BÍ QUYẾT TU TÂM
CỦA THIỀN SƯ PHỔ CHIẾU TẠI HÀN QUỐC

SỐ 2020

MỘT QUYỂN

Cao Ly Tri Nột soạn

 

Ba cõi nhiệt não cũng như nhà lửa, mà chúng sanh nỡ bằng lòng cam chịu cái khổ lâu dài trong đó, muốn ra khỏi luân hồi không có chi bằng cầu thành Phật. Nếu muốn cầu Phật, Phật tức là tâm, tâm nào có xa tìm kiếm không rời khỏi thân, sắc thân là giả tạm có sanh có diệt, chân tâm như hư không chẳng đoạn thường chẳng biến hoại. Trăm hình hài khi tan rã phân tán đều trở về trạng thái nước gió, chỉ một vật ở Trường lô trùm khắp cả trời đất. Than ôi! Người thời nay mê muội đã lâu, không biết tự tâm là chân Phật, chẳng rõ tự tánh là chân pháp. Muốn cầu pháp mà đi xa tìm chư Thánh, muốn cầu Phật mà chẳng quán chiếu tâm mình, nếu nói ngoài tâm có Phật, ngoài tánh có pháp, cố chấp tình này mà muốn cầu Phật đạo, dầu trải qua số kiếp vi trần đốt thân, chặt tay, chẻ xương, rút tủy chích máu viết kinh, ngồi hoài chẳng nằm mỗi ngày ăn một bữa. Thậm chí chuyên đọc tụng (1006) kinh giáo đại tạng Nhất thừa, tu nhiều hạnh khổ, cũng như nấu cát thành cơm, chỉ càng thêm lao nhọc bản thân.

Ông nên biết tự tâm có hằng sa pháp môn vô lượng diệu nghĩa không cầu mà được, cho nên Đức Thế Tôn dạy: Quán khắp tất cả chúng sanh có đủ trí tuệ đức tướng Như Lai, đồng thời tất cả chúng sanh có nhiều thân hình huyễn hóa đều sanh Viên giác diệu tâm Như Lai. Nên biết lìa ngoài tâm này không có Phật nào có thể thành, các Đức Như Lai thời Tỳ-kheo chỉ là người minh tâm, hiện tại chư Hiền Thánh cũng là người tu tâm, vị lai người tu học phải nương pháp như thế. Tha thiết nguyện xin những người tu đạo chớ tìm cầu bên ngoài, tâm tánh không bị nhiễm ô vốn tự viên thành, hễ lìa vọng duyên tức như như thật.

Hỏi: Nếu nói Phật tánh hiện tại có trong thân này, đã ở trong thân không rời phàm phu, tại sao nay ta chẳng thấy Phật tánh, lại bị tiêu tan mà bảo khai ngộ? Đáp: Ở trong thân ông, ông tự chẳng thấy. Trong mười hai thời ông biết đói, biết khát biết lạnh biết nóng, hoặc sân hoặc mừng, cuối cùng là vật gì! Vả lại sắc thân là do bốn duyên đất, nước, gió, lửa nhóm họp, xúc chất ngu ngơ đó mà lại vô tình đâu có thể thấy nghe hay biết. Cái mà thấy nghe hay biết chắc chắn là Phật tánh của ông. Vì thế ngài Lâm Tế bảo: Bốn đại không hiểu biết thuyết pháp nghe pháp, hư không chẳng hiểu thuyết pháp nghe pháp, chỉ có một vật sáng sờ sờ trước mắt ông chẳng có hình thể chẳng có đoạn khúc, mới hiểu thuyết pháp nghe pháp. Cho rằng vật chẳng có hình đoạn là pháp âm của chư Phật, cũng là tâm xưa nay của ông. Thì Phật tánh hiện tại trong thân ông đâu nhờ tìm cầu bên ngoài.

Nếu ông không tin được nêu nhân duyên vào đạo của bậc Thánh xưa kia để trừ nghi ngờ cho ông, ông phải tin chắc. Thuở xưa vua Dị Kiến hỏi Tôn giả Bà-la thế nào là Phật? – Tôn giả trả lời: Kiến tánh là Phật – Vua hỏi: Sư kiến tánh chưa?

  • Đáp: Ta thấy Phật tánh
  • Là có dụng ý gì mà nay chẳng thấy?
  • Nay tăng thượng thấy tác dụng ý mà bản thân vua chẳng thấy- Ta có chăng?
  • Nếu Đại vương có dụng ý không có chẳng đúng. Hoặc vua chẳng dụng thể cũng khó bày.
  • Nếu lúc dương dụng thì xuất hiện mấy chỗ?
  • Nếu lúc xuất hiện sẽ có tám chỗ.
  • Hãy nói cho ta nghe tám chỗ xuất hiện đó?
  • Ở tại trong thai gọi là thân, ở đời gọi người, tại mắt gọi là thấy, tại tai gọi nghe, tại mũi thì có mùi thơm, tại lưỡi đàm luận tại tay cầm nắm, tại chân đi chạy. Khi hiện bao trùm khắp cả hằng sa giới nhưng lúc thâu nhiếp lại trong một vi trần, người biết là Phật tánh, người không biết gọi là tinh tấn.

Sau khi vua nghe xong trong tâm hồn khai ngộ.

Có vị Tăng hỏi Hòa thượng Quy Tông như thế nào là Phật?

  • Nay ta sẽ nói đạo cho ông e rằng ông không tin.
  • Hòa thượng nói lời chân thật đâu dám không tin.
  • Tức là ông đó.
  • Thế nào là bảo nhậm?
  • Đồng như mắt nhậm thấy hoa đốm trên hư không chạy loạn xạ rơi xuống.
  • Khi rơi xuống có tỉnh ngộ chăng?
  • Nãy giờ đã nêu ra nhân duyên nhập đạo của bậc Cổ Thánh, rõ ràng đơn giản chẳng ngăn ngại sức tỉnh ngộ. Nhờ công án này hoặc có chỗ tin hiểu, tức cùng Cổ Thánh nắm tay nhau đồng đi.
  • Hỏi: Ông nói kiến tánh, nếu chân kiến tánh tức là Thánh nhân, ứng hiện thần thông biến hóa cùng người có khác, tại sao những kẻ tu tâm thời nay chẳng có người nào phát hiện thần thông biến hóa?
  • Đáp: Ông không được phát ra lời nói khinh thường cuồng loạn, chẳng phân tà chánh là người mê muội điên đảo. Người học đạo thời nay miệng bàn chân lý, tâm sanh lui sụt trở lại đọa vào tội lỗi không phân biệt đều là do những điều nghi ngờ của ông. Học đạo mà không biết trước sau, nói lý mà chẳng phân gốc ngọn, đó gọi là tà kiến không gọi tu học, không chỉ tự mình sai lầm mà cũng làm cho người khác sai lầm theo, những điều đó không đáng cẩn thận sao!

Có nhiều pháp môn vào đạo, cốt yếu không ra ngoài hai môn đốn ngộ – tiệm tu mà thôi. Mặc dù nói đốn ngộ là mau mà tu là người căn cơ tối thượng mới được vào, cũng như truy tìm quá khứ, đã là nhiều đời nương nơi ngộ mà tu dần dần huân tập cho đến đời nay, nghe liền phát ngộ nhất thời đốn vượt đã xong. Thật ra mà luận bàn thì cũng là căn cơ trước ngộ sau tu, thế thì hai môn đốn, tiệm này là vết xe của ngàn bậc Thánh. Thời từ xưa nay chư Thánh chẳng vị nào mà không phải là trước ngộ sau tu nhờ tu mới chứng. Còn thần thông cho đến là y ngộ mà tu từ huân tập sẽ phát hiện, chớ cho rằng lúc ngộ liền phát hiện ngay.

Như trong kinh chép: Về lý nơi đó đốn ngộ nương ngộ đều tiêu nghiệp chẳng phải đốn trừ nhờ thứ lớp mới hết. Cho nên ngài Khuê Phong hiểu rõ ràng sâu sắc nghĩa trước ngộ sau tu. Ví như biết băng tuyết trong ao hoàn toàn là từ nước nhờ hơi nóng mặt trời tan ra thành nước, cũng như ngộ phàm phu tức Phật, nhờ pháp lực huân tu, băng tiêu thì dòng nước chảy thấm nhuần mới hiển lộ công năng tưới tẩm, vọng hết thì tâm thông suốt, ứng hiện diệu dụng hào quang thần thông. Những sự kiện thần thông biến hóa như đã kể trên, chẳng phải một ngày có thể thành tựu, chính là dần dần huân tu mới phát thần thông hiện sự biến hóa. Huống chi được thần thông trên sự đối với người thấu đạt trên phần sự vẫn là việc của yêu quái, cũng là sự bên ngọn ngành của bậc Thánh. Mặc dù có khi hiện mà không thể có yếu dụng, thời nay bọn ngu si mê muội vọng cho rằng khi một niệm ngộ ngay nơi đó tùy ý hiện vô lượng diệu dụng thần thông biến hóa. Nếu khởi lên kiến giải như vậy thì chẳng biết trước sau, cũng không phân biệt được gốc ngọn. Đã không biết trước sau gốc ngọn muốn cầu Phật đạo, như đem cây gỗ vuông dựng đứng vào trong lỗ tròn, há chẳng phải là việc sai lầm lớn sao!

Đã không biết phương tiện, do đó tác tường vách đá cheo leo, bản thân sanh tâm lui sụt đoạn mất chủng tánh Phật không làm thì không nhiều. Đã tự mình chưa rõ cũng chưa tin người khác, đã có chỗ giải ngộ, thấy người khác không đắc thần thông bèn sanh tâm khinh mạng khi hiền cuồng Thánh thật đáng đau lòng thay.

Hỏi: Ông nói hai môn đốn ngộ tiệm tu là vết xe của ngàn bậc Thánh, ngộ đã đốn ngộ tại sao phải nhờ tiệm tu. Tu nếu là tiệm tu sao gọi là đốn ngộ, xin Ngài nói lại rõ ràng hai nghĩa đốn, tiệm để dứt tuyệt nghi ngờ? Đáp: Đốn ngộ là phàm phu lúc mê lấy bốn đại làm thân vọng tưởng làm tâm, chẳng biết tự tánh là chân pháp thân, chẳng biết tự mình như hư không biết là chân Phật, ngoài tâm đi lang thang tìm Phật, bỗng nhiên gặp thiện tri thức chỉ cho ông con đường vào, một niệm hồi quan thấy bản tánh của mình. Mà tánh địa này vốn không có phiền não, vô lậu trí tánh vốn tự đầy đủ, ngay đó cùng chư Phật không sai khác một mảy may vì vậy mới gọi là đốn ngộ.

Chữ tiệm tu, đốn ngộ thì bản tánh cùng Phật không khác, tập khí từ vô thỉ khó đốn trừ ngay nên y ngộ mà tu, dần dần công huân thành trưởng dưỡng Thánh thai, lâu ngày thành Thánh do vậy nói là tiệm tu. Ví như đứa trẻ ngày mới sanh ra đời đầy đủ các căn giống mọi người không khác, nhưng sức lực chưa sung mãn, phải qua nhiều năm tháng bắt đầu mới thành người.

Hỏi: Tạp phương tiện gì mà một niệm hồi quang liền ngộ tự tánh?

Đáp: Chỉ tự tâm nào có đạo phương tiện gì, nếu tác phương tiện lại cầu giải ngộ thể hội, tỉ như có người chẳng thấy con mắt của mình rồi cho là không có mắt lại muốn đi tìm kiếm để thấy. Đã là con mắt mình tại sao lại thấy, nếu biết không mất tức là thấy mắt, càng chẳng có tâm tìm thấy, đâu có tưởng không thấy. Tự mình rỗng suốt cái biết cũng như vậy, đã là tự tâm đâu cần tìm hiểu. Nếu muốn tìm hiểu liền hiểu mà chẳng đắc, hễ biết không hiểu ngay đó kiến tánh. Hỏi: Người căn cơ bậc thượng thượng nghe liền dễ hiểu, còn người căn cơ bậc hạ trung không đâu chẳng nghi ngờ, lại nói phương tiện làm cho người mê tiến vào? Đạo không lệ thuộc biết hay chẳng biết, để trừ tâm nghi của ông lại đem mê đối đãi ngộ, ông lắng nghe ta nói. Các pháp như mộng cũng như huyễn hóa, cho nên (1007) vọng niệm vốn vắng lặng, trần cảnh vốn rỗng không. Chỗ của các pháp đều rỗng suốt như hư không thời biết không mê mờ tối tăm, liền biết tâm này vắng lặng rỗng suốt là bản lai diện mục của ông. Cũng là pháp ấn thầm truyền cho nhau trong ba đời chư Phật nhiều đời Tổ sư và các bậc thiện tri thức trong thiên hạ. Nếu ngộ được tâm này chân thật gọi là chẳng bước qua giai cấp thềm bậc mà tiến thẳng lên địa vị Phật, mỗi bước vượt ra khỏi ba cõi, trở về nhà đốn tuyệt nghi ngờ, bèn làm thầy trời người, bi trí giúp nhau đầy đủ tự lợi lợi tha, có thể nhận lãnh sự cúng dường của trời người, một người có thể tiêu xài muôn lượng vàng. Nếu ông là một người đại trượng phu chân thật như thế thì một đời có thể làm xong công việc (giải quyết xong sanh tử).

Hỏi: Căn cứ vào phần trên của ông sao biết được tâm vắng lặng rỗng suốt? Đáp: Nay ngươi hỏi ta là tâm biết vắng lặng rỗng rang, tại sao không phản chiếu mà vẫn còn tìm kiếm bên ngoài. Nay ta căn cứ phần thượng của ông chỉ thẳng bản tâm để cho ngươi liền tỉnh ngộ, ngươi phải tịnh tâm lắng nghe ta nói: Từ sáng đến chiều trong mười hai thời hoặc thấy hoặc nghe hoặc cười hoặc nói hoặc giận hoặc mừng, hoặc phải hoặc giấy, nhiều công việc vận chuyển. Vả lại đạo cứu cánh ai là người có thể vận chuyển làm việc đó! Nếu nói sắc thân vận chuyển, tại sao có người trong một niệm mạng chung cũng chưa hư hoại tan rã, tức mắt chẳng tự thấy được, tai không thể nghe, mũi chẳng ngửi mùi vị được, lưỡi không thể bàn luận, thân chẳng lay động, tay không thể cầm nắm chân không thể đi lại được. Biết cái có thể thấy nghe động tác chắc chắn là bản tâm của ông, chứ không phải là sắc thân của ông. Huống chi là sắc thân bốn đại tánh không này, cũng như hình ảnh trong gương, mặt trăng dưới nước. Đâu có thể rõ ràng thường biết sáng suốt không mê muội, cảm ứng liền thông suốt cả hằng sa diệu dụng. Cho nên nói: Thần thông và diệu dụng là gánh nước, bửa củi, vả lại nhập lý có nhiều cách, chỉ ông một môn để trở về nguồn. Ông lại nghe tiếng quạ kêu chim khách hát thế nào?

  • Đáp: Dạ có nguyện hạnh.
  • Ông nghe lại tánh nghe của ông lại có nhiều tiếng nữa.
  • Vào được trong đây thì tất cả tiếng, tất cả phân biệt đều không thể được.
  • Kỳ thay! Kỳ thay! Đây là pháp môn Quán Âm nhập lý. Ta lại hỏi ngươi, ngươi nói được vào trong đây tất cả tiếng tất cả phân biệt đều không thể được, đã bất khả đắc đương lúc ấy chẳng phải hư không là gì?
  • Xưa nay chẳng phải rỗng rang sáng suốt không mê muội.
  • Làm gì mà sanh thể chẳng phải rỗng suốt.
  • Cũng chẳng có tướng mạo nào mà không thể bì kịp.
  • Đây là thọ mạng của chư Phật chư Tổ càng chớ có nghi ngờ. Đã không có tướng mạo lại có lớn nhỏ sao? Đã không có lớn nhỏ lại có bờ mé sao. Vì không có bờ mé nên không có trong ngoài, chẳng có trong ngoài nên không xa gần, không gần xa nên chẳng có kia đây, không có kia đây thì chẳng đến đi, không đến đi thì không có sanh tử, không có sanh tử thì không có xưa nay, không có xưa nay thì không có mê ngộ. Không có mê ngộ thì không có phàm Thánh. Không có phàm Thánh thì không có nhiễm tịnh, không có nhiễm tịnh thì không có thị phi, không có thị phi thì tất cả danh ngôn đều bất khả đắc. Nói chung đã không có tất cả căn cảnh tất cả vọng niệm như thế, cho đến nhiều loại tướng mạo nhiều thứ danh ngôn đều bất khả đắc. Đây há chẳng phải xưa nay vắng lặng, xưa nay không một vật, song chỗ ở của các pháp đều như hư không rỗng suốt biết chẳng mê muội, chẳng đồng tánh vô tình. Tự thần giải ngộ đây là tâm thể thanh tịnh không tịch hư tri của ông, mà tâm thanh tịnh không tịch này là tâm thanh tịnh sáng suốt thù thắng của ba đời chư Phật, cũng là giác tánh bổn nguyên của chúng sanh. Người ngộ được điều này nên giữ gìn, ngôi nhất như mà bất động giải thoát. Người nào mê tánh này thì đi ngược vào sáu đường mà chịu luân hồi nhiều kiếp. Người mê nhất tâm vào sáu đường là đi là động, người ngộ pháp giới mà lại nhất tâm là đến là tĩnh. Tuy mê ngộ có sai khác mà chính cội gốc thì đồng.

Sở dĩ nói pháp nghĩa là tâm chúng sanh, mà tâm không tịch này ở Thánh không tăng ở phàm không giảm. Tại Thánh trí mà chẳng soi sáng, ẩn vào tâm phàm mà không mê mờ. Đã không tăng nơi Thánh lại chẳng giảm nơi phàm thì Phật tổ đâu khác gì con người? Sở dĩ khác với người vì có thể tự giữ gìn tâm niệm mà thôi.

Nếu ông tin được và nghi tình đốn dứt, thì xuất chí của bậc trượng phu, phát kiến giải chân chánh. Nơi mà chính thân thường bị mê muội đó tự đến tự chịu thời là chỗ giải ngộ tu tâm cho người, lại chẳng có giai cấp thứ lớp gọi là đốn. Như nói trong nhân tin khế hợp với quả đức của chư Phật không sai một hào ly, mới thành chữ tín. Hỏi: Đã ngộ lý này lại chẳng có giai cấp, cần gì nhờ tu dần dần huân tập từ từ mới thành?

Đáp: Nghĩa ngộ sau tiệm tu đoạn trước đã nói rõ ràng rồi, còn nghi tình chưa giải thích, không sao sẽ nói lại nhưng ông phải tịnh tâm lắng nghe! Lắng nghe! Phàm phu từ vô thỉ và trải qua nhiều đại kiếp đến ngày nay, lưu chuyển trong năm đường sanh thì đến chết thì đi, chấp chặt ngã tướng vọng tưởng điên đảo, tập khí chủng tử vô minh từ lâu đã thành tánh. Mặc dù đến đời nay đốn ngộ tự tánh xưa nay vắng lặng cùng Phật không khác, mà thói quen cũ thuở xưa khó đoạn trừ ngay được. Cho nên gặp cảnh thuận nghịch liền mừng giận, thị phi đầy dẫy khởi diệt khách trần phiền não cũng như trước chẳng khác nhau. Nếu không dùng công lực của Bát-nhã thì đâu có thể đối trị vô minh, đạt đến đại Niết-bàn (chỗ nghỉ ngơi hoàn toàn). Như nói đốn ngộ tuy đồng Phật mà tập khí nhiều đời còn sâu dày, gió dừng mà sóng còn đập, lý biện niệm vẫn còn xâm nhập.

Ngài Quả Thiền sư nói: Thường thường những người lợi căn chẳng phí sức nhiều để đánh phát việc này, liền sanh tâm dễ dàng càng chẳng cần tu trị. Lâu ngày chày tháng y như xưa lưu chảy lang thang chưa ra khỏi luân hồi, thời đâu có thể lấy một kỳ đã ngộ liền để đó sau mới tu ư! Vì vậy sau khi ngộ phải phản chiếu quán sát thường xuyên, vọng niệm chợt khởi cũng không theo nó. Làm cho nó tổn giảm lại tổn mất cho đến lúc chẳng còn cách nào để phát khởi được mới là cứu cánh, thiện tri thức trong thiên hạ sau khi ngộ còn phải đi chăn trâu. Tuy có người sau tu nhưng đã đốn ngộ trước, vọng niệm vốn không tâm tánh vốn thanh tịnh, đối với ác đoạn, đoạn mà không đoạn, với thiện tu, tu mà chẳng tu, đấy chính là tu chân đoạn vậy. Thế thì tuy tu đầy đủ muôn hạnh chỉ dùng vô niệm làm tôn.

Ngài Khuê Phong xét chung nghĩa trước ngộ sau tu, tánh đốn ngộ đây vốn không có phiền não, là trí tánh vô lậu, vốn tự đầy đủ chẳng khác gì Phật. Y nơi đây mà tu gọi là thiền tối thượng thừa, cũng gọi là Như Lai thanh tịnh thiền. Nếu có thể niệm niệm tu tập, tự nhiên dần dần đắc trăm ngàn tam-muội, là môn hạ của Đạt-ma lần lượt truyền nhau là loại thiền này đây. Thời nghĩa đốn ngộ tiệm tu, như chiếc xe có hai bánh thiếu một bánh không thể nào chạy được. Hoặc có người chẳng biết tánh thiện ác vốn không, ngồi vững chắc bất động để đè nén thân tâm, cũng như lấy đá đè cỏ cho là tu tâm, là sai lầm lớn. Cho nên tâm nghe tiếng là tâm đoạn hoặc, tâm năng đoạn là giặc, chỉ nên quán sát kỹ sát – đạo – dâm – vọng từ tánh khởi khởi tức không khởi, ngay chỗ đó liền được vắng lặng đâu cần đoạn nữa. Sở dĩ có câu: “Không sợ niệm khởi chỉ sợ giác chậm”, niệm khởi tức là giác, tức không có giác, nên người ngộ phần thượng mặc dù có khách trần phiền não đều thành đề hồ. Chỉ soi chiếu hoặc nghiệp không có cội gốc, như hoa đốm giữa hư không ba cõi như gió cuốn trôi khói, sáu trần huyễn hóa như nước sôi làm tan băng tuyết. Nếu có thể niệm niệm tu tập như vậy, không quên chiếu cố định tuệ quân bình, thì thương ghét tự nhiên giảm dần, bi trí tự nhiên tăng trưởng sáng suốt, khi phiền não hết thì sanh tử dứt tuyệt.

Nếu hằng đoạn hoặc vi tế lưu chú thì viên giác đại trí tồn tại độc lập sáng rỡ, liền thị hiện ngàn trăm ức hóa vào trong mười phương cõi nước, cảm ứng đến căn cơ cũng như mặt trăng (1008) xuất hiện trên chín tầng mây mà bóng nó phân ra muôn dòng nước, ứng dụng vô cùng độ chúng sanh có duyên, an vui chẳng lo buồn gọi là Đại Giác Thế Tôn.

Hỏi: trong môn sau tu nghĩa định tuệ quân bình thật ra chưa hiểu rõ ràng, xin Ngài dũ lòng từ bi chỉ dạy khai mở chỗ mê dẫn dắt vào môn giải thoát? Đáp: Nếu thiết lập nghĩa pháp để nhập lý, thì ngàn pháp môn chẳng có pháp nào mà không phải là định tuệ. Lấy cương yếu đó thì chỉ có hai nghĩa thể dụng trên tự tánh, đoạn trước đã nói không tịch hư tri rồi, định là thể tuệ là dụng. Tức dụng của thể nên tuệ không rời định, tức thể của dụng nên định không lìa tuệ, định thời có tuệ nên vắng lặng mà thường biết, tuệ thì có định nên biết mà thường vắng lặng.

Ngài Tào Khê dạy: Tâm địa không tán loạn là tự tánh định, tâm địa chẳng si mê là tự tánh tuệ. Nếu ngộ được sự nhậm vận tịch tri ngăn chiếu không hai như thế thời là môn đốn ngộ, đó gọi song tu định tuệ. Hoặc nói trước tiên dùng vắng lặng đối trị duyên lự, sau dùng sáng suốt tri hôn trầm. Trước sau đối trị đều điều phục hôn trầm tán loạn để nhập vào tịch tĩnh là môn tiệm thứ, cho căn cơ kém cỏi tu hành. Mặc dù chiếu soi, vắng lặng quân bình mà chưa tránh khỏi chấp tịch tĩnh làm hạnh, thì đâu có phải là người khác liễu sự chẳng lìa bổn tịch bổn tri nhậm vận song tu. Cho nên ngài Tào Khê bảo tự ngộ tu hành chẳng ở nơi vắng lặng, nếu tịch tĩnh trước sau tức là người mê, thì người thấu đạt phần trên nghĩa định tuệ quân bình. Không rơi vào công dụng vốn tự vô vi, càng không có đặc biệt chấp vào địa phương thời tiết. Lúc thấy sắc nghe tiếng chỉ là cái gì? Khi mặc áo cơm chỉ là cái gì? Lúc đại tiểu tiện là ai? Lúc nói chuyện tiếp khách chỉ là ai? Cho đến đi đứng ngồi nằm, hoặc nói, hoặc nín, hoặc mừng hoặc giận. Trong tất cả thời nhất nhất như thế cũng như thuyền trống lướt song lên cao xuống thấp, như dòng nước uốn mình chảy vào khúc quanh co, eo ngóc ngách của núi thẳng vào trong tâm tâm chẳng biết. Hôm nay bừng bừng nhậm vận, ngày mai mặc tình hừng hực tùy thuận các duyên không chướng không ngại, với thiện với ác chẳng đoạn chẳng tu. Chất phác ngay thẳng không dối trá thấy nghe tầm thường, thời dứt tuyệt một trần mà tác đối. Nào có nhọc công quét sạch, chẳng có một niệm nào sanh tình, không nhờ sức vọng duyên, nhưng nghiệp chướng sâu dày, tập khí nặng nề sức quán kém tâm thô phù. Lực của vô minh mạnh sức Bát-nhã yếu, đối với cảnh giới thiện ác chưa tránh khỏi bị động tĩnh xen nhau mời gọi. Tâm chẳng điềm đạm, chẳng phải không có vọng duyên quét sạch, công phu, như nói rằng sáu căn nhiếp cảnh tâm không theo duyên gọi đó là định. Tâm cảnh đều vắng lặng soi chiếu không có hoặc nghiệp gọi đó tuệ.

Tuy theo tướng môn định tuệ, căn cơ kém cỏi tu hành môn tiệm, trong môn đối trị chẳng thể không có được. Hoặc trạo cử xí thạnh thì trước tiên dùng môn định xứng lý nhiếp tâm tán loạn, không theo duyên khế hợp với bổn tịch. Hoặc hôn trầm quá nhiều thì kế đến phải dùng môn tuệ chọn pháp quán không, chiếu soi không có mê hoặc khế hợp vớn bổn tri. Dùng định trị loạn tưởng, dùng tuệ trị vô ký, tướng động tĩnh quên đối trị công cuối cùng, thì đối cảnh mà niệm niệm trở về tông, gặp duyên mà tâm tâm khế đạo, nhậm vận song tu mới là người vô sự. Nếu được như thế thì chân thật có thể gọi là định tuệ quân bình rõ ràng thấy Phật pháp tánh.

Hỏi: Căn cứ vào lời phán xét của ông thì nghĩa định tuệ quân bình trong môn ngộ sau tu có hai loại: Một là tự tánh định tuệ, hai là tùy tướng định tuệ. Tự tánh môn thì gọi là nhậm vận tịch tri vốn tự vô vi, tuyệt một trần mà tác đối. Nào có nhọc công quét sạch, chẳng có một niệm sanh tình, không nhờ sức vọng duyên, đây là môn đốn ngộ, người đó không rời tự tánh định tuệ quân bình. Tùy tướng môn thì gọi là xứng lý nhiếp tâm tán loạn chọn pháp quán không, đều điều phục hôn trầm tán loạn để nhập vào vô vi, phát xuất vào môn tiệm dành cho người căn cơ kém cỏi thực hành, vì hai môn định tuệ không đâu chẳng nghi ngờ. Nếu nói một người thực hành thì trước tiên y tự tánh môn định tuệ song tu, rồi sau lại dùng công của tùy tướng môn để đối trị. Hay là trước phải y tùy tướng môn đều điều phục hôn trầm tán loạn rồi sau mới nhập vào tự tánh môn?

Nếu trước y tự tánh định tuệ thì nhậm vận tịch tri càng không có công năng đối trị, đâu cần lại phải lấy định tuệ tùy tướng môn? Như đem viên ngọc trong sáng mà chạm trổ điêu khắc hoa văn làm tán mất đức thể. Nếu trước dùng tùy tướng môn định tuệ đối trị công phu thành tựu, rồi sau mới tiến vào tự tánh môn. Thì rõ ràng là trong tiệm môn căn cơ hạ liệt trước ngộ dần dần huân tu, đâu thể gọi là môn đốn ngộ.

Người ấy trước ngộ sau tu dụng công vô công, hoặc đồng thời không có trước sau, thì hai môn định tuệ đốn tiệm có khác nhau. Như thế nào là nhất thời cùng thực hành, thì môn đốn ngộ cái gì y tự tánh môn nhậm vận quên công năng. Môn tiệm tu căn cơ kém cỏi hướng đến tùy tướng môn nhọc công đối trị, căn cơ của hai môn đốn tiệm không đồng nhau, hơn kém rõ ràng.

Tại sao trong môn trước ngộ sau tu đều giải thích hai loại, xin Ngài làm cho con được thông suốt thể hội để dứt tuyệt nghi tình? Đáp: Đã giải thích rõ ràng rồi, ông tự sanh nghi ngờ, tùy theo lời nói sanh kiến giải càng sanh nghi hoặc. Được ý thì quên lời đừng lao nhọc gì mà đến nỗi phải cật vấn.

Nếu căn cứ vào hai môn đều phán xét sở hạnh, thì người tu tự tánh định tuệ. Đây là môn đốn tụng công vô công, đồng thời vận hành song tịch tự tu tự tánh tự thành Phật đạo.

Người tu tùy tướng môn định tuệ, đây là chưa ngộ trước môn tiệm căn cơ hạ liệt dùng công đối trị, tâm tâm đoạn hoặc lấy sự vắng lặng làm hạnh. Mà sở hành đốn tiệm của hai môn này đều khác nhau không thể xen lộn. Nhưng trong môn ngộ sau tu gồm luận bàn đối trị trong tùy tướng môn, chẳng phải hoàn toàn lấy căn cơ tiệm thứ để thực hành. Lấy phương tiện đó giả lập nói nương vào đời trước mà thôi, tại sao đối với môn đốn này cũng có người căn cơ thù thắng, cũng có người căn cơ hạ liệt, không thể một ví dụ phán xét hành lý đó.

Nếu phiền não mỏng dần thì thân tâm nhẹ nhàng, với thiện lìa thiện, với ác lìa ác, bất động trước bát phong suy tịch nhiên thọ thân trong ba cõi. Y tự tánh định tuệ nhậm vận song tu, tánh thiên chân không tạo tác động tĩnh thường thiền, thành tự lý tự nhiên. Nghĩa là đâu có nhờ tùy tướng môn đối trị, không có bịnh thì chẳng cần tìm thuốc. Mặc dù đốn ngộ trước mà phiền não còn sâu dày, tập khí nhiều lớp kiên cố, đối cảnh niệm niệm sanh tình, gặp duyên mà tâm tâm tác đối. Được người khác chỉ cách diệt trừ hôn trầm tán loạn giết chết sự mê muội trở lại được vắng lặng mà thường biết rõ ràng, Tức nhờ định tuệ tùy tướng môn, không quên đối trị đều điều phục hôn trầm tán loạn để nhập vào vô vi, tức việc nên làm.

Tuy nhờ công phu đối trị mà tập khí tạm điều phục, vì do trước đốn ngộ tâm tánh vốn thanh tịnh, phiền não vốn không, tức không rơi vào môn tiệm tu của người căn cơ kém cỏi nhiễm ô. Tại sao tu phải ngộ trước, thì mặc dù dụng công không quên niệm niệm huân tu, chấp trước rồi sanh nghi ngờ chưa có thể không ngăn ngại. Như có một vật làm chướng ngại trong lòng, tướng bất an thường hiện ra ngoài hành động cử chỉ, nếu được đối trị lâu ngày chày tháng công phu sẽ được thuần thục, thì thân tâm khách trần khế hợp dường như được nhẹ nhàng. Dẫu đã được khinh an nhưng cội gốc nghi chưa đoạn hết, như đá đè cỏ cũng như ở trong cõi sanh tử mà chẳng được tự tại. Vì vậy nói tu ngộ trước thì chẳng phải chân tu, người ngộ phần thượng tuy có phương tiện đối trị, niệm niệm không nghi ngờ thì không rơi vào nhiễm ô, lâu ngày chày tháng tự nhiên được khế hợp.

Tánh thiên chân diệu tánh nhậm vận vắng lặng mà thường biết, niệm niệm phan duyên tất cả cảnh, tâm tâm hằng đoạn các phiền não. Không rời tự tánh định tuệ quân bình, thành tựu Vô thượng Bồ-đề, cùng trước dường như trội hơn cảng chẳng sai khác. Thế thì tùy tướng môn định tuệ tuy cho người có căn cơ chậm lụt thực hành, nhưng đối với người ngộ phần thượng có thể gọi là một viện sắc thành vàng rồng. Nếu biết như thế, thì đâu nên đem định huệ hai môn mà có hai hoại kiến chấp nghi ngờ (100) trước sau thứ lớp! Xin những người tu đạo hãy nghiền ngẫm kỹ lời nói này chớ có hồ nghi mà tự sanh tâm lui sụt.

Nếu người có đủ chí trượng phu thì cầu Vô thượng Bồ-đề, xả bỏ điều này thì lấy gì để thành tựu chứ! Tha thiết xin chớ chấp văn tự! Ngay đó phải hiểu nghĩa mỗi mỗi trở về nương tựa bản thân để khế hợp với bổn tông, thì trí vô sư tự nhiên hiện tiền, lý thiên chân rõ ràng không mê mờ, thành tựu tuệ thân chẳng do người khác mà ngộ được. Nhưng ý chỉ mầu nhiệm này tuy cho những người thượng căn, nếu như không gieo trồng chủng trí Bát-nhã và có căn khí Đại thừa đời trước, thì không thể nào một niệm mà sanh chánh tín được, đâu thể bỏ qua luống uổng không tin sao!

Cũng chính là chê bai phỉ báng trở lại chiêu lấy tội địa ngục vô gián. Có một thầy Tỳ-kheo mặc dù không tin nhận một lời kinh song đối với tai nghe tạm thời kết duyên nhưng công đức ấy không thể xứng lượng được.

Theo Duy tâm quyết thì nghe mà không tin còn kết được nhân hạt giống Phật, học mà không thành cũng có lợi ích được phước ở cõi trời người, chẳng mất chánh nhân thành Phật. Huống chi nghe rồi tin nhận tu học thành tựu giữ gìn ghi nhớ không quên, công đức ấy đâu thể suy lường. Theo nghiệp quá khứ bị luân hồi chẳng biết bao nhiêu ngàn kiếp, men theo sự tối tăm vào địa ngục vô gián chịu nhiều thứ khổ cực. Lại chẳng biết chịu cái khổ ấy bao lâu rồi mới muốn cầu Phật đạo, không gặp bạn hiền thì nhiều kiếp trầm luân, tối tăm mê muội không biết, nên 626 tạo các nghiệp ác.

Hoặc lúc nào đó có một suy nghĩ bất chợt kêu lớn lên một tiếng thật lớn “Chôi ôi!” rồi có thể buông bỏ tất cả tỉnh lại nhận chịu tai ương thuở xưa. Lại chẳng biết ai đã khiến cho ta nay gặp “người” sanh làm hư không cho muôn vật, không mê muội trên con đường chân tu. Thật đáng gọi là như rùa mù gặp bọng cây, hạt cải để đầu cây kim, điều đó thật là vui mừng và may mắn, sao chẳng phải là đạo thù thắng ư!

Nếu nay ta tự sanh tâm lui sụt, hoặc sanh tâm giải đãi mà thường thường trông mong về đời sau, trong phút chốc mất thân mạng đọa vào đường ác. Lúc chịu các khổ đau đớn, dẫu cho có muốn xin nghe một câu Phật pháp tin hiểu thọ trì vì mong tránh khỏi sự chua cay ấy, nào có thể được ư! Đến khi bị lâm nguy rồi mới hối hận nào có ích gì! Xin những người tu đạo! Chó sanh tâm buông lung, chớ có sanh tâm đắm trước tham dục, như cứu lửa cháy đầu chớ quên soi chiếu lại mình. Vô thường mau chóng như sương buổi sáng, mạng căn như ánh năng mặt trời ngã về phía Tây. Hôm nay tuy còn nhưng ngày mai khó mà bảo đảm, tha thiết để ý! Cẩn thận giữ gìn!

Vả lại, nhờ điều thiện hữu lậu ở thế gian cũng có thể tránh khỏi được cái khổ luân hồi trong ba đường. Ở trên cõi trời hay trong loài người được quả báo thù thắng, hưởng thọ các điều an vui. Huống chi pháp môn thậm thâm tối thượng thừa này! Tạm thời sanh tín tâm đã thành công đức. Không thể đem thí dụ mà so sánh và nói hết được một phần nhỏ công đức ấy.

Theo kinh dạy nếu người đem bảy báu trong thế gian đầy cả tam thiên đại thiên, để bố thí cúng dường cho chúng sanh ở thế giới ấy đều được đầy đủ. Lại giáo hóa tất cả chúng sanh tại thế giới đó đều đắc từ quả, công đức ấy vô lượng vô biên. Nhưng không bằng công đức suy nghĩ đúng pháp này trong khoảng một bữa ăn. Nên biết ta đem công đức của pháp môn tôn quý nhất này để so sánh với các công đức khác thì chẳng bằng.

Cho nên trong kinh dạy một niệm tâm thanh tịnh là đạo tràng, còn hơn là xây dựng hằng hà sa số tháp bằng bảy thứ báu. Tháp báu cuối cùng cũng bị hư hoại tan rã sẽ trở về với cát bụi, nhưng một niệm tịnh tâm thành Chánh giác. Xin những vị tu tạo tha thiết để y nghiền ngẫm kỹ lời nói này! Thiết yếu phải để ý!

Đời này không độ được thân này lại đợi đến đời nào mới độ, nếu ngày nay không tu thì muôn kiếp sai lầm. Hoặc đời nay gắng tu hạnh khó tu, dần dần được công hạnh khó khăn, tự mình tiến lên. Than ôi!

Người thời nay gặp cổ tiệc vua mà không dám ăn, bịnh gặp thuốc hay mà không chịu uống. Không chịu nói ta cần gì? Ta sẽ ra sao? Ta chưa đến nỗi gì đâu!

Hơn nữa việc hữu lậu ở thế gian, tướng trạng của nó có thể thấy được, công dụng của nó có chiêm nghiệm được. Người nào làm được một việc thì khen ngợi người đó ít có. Tâm tông của ta đây chẳng có hình thể có thể xem, không có tướng trạng có thể thấy, “ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt”. Vì thế thiên ma Ba-tuần ngoại đạo hủy báng chê bai là “vô môn”, chủ thiên Phạm vương Đế Thích xưng tán chẳng thể nghĩ bàn. Huống chi phàm phu trí hiểu biết cạn cợt mà có thể lại phớt lơ. Thương thay cho những kẻ trí thức kém cỏi như ếch ngồi đáy giếng, mà đâu biết được sự rộng lớn của biển cả. Dã can đâu thể nào có tiếng rống như sư tử. Cho nên biết trong đời mạt pháp nghe được pháp môn này, sanh trưởng ít có tin hiểu thọ trì.

Đã ở trong vô lượng kiếp phụng thờ chư Phật, gieo trồng các căn lành, kết chặt chánh nhân Bát-nhã và căn tánh tối thượng.

Theo kinh Kim Cang thì với chương cú này, người nào sanh tín tâm, phải biết người đó đã trồng nhiều căn lành ở chỗ vô lượng chư Phật. Lại dạy rằng: Vì nói cho người phát tâm Đại thừa, vì nói cho người phát tâm tối thượng thừa. Nguyện xin chư vị cầu đạo! Chớ sanh tâm khiếp nhược, hãy phát tâm dũng mãnh. Nhân lành từ kiếp trước chưa thể biết được. Nếu không tin pháp môn thù thắng này, mà lại đành bị vọng tưởng hạ liệt sanh tư tưởng khó khăn cản trở.

Đời nay không tu, thì dẫu có quyết đoán được căn lành đời trước, càng thêm khó khăn lần lượt xa cách. Nay đã đến “bảo sở” chẳng lẽ đi tay không trở về, một khi mất thân người, muôn kiếp khó gặp lại. Xin phải dè dặt! Há người có trí biết bảo sở rồi mà không tìm cách đến lấy, ngược lại chê đường xa rồi oán trách số kiếp nghèo khốn. Nếu muốn được của báu thì phải buông bỏ đãy da!