hoặc (phiền não đi khắp). Biến hành hoặc gồm có 33 thứ phiền não, chia nhau thuộc ba cõi: cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc mỗi cõi đều có 11 thứ. Biến hành hoặc của cõi Dục gồm 11 thứ: thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến, nghi, vô minh (thuộc Kiến đạo từ Khổ đế trở xuống) và tà kiến, kiến thủ, nghi, vô minh (thuộc Tập đế trở xuống). [X. luận Câu xá Q.19].