Bất Động Minh Vương

Phật Quang Đại Từ Điển

(不動明王) Bất động, Phạm: Acala. Dịch âm: A già la. Cũng gọi Bất động kim cương minh vương, Bất động sứ giả, Vô động tôn, Vô động tôn bồ tát. Là vị tôn chủ của năm Đại minh vương, tám Đại minh vương Mật giáo. Được đặt ở đầu cực nam của viện Trì minh trong Hiện đồ Thai tạng giới mạn đồ la. Mật hiệu là Thường trụ kim cương. Hình tam muội da là gươm sắc và vòng giây lụa. Gươm sắc biểu thị trí tuệ Phật, vòng giây lụa biểu thị phiền não nghiệp chướng, nghĩa là dùng gươm trí tuệ cắt đứt mọi thứ phiền não trói buộc mà sinh đại trí. Lại nữa, cây gươm, vòng giây tượng trưng cho định và tuệ, lí và trí, mà Long vương Câu lợi ca la là biểu tượng của tam muội da này. Vị tôn này nhận mệnh lệnh của đức Như lai, thị hiện tướng giận dữ, cầm đầu nhiều sứ giả, ngày đêm thường ủng hộ người tu hành, khiến khởi tâm bồ đề, dứt ác tu thiện, có ủ công năng giúp hành giả được đại trí thành Phật. Ngài cũng hay vào định Sinh lửa, tiêu trừ tội chướng, đốt cháy các thứ nhớp nhúa. Vì tâm bồ đề của Ngài vắng lặng không lay động, nên gọi là Bất động tôn. Cứ theo Đại nhật kinh sớ quyển 5 chép, thì vị tôn này hiện hình đồng tử, ngồi trên tòa bằng đá. Trên đầu có bảy búi tóc, bím tóc xõa xuống bờ vai bên trái, mắt trái hơi nhắm lại, hàm răng dưới cắn vào môi trên, hiện tướng giận dữ, lưng mang lửa cháy, tay phải cầm gươm sắc, tay trái cầm vòng giây lụa, làm ra dáng dứt phiền não. Còn theo Để lí tam muội da bất động tôn uy nộ vương sứ giả niệm tụng pháp, Kim cương đính du già hộ ma nghi và kinh Bất Động Minh Vương (Thai Tạng Giới Mạn Đà La) Nhất thiết Như lai Kim cương tam nghiệp tối thượng bí mật đại giáo vương quyển 3 chép, thì ngoài hình tượng nói trên ra, vị tôn này còn có các loại hình tượng một mặt bốn tay, bốn mặt bốn tay, ba mặt hai tay v.v… Về quyến thuộc, Bất động minh vương có tất cả tám đồng tử, ngoài hai đồng tử Căng yết la và Chế tra ca đứng hầu, còn có các bồ tát Tuệ quang, Tuệ hỉ, A nậu đạt la, Chỉ đức và đồng tử Ô câu bà nga, tỉ khưu Thanh tịnh v.v… Lại Thắng quân bất động minh vương tứ thập bát sứ giả bí mật thành tựu nghi quĩ chép, Bất động minh vương có bốn mươi tám sứ giả, gồm Long vương Câu lí ca la cho đến tất cả thần vương. Còn kinh Thánh bất động thì nói, có tất cả ba mươi sáu đồng tử làm người hầu, như Căng ca la, Chế tra ca, Bất động tuệ v.v… Về ấn khế của Bất động minh vương, cứ theo kinh Đại nhật quyển 4 phẩm Mật ấn chép, thì tay trái làm nắm tay, ngón giữa, ngón trỏ duỗi ra, ngón cái đè lên phần trên ngón út và ngón áp út; duỗi ngón trỏ, ngón giữa để vào lòng bàn tay phải, cũng lấy ngón cái đè lên phần trên ngón áp út và ngón út. Ngoài ra, Bất động lập ấn quĩ, Bất động sứ giả pháp và kinh Để lí tam muội da v.v… còn nêu ra mười bốn ấn căn bản, như: ấn Bí mật căn bản, ấn Kim cương ba chẽ v.v… Còn về chân ngôn thì có: chú Tàn thực, chú Hỏa giới, chú Từ cứu, chân ngôn Nhất tự tâm. Trong đây, chú Tàn thực là: Nẵng mạc tam mạn đa phạ nhật la noãn (nama# samanta vajrànàô, kính lạy khắp các kim cương) đát la tra (traỉ, tàn hại phá chướng) a mô già chiến noa (amogha caị đa, bất không bạo ác) ma hạ lộ sái ninh (mahà rowaịa, rất giận dữ) sa phả tra dã (sphaỉaya, phá hoại) hồng (hùô, sợ hãi) đát la ma dã (tramaya, bền chắc) hồng (hùô) đát la tra (traỉ) hàm hàm (hùô hùô, chủng tử). Thần chú này có xuất từ Để lý tam muội da bất động tôn thánh giả niệm tụng bí mật pháp quyển trung. Chú Hỏa giới là: Nẵng mạc tát phạ đát tha nghiệt đế tì dược (nama# sarva tathàgatebhya#, kính lạy hết thảy đức Như lai) tát phạ mục khế tì dược (sarva mukhebhya#, hết thảy các diện môn) tát phạ tha (sarvathà, hết thảy nơi chỗ) chớ la tra (traỉ, quát mắng phá chướng) tán noa (caịđa, bạo ác) ma ha lộ sái noa (mahàrowaịa, rất giận dữ) khiếm (khaô) già hi già hi (khahi khahi?) tát phạ vĩ cận nam (sarva vighnaô, tất cả chướng ngại) hồng (hùô, phá hủy) đát la tra (traỉ) hám mâu (hàô hàô, chủng tử). Thần chú này có xuất xứ từ kinh Kim cương thủ quang minh quán đính phẩm Tối thắng lập ấn thánh vô động tôn đại uy nộ vương niệm tụng nghi quĩ pháp. Chú Từ cứu là: Nẵng mạc tam mạn đa phạ nhật la noãn, chiến noa ma ha lộ sái noa (caịđa mahà rowaịa, bạo ác rất giận dữ) tát phả tra dã (sphaỉaya, phá hoại) hồng (hùô, sợ hãi) đát la ca (traka, bền chắc) hãn mạn (hàô màô, chủng tử). Chân ngôn Nhất tự tâm là: Nam ma tam mạn đa phạt chiết la noãn hãn. Chú Từ cứu và Chân ngôn nhất tự tâm đều được chép ra từ phẩm Phồ thông chân ngôn tạng trong kinh Đại nhật quyển 2. Lại phép Bất động là phép tu trừ tai, thêm ích, cầu nguyện nước nhà thịnh vượng yên vui, nên gọi là An trấn pháp. [X. Đại nhật kinh sớ Q.10,Q.13;Thánh vô động tôn an trấn gia quốc đẳng pháp]. (xt. Bất Động Thập Tứ Căn Bản Ấn).