bí mật bát ấn

Phật Quang Đại Từ Điển

(秘密八印) Tám ấn bi mật. Là tám thứ ấn ngôn nói trong phẩm Bí mật bát ấn của kinh Đại nhật. Tám ấn này là ấn minh của tám vị tôn trong viện Bát diệp, là ấn Quán đính bí mật của Đại nhật Như lai, biểu trưng đức bốn trí bốn hạnh của Đại nhật Như lai. Bởi thế, trong các kinh và nghi quĩ đều cấm ngặt việc trao truyền tám ấn bí mật này cho những người mới phát tâm tu hành. 1. Ấn Thế tôn đại uy đức sinh. Ân này do uy đức lớn của Đại nhật Như lai sinh ra (thế lực của tâm bồ đề trong sạch), nên gọi Đại uy đức sinh. Ân này cũng là ấn của Bảo chàng Như lai ở phương đông. Phương đông chủ về đức của tâm bồ đề trong sạch, vì thế gọi là đại uy đức sinh. Tướng ấn này là hai tay chắp lại, lòng bàn tay để rỗng, hai ngón út, hai ngón trỏ mở thẳng đứng. Ân ngôn là Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm (namahê samanta buddhànàm: kính lạy khắp cả chư Phật) Ram lạc (raư rahê: từ tâm Bồ đề sinh ra muôn đức) sa ha (svàhà: thành tựu). 2. Ấn Thế tôn kim cương bất hoại. Trí của đức Đại nhật Như lai bền chắc không hoại, ví như kim cương, nên gọi là kim cương bất hoại. Ấn này cũng là ấn của đức Bảo sinh Như lai ở phương nam. Phương nam là địa vị đạt đến kim cương chân thực, bởi thế gọi là kim cương bất hoại. 3. Ấn liên hoa tạng. Cũng gọi Như lai tạng ấn, là ấn của đức A di đà Như lai ở phương tây. Phật A di đà là chủ của Liên hoa bộ, nên gọi là liên hoa tạng. Tạng có nghĩa chứa Đại bi mạn đồ la. Tướng ấn là ấn tám cánh hoa sen. Ân ngôn là: Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm sam sách (chân lí) sa ha. 4. Ân Như lai vạn đức trang nghiêm. Cũng gọi ấn nội ngoại trang nghiêm. Các đức trong ngoài của Như lai đều đầy đủ, cho nên gọi là vạn Đức trang nghiêm. Ân này cũng là ấn của đức Thiên cổ lôi âm Như lai ở phương bắc. Đức của đấng Như lai này là chủ về việc hoàn thành trọn đủ sự nghiệp lợi mình lợi người, nên cũng gọi nội tạng trang nghiêm. Tướng ấn này là chắp hai tay thành hình hoa sen, hoặc chắp hai tay để lòng bàn tay rỗng, hai ngón út co vào trong bàn tay. Ân ngôn là: Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm hàm hạc (haô hahê: nhân duyên sinh) sa ha. 5. Ấn Như lai nhất thiết chi phần sinh. cũng gọi ấn tòng Phật chi phần sinh. Cũng là ấn của bồ tát Phổ hiền phương đông. Chi phần sinh, ý nói từ các bộ phận thân thể của đức Phật mà sinh ra, tức chỉ cho bồ tát Phổ hiền. Phổ hiền chủ về đức của tâm bồ đề, là con trưởng của các đức Như lai, vì thế gọi là Chi phần sinh. Tướng ấn là hai tay chắp lại thành hình hoa sen, hai ngón cái duỗi ra dựng thẳng, đầu ngón tay hơi co lại, giống như ấn Nhập Phật tam muội da. Ân ngôn là: Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm ám á (aô ahê) sa ha. 6. Ân Thế tôn đà la ni. Cũng là ấn của bồ tát Quán tự tại ở phương đông bắc. Vị tôn này là chủ của Pháp bộ, nên gọi là Đà la ni. Đà la ni nghĩa là tổng trì (tóm giữ tất cả), đó là thể tính của pháp môn. Tướng ấn dùng ấn Chi phần sinh, co hai ngón giữa, hoặc co vào trong lòng bàn tay, đâu lưng vào nhau, hoặc làm như hình cái móc câu đối nhau. Ân ngôn: Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm bột đà đà la ni (buddhà dhàraịi: Phật tổng trì) sa một lật để mạt la đà na yết li (smfiti vala dhanakari: sức niệm làm lợi ich) đà la dã tát vam (dharaya satvaô: nắm giữ hữu hình) bạc già phạ để a ca la phạ để (dhagavati akàravati: đức thế tôn đủ các hình tướng) tam ma duệ (samaye: lời thề gốc) sa ha. 7. Ấn Như lai pháp trụ. Cũng là ấn của bồ tát Văn thù sư lợi ở phương tây nam. Văn thù là chủ về cửa trí tuệ, có đức ở lâu nơi tất cả pháp môn, nên gọi là pháp trụ. Về tướng ấn, cứ theo Đại nhật kinh sớ, là chắp hai tay để lòng bàn tay rỗng, hai ngón út, hai ngón cái bấm vào nhau để trong lòng bàn tay, hai ngón giữa dựng đứng, đầu ngón vô danh và ngón trỏ sáp vào nhau. Nhưng trong các kinh và nghi quĩ còn có các thuyết khác. Ân ngôn: Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm a(à) phệ na vĩ nê (Veda vide: đã đủ hết thảy trí và ban lợi ích cho người khác) sa ha. 8. Ân Thế tôn tấn tật trì. Cũng là l2 ấn của bồ tát Di lặc ở phương tây bắc. Tấn tật trì, biểu thị sức thần thông bí mật của đức Như lai gia trì một cách nhanh chóng. Tướng ấn là dùng hai tay chắp lại, trước dùng bàn tay phải đặt lên rồi xoay nó sang bên trái. Khi đó bàn tay trái úp lên bàn tay phải, rồi lại chuyển nó sang bên phải. Lúc đó bàn tay phải lại úp lên bàn tay trái. Ân ngôn là: Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm ma ha du già du nghĩ ninh (mahà yoga yogini: đại du già du già) du nghệ sân phạ lí (yoge wvari: tự tại du già) khiếm nhã lị kế (khaô jari ke: không sinh tác) sa ha [X. kinh Đại nhật Q.5; Đại nhật kinh sớ Q.17; Thai tạng thứ đệ yếu tập kí; Đại nhật kinh sớ diễn áo sao Q.55].