bát chuyển thanh

Phật Quang Đại Từ Điển

Tám tiếng chuyển. Phạm: awỉa vibhaktaya#. Pàli: aỉỉha vibhattì. Là tám loại vĩ ngữ biến hóa của danh từ, đại danh từ và hình dung từ trong tiếng Phạm. Cũng gọi là Bát chuyển, Bát thanh, Bát lệ. Tức là: 1. Thể cách (Phạm: mirdeze), cũng gọi là Thể thanh, Phiếm thuyết thanh. Ngày nay gọi là chủ cách, như ……… là. 2. Nghiệp cách (Phạm:upadewaịe), còn gọi là Sở tác nghiệp thanh, Dụng cách. Ngày nay gọi là Thụ cách, như cầm ……. 3. Cụ cách (Phạm:kartfkaraịe), cũng gọi là Năng tác cụ thanh. Hoặc gọi Tác cách. Ý là nương vào ……. 4. Vi cách (Phạm: sàmpradànike). Cũng gọi là Sở vi thanh, hoặc gọi là Dữ cách thanh. Như là ……. 5. Tòng cách (Phạm: apàdàne). Còn gọi là Sở âm thanh. Hoặc gọi là Đoạt cách, như theo ……. 6. Thuộc cách (Phạm: svàmivacane). Nay gọi là Sở hữu cách. Ý là …… của. 7. Ư cách (Phạm: saônidhànàrthe), cũng gọi là Sở y thanh. Hoặc gọi là Y cách, ý là ở ……. 8. Hô cách (Phạm : àmantraịe), cũng gọi là Hô triệu thanh. Ý là ……a !. Trừ hô cách ra, còn bảy cách kia được gọi là câu bảy lệ, bảy lệ, bảy câu bàn nói. Những cách biến hóa của các vĩ ngữ thuộc danh từ trên đây cũng còn gọi là Tô mạn đa thanh. Tô mạn đa là dịch âm từ tiếng Phạmsubanta, cũng đọc Tô bàn đa, hàm ý ở cuối chữ có vần SU. Cách biến hóa của những động từ thì gọi là Để ngạn đa thanh, trái ngược hẳn với Tô mạn đa thanh.. Để ngạn đa là dịch âm của chữ PhạmTiíanta, cũng gọi Đinh ngạn đá, hàm ý là đuôi chữ có vần TI. Động từ chia làm hai loại là nói về mình và nói về người, mỗi loại đều gọi một người, gọi hai người, gọi ba người khác nhau, và có ba cách biến hóa là số đơn, số kép, số nhiều. Như vậy là có chín tiếng chuyển và cộng hai loại nói về mình, nói về người lại, thì thành mười tám tiếng chuyển biến (18 chuyển, 29 vần). [X. luận Du già sư địa Q.2; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.3; Nam hải ký qui nội pháp truyện Q.4 Tây phương học pháp].