BẠT NHẤT THIẾT NGHIỆP CHƯỚNG
CĂN BẢN ĐẮC SINH TỊNH ĐỘ THẦN CHÚ
(Trích ra từ Kinh Tiểu Vô Lượng Thọ)
Hán dịch: Lưu Tống_ Thiên Trúc Tam Tạng CẦU NA BẠT ĐÀ LA
(Guṇa-bhadra) phụng chiếu dịch lần nữa

Phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH

 

“Nam mô a di đa  bà (1) dạ đá tha  già  đá (2) dạ  đá địa  (3) dạ  tha. A di  lợi  (4) đô  bà tỳ (5)  A di  lợi đá  (6) tất  đam  bà  tỳ (7) A di lợi đá  (8) tỳ ca lan đế (9) A di lợi đá (10) tỳ ca lan đá (11) già di nị (12) già già na (13) chỉ đa, ca lệ (14) toa bà ha (15)” .

𑖡𑖦𑖺 𑖀𑖦𑖰𑖝𑖯𑖥𑖯𑖧 𑖝𑖞𑖯𑖐𑖝𑖯𑖧
𑖝𑖟𑖿𑖧𑖞𑖯: 𑖀𑖦𑖴𑖝𑖺𑖟𑖿𑖥𑖪𑖸, 𑖀𑖦𑖴𑖝 𑖭𑖰𑖟𑖿𑖠𑖽𑖥𑖪𑖸, 𑖀𑖦𑖴𑖝 𑖪𑖰𑖎𑖿𑖨𑖯𑖡𑖿𑖝𑖸, 𑖀𑖦𑖴𑖝 𑖪𑖰𑖎𑖿𑖨𑖯𑖡𑖿𑖝 𑖐𑖦𑖰𑖡𑖸, 𑖐𑖐𑖡 𑖎𑖿ì𑖨𑖿𑖝𑖿𑖝𑖰 𑖎𑖨𑖸 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯

Namo amitābhāya tathāgatāya
Tadyathā: amṛtodbhave, amṛta siddhaṃbhave, amṛta vikrānte, amṛta vikrānta gamine, gagana kìrtti kare svāhā

Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện hay tụng Chú này thì Đức Phật A Di Đà thường trụ trên đỉnh đầu của người ấy, ngày đêm ủng hộ, không để cho Oan Gia được dịp thuận tiện hãm hại, đời này thường được an ổn,  sau khi mệnh chung, tùy ý vãng sinh.

A DI ĐÀ KINH BẤT KHẢ TƯ NGHỊ THẦN LỰC TRUYỀN
(Phụ bản sao chép của đời Tùy. Chưa biết rõ Tác Giả)

Xưa kia, ở Trường An, Tăng Duệ Pháp Sư, Tuệ Sùng, Tăng Hiển, Tuệ Thông. Gần đây đến đời Hậu Chu, nhóm Thật Thiền Sư, Cảnh Thiền Sư, Tây Hà Loan Pháp Sư…số nhiều hơn trăm người đều sinh về phương Tây.

Tây Hà, nhóm Xước Thiền Sư nhân thấy Loan Pháp Sư được sinh về Tịnh Thổ đều noi theo Hữu Duyên, chuyên tu nghiệp của Tịnh Thổ. Thầy Xước lại soạn Tây Phương Ký Nghiệm, tên gọi là An Lạc Tập lưu hành.

Lại thời Tấn Triều, Viễn Pháp Sư vào Lô Sơn 30 năm chẳng ra ngoài, bèn chỉ thị cho  đồng chí, Bạch Hắc có 123 người lập lời thề mong mỏi ở phương Tây, đục núi khắc Nguyện. Đến năm Trần Thiên Gia, Lô Sơn Trân Thiền Sư khi ngồi thời thấy có hơn trăm người cùng nhau nâng chiếc thuyền hoa bảy báu đi đến phương Tây. Trân Thiền Sư thỏa mãn ước mong liền nâng phụ. Người trên chiếc thuyền ấy báo rằng: “Pháp Sư tuy giảng được Kinh Kiết Bàn, cũng là duyên to lớn chẳng thể nghĩ bàn. Nhưng vì Pháp Sư chưa tụng được Kinh A Di Đà với Chú cho nên chẳng được đi cùng”.

Pháp Sư bèn phế bỏ nghiệp giảng dạy, ngày đêm chuyên tụng Kinh A Di Đà với Chú, tình đủ hai vạn biến, chưa dứt bốn thất. Ngày trước, ban đêm hướng canh tư, có vị Thần Nhân từ phương Tây phụng tống một cái Đài bằng bạc trắng đến trong hư không, sáng hơn mặt trời, bảo rằng: “Khi Pháp Sư dứt tuổi thọ sẽ ngồi trên cái Đài này sinh về nước của A Di Đà, nên đến báo cho biết là quyết định vãng sinh”. Khi kết thúc thời Hắc Bạch đều nghe trong hư không như tấu âm nhạc, kèm nghe mùi thơm lạ lùng, phỏng tính cả tháng nghe hơi thơm chẳng dứt. Đêm ấy, tăng chúng của chùa Phong Đỉnh đều thấy bên trong một cái hang cốc có lửa của mười cây đuốc lớn như bánh xe.

Tìm tòi, chiêm nghiệm xưa nay, được sinh về Thế Giới An Lạc chẳng phải chỉ có một người, phần lớn thấy điềm linh thiêng “Hóa Phật, Đồ Chúng đến nghinh đón”, như truyền sáng rộng, chẳng phải sao chép nhiều.

Nhân Trân Thiền Sư đối với Kinh này có ứng nghiệm cho nên lược thuật một điều này để thức tỉnh người thông tuệ đời sau, trợ thành chí vãng sinh.

Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sinh Tịnh Độ Thần Chú được ngài Cầu Na Bạt Đà La phụng Chế dịch lần nữa trong năm cuối của Tống Nguyên Gia, hợp tính có 59 chữ, 15 câu.

Bồ Tát Long Thọ nguyện sinh về cõi An Dưỡng, nằm mộng mà cảm được Chú này .

Tam Tạng Gia Xá tụng Chú này. Chùa Thiên Bình, Tú Pháp Sư được Tam Tạng truyền miệng bài Chú này. Người ấy nói”Kinh Bản chẳng đến từ nước ngoài”.

Nếu muốn thọ trì Chú Pháp. Nhai nhấm cành Dương, Táo Đậu xúc miệng cho thơm. Ở trước tượng Phật, quỳ gối, chắp tay, ngày đêm sáu Thời đều tụng 21 biến, liền diệt được bốn tội nặng, năm tội nghịch, mười tội ác. Tội chê bai Phương Đẳng… đều được trừ diệt, đời hiện tại đều được sự mong cầu, chẳng bị tất cả các Quỷ Thần ác gây não loạn.

Nếu đủ 20 vạn biến liền cảm được mầm Bồ Đề sinh ra Nếu đủ 30 vạn biến, liền nhìn thấy Đức Phật A Di Đà

_Hết_

24/06/2010