bàng vị

Phật Quang Đại Từ Điển

(傍位) Ý chỉ những sự tượng hiện thực sai biệt. Đứng về mặt triết học Phật giáo mà nói, thì vạn pháp có thể chia làm bản thể của các pháp và hiện tượng thiên sai vạn biệt, bản thể là lí (ở bên trong), hiện tượng là biểu (bày ra bên ngoài); bản thể là thể, hiện tượng là dụng; bản thể là chính vị, hiện tượng là bàng vị. Tuy nhiên, bản thể và hiện tượng nguyên cũng là nhất thể, hỗ tương dung nhiếp, cho nên, nếu đứng trên lập trường của các sự tượng sai biệt mà nắm bắt các sự tượng, thì các pháp rốt cùng là cái tính tướng giải thoát chân thực. Nếu đứng trên quan điểm đó mà quan sát hiện thực, thì trong hiện thực đều là chân thực. Vì thế nói chúng sinh và Phật, mê vọng và giác ngộ, trên bình diện bản thể, chẳng phải là hai, chẳng phải là khác. [X. Bất năng ngữ ngũ vị thuyết].