bất đan phật giáo

Phật Quang Đại Từ Điển

(不丹佛教) Phật giáo Bất đan (Bhutan). Bất đan là một nước nhỏ nằm ở chân núi phía đông núi Tuyết (Himalaya), diện tích 47.000 km2. Phía bắc giáp Tây tạng, nam giáp Ấn độ, tây giáp Sikkim, phần lớn là vùng núi non hiểm trở, sự giao thông với bên ngoài rất khó khăn, xưa kia gọi là nước Bí cảnh long (đất nước bí mật của loài rồng). Dân cư phần đông là chủng tộc Bất đan thuộc hệ thống người Tây tạng, chia làm ba giai cấp tăng lữ, quí tộc và thứ dân. Phong tục kì lạ nhất là bất luận tăng tục nam nữ đều để tóc ngắn, y phục đại thể phỏng theo Tây tạng. Về phương diện tôn giáo, nhân dân nước này tôn thờ phái Hồng giáo thuộc Lạt ma giáo Tây tạng. Giáo phái này do ngài Liên hoa sinh (Phạm: Padma Saôbhava), một vị sư Mật tông nổi tiếng của Phật giáo Ấn độ, trên đường từ Tây tạng trở về Ấn, đã lưu lại Bất đan để truyền bá vào giữa thế kỉ thứ VIII. Nhưng mãi đến cuối thế kỉ XII trở về sau, Mật giáo mới chính thức được truyền bá ở Bất đan do vị giáo chủ Lạt ma cũ truyền vào. Các chùa viện phần nhiều được xây dựng từ giữa thế kỉ XVI trở đi, và có khắc mục lục Đại tạng kinh, nhưng rất tiếc đã bị thiêu hủy vào thế kỉ XVIII vì nội loạn. Lại vào giữa thế kỉ XVI, có một vị giáo Bia kỉ niệm Lạt Ma chủ Lạt ma, cậy có thế lực đi bừa vào xứ này và tự xưng mình là vua cai trị Bất đan, do đó mà ngày nay dân Bất đan gọi Giáo chủ là Pháp vương (Phạm : Dharma Ràja, vua pháp). Vị Pháp vương này tổ chức chính phủ Trung ương, bổ nhiệm các quan địa phương, thi hành chính sách hợp nhất chính trị với tôn giáo. Vị Pháp vương được truyền nối theo phương thức chuyển sinh tái hiện. Lại hàng năm vào tháng 4, cử hành đại tế Ba la tại Ba la (Paro), liên tiếp trong bốn ngày để kỉ niệm đại sư Liên hoa sinh: đó là ngày lễ mừng lớn nhất trong năm của Phật giáo Bất đan. [X. Journal of Royal Geographical Society of Britain & Ireland 35,1910; L. A. Waddell : Buddhism of Tibet, 1895]. (xt. Ba La Đại Tế).