bị tiếp

Phật Quang Đại Từ Điển

(被接) Cũng gọi Thụ tiếp . Theo giáo nghĩa của tông Thiên thai, những người tu hành theo Thông giáo hay Biệt giáo, có căn tính sắc bén, có tư chất và năng lực ưu việt, nhờ sự khai thị và chỉ dẫn của đức Phật mà phát được trí tuệ sẵn có của mình từ quá khứ đến nay, khiến lĩnh hội được lí Trung đạo. Đến đây là giai đoạn trực tiếp vào Biệt giáo hay Viên giáo thù thắng hơn (tức là giai đoạn Bị tiếp, được tiếp vào). Bị tiếp được chia làm ba loại : 1. Bị tiếp Thông: Người tu hành theo Thông giáo, khi đến kiến đạo ngộ lí không mới biết lí không mà Thông giáo nói, chẳng phải chỉ là Đản không, mà còn bao hàm cả Bất đản không của Bất không. Khi đã vượt qua lí không thì lí Trung đạo hiển bày. Khi lí Trung đạo độc lập đối với Không, Giả mà được hiểu là Đãn trung (chỉ là Trung đạo), thì tức là tiến vào Biệt giáo (Biệt tiếp Thông). 2. Viên tiếp Thông: Nếu Không, Giả viên dung tương tức thì lí Trung đạo ở đây được lí giải là Bất đãn trung (không chỉ là Trung) thì liền tiến vào Viên giáo (Viên tiếp Thông). 3. Viên tiếp Biệt: Người tu hành Biệt giáo từ Sơ địa trở lên, do đã đoạn diệt vô minh, hiểu rõ lí Trung đạo thì hoàn toàn nhất trí với cảnh giới giác ngộ của Viên giáo, cho nên không cần phải tiến vào (Bị tiếp) nữa. Bồ tát Địa tiền nếu hiểu lí Trung đạo từ lí Đãn trung tiến vào lí Bất đãn trung, thì tức là tiến vào Viên giáo. Sau khi tiến vào (bị tiếp) giai vị Thập hồi hướng của Biệt giáo, Thập tín của Viên giáo, vì hành giả chỉ mới biết được lí Trung đạo, chứ chưa dứt hết vô minh, cho nên gọi là Tự vị bị tiếp giáo, vì đã ngộ lí Trung đạo, dứt sạch vô minh, nên gọi là Chân vị bị tiếp hoặc Thắng tiến tiếp. [X. Ma ha chỉ quán Q.6 phần dưới; Pháp hoa kinh huyền nghĩa Q.2 phần dưới; Thiên thai tứ giáo nghi tập chú Q.hạ].