bất cộng

Phật Quang Đại Từ Điển

(不共) Không chung. Phạm, Pàli: àveịika. Chỉ pháp riêng biệt. Như mười tám pháp: mười lực, bốn không sợ v.v… chỉ riêng đức Phật có được, còn các bậc Thánh như A la hán v.v… chưa thể thông suốt, vì thế gọi là bất cộng pháp. Lại như thức gốc A lại da là chỗ nương chung cho các thức, cho nên gọi là cộng y. Còn sáu căn thì mỗi căn là chỗ nương riêng cho mỗi thức trong sáu thức, vì thế gọi là bất cộng y. Ngoài ra, trong các pháp, mỗi pháp đều có tính tướng riêng, gọi là tự tướng, cũng gọi bất cộng tướng; các loài hữu tình đều chuốc lấy nghiệp quả dị thục riêng, gọi là bất cộng nghiệp. Lại như phương thức lập luận của luận lí học Nhân minh, tự (người lập luận), tha (người vấn nạn) cùng thừa nhận, gọi là cộng hứa; tự, tha đều không thừa nhận, thì gọi là bất cộng hứa. [X. luận Câu xá Q.27; luận Đại tì bà sa Q.38]. (xt. Cộng Bất Cộng).