bảo sơn thạch quật

Phật Quang Đại Từ Điển

Hang đá Bảo sơn. Vị trí nằm về phía tây huyện An dương tỉnh Hà nam. Do học trò của Luật sư Quang thống là Đạo bằng đục mở vào năm Vũ định thứ 4 (546) đời Đông Ngụy, lúc đầu gọi là chùa Bảo sơn, sau đổi là chùa Linh tuyền. Năm Thiên bảo thứ 10 (559), Đạo bằng nhập tịch ở đây. Có hai nơi hang đá, hang Đại lưu ở phía nam chùa (còn gọi là đông Chu sa), hang Đại trụ ở phía bắc chùa (còn gọi là động Hưởng đường). Trong hang Đại lưu có ba tôn tượng Thích ca. Di đà, Di lặc, cứ theo cách tạo hình mà suy đoán thì Đạo bằng đã đục mở vào thời đại Đông Ngụy. Hang Đại trụ đã do đệ tử của Đạo bằng là Linh dụ Phật Bảo Sinh Thần Vương Ca Tì La ở ngoài hang đá núi Bảo Sơn đục mở vào năm Khai hoàng thứ 9 (589) đời Tùy.

Tên gọi của hai hang là do Linh dụ đặt định, căn cứ theo tính lực kim cương của trời Na la diên để biểu thị ý Chính pháp tồn tại lâu dài. Đồng thời, trên vách đá ở cả trong lẫn ngoài hang, có chạm trổ tượng của Ca tì la thần vương, Na la diên thần vương, và khắc các kinh văn trong kinh Pháp hoa phẩm Thọ lượng, kinh Thắng man chương Nhất thừa, kinh Đại tập phần Nguyệt tạng phẩm Pháp diệt tận và kệ vô thường của Tuyết sơn đồng tử bỏ mình cầu pháp trong kinh Niết bàn. Bản thân sư Linh dụ đã từng trải nỗi đau đớn của thời Bắc Chu phá diệt Phật pháp, sợ rằng Phật pháp sẽ tuyệt diệt, cho nên phát nguyện khắc kinh đá, cùng với kinh đá ở chùa Vân cư núi Phòng sơn, cùng là những sản vật của tư tưởng thời đại mạt pháp sắp đến, đều dự phòng pháp diệt mà khắc kinh điển trên bản đá. (xt. Phóng Sơn).