bát chủng thanh

Phật Quang Đại Từ Điển

I. Bát chủng thanh (tám loại tiếng). Cứ theo luận Câu xá quyển 1, thì tiếng phát ra từ loài hữu tình do bốn đại chủng (bốn nguyên tố đất, nước, lửa, gió) cấu thành, gọi là tiếng lấy đại chủng làm nhân (như tiếng phát ra từ miệng lưỡi người ta). Tiếng phát ra từ loài phi hữu tình (loài không có tình thức) do bốn đại chủng tạo thành, gọi là tiếng không nhận đại chủng làm nhân (như tiếng phát ra từ gỗ đá). Hai loại tiếng này đều có lời nói và không phải lời nói, gọi là tên hữu tình, tên chẳng phải hữu tình. Tiếng chấp nhận bốn đại chủng làm lời nói mà phát ra là tiếng thông thường; tiếng không là lời nói, thì như tiếng vỗ tay. Còn tiếng không chấp nhận bốn đại chủng làm lời nói, thì như tiếng nói của người hóa, do sức thần thông của Phật biến hóa ra; tiếng không là lời nói, thì như tiếng của khe nước. Bốn thứ tiếng trên đây lại chia làm hai tiếng hay, và không hay hợp chung lại làm tám thứ tiếng.

II. Bát chủng thanh. Chỉ tám thứ tiếng trong sạch. (xt. Bát Âm).