BAN THIỀN LẠT MA

Phật Quang Đại Từ Điển

Tên Tây tạng:Paị-chen-lama. Nhà cải cách Phật giáo Tây Tạng là Tôn Khách Ba, người đã sáng lập phái Hoàng mạo (phái mũ vàng), có hai đệ tử lớn là Căn Đôn Châu Ba và Khải Châu mỗi người đều tự thành lập hệ thống riêng của mình, và đời đời dùng hô tất lặc hãn (ý là hóa thân) để chuyển sinh, đó tức là Đạt lại lạt ma và Ban thiền lạt ma, loại tư tưởng Phật sống chuyển sinh này chỉ có Phật giáo Tây Tạng đặc biệt phát triển.

Từ Đạt lại lạt ma đời thứ 5 là A vượng la bốc tàng gia mục thác (Tạng: Gu zfìkhan) nắm quyền chính trị và tôn giáo trên toàn nước Tây Tạng, sau khi đã xác lập chủ quyền tối cao chính trị tôn giáo hợp nhất, Đạt lại lạt ma bèn trở thành Thủ trưởng của phái mũ vàng, thống suất hơn ba nghìn mấy trăm ngôi chùa và khoảng ba bốn mươi vạn tăng lữ. Còn giáo chủ của giáo đoàn thuộc hệ thống chuyển sinh Khải Châu là Ban thiền lạt ma, tuy là một trong hai Phật sống lớn, nhưng về phương diện chính trị, thì chỉ nắm chính quyền ở địa phương mà thôi. Ban thiền, có nghĩa là nhà trí tuệ lớn, nhà bác học lớn; lạt ma, có nghĩa là người trên (thượng nhân). Vào năm Thuận trị thứ 2 (1645) đời vua Thế tổ nhà Thanh, Cố Thủy Hãn, Thủ lãnh của Mông cổ hòa thạc đặc bộ cai trị Vệ và Tạng, suy tôn người đệ tử thứ tư của Tôn Khách Ba Là La Tang Khước Tiếp làm Ban thiền bác khắc đa (bác khắc đa là tiếng Mông cổ, là tiếng tôn xưng người anh tài xuất chúng) và mời trụ trì chùa Trát Thập Luân Bá, đồng thời, cắt bộ phận Hậu tạng sát nhập vào quản hạt của La tang, đó là Ban thiền đời thứ tư (ba đời trước đó do người Hậu tạng suy tôn).

Đến Ban thiền đời thứ 5, vua Thánh Tổ nhà Thanh phong hiệu là: Ngạch nhĩ đức ni (Ertini hoặc Erdeni), hàm ý là sáng sủa, sáng rỡ. Người Tây tạng bảo Ban thiền là hóa thân của Kim cương, hoặc là hóa thân của Phật A Di Đà. Đại đô của Ban thiền qua các đời đều đóng ở chùa Trát Thập Luân Bá (Tạng: Bkra-zis Ihum-po) thuộc Nhật khách tắc, Hậu tạng. Dưới đây là pháp danh và năm sinh năm mất của các đời Ban thiền: Đời thứ 1, Khải Châu (Tạng: Mkhas-rab-rje. 1385-1438), đời thứ 2, Tỏa Lãng Tiếp Ngang (Tạng:Bsodnams-phyogs-glan, 1439-1504) đời thứ 3, Ân Soái Ba (Tạng:Dben-sa-pa, 1505-1556), đời thứ 4, La Tang Khước Tiếp (Tạng:Blobzaí-chos-kyi rgyal-mtshan, 567-1662), đời thứ 5 La Tang Ích Tây (Tạng: Blo-bzaí ye-zes, 1663-1737), đời thứ 6 Ban Hưu Ích Hi (Tạng:Dpal-ldan ye-zes, 1738-1779), đời thứ 7 Đăng Tất Ni Ma (Tạng: Blo-bzaí bstan-pahi ĩi-ma 1781-1852), đời thứ 8 Đăng-tất-vương-tu (Tạng: Chos-kyigrags-pa bstan-pa#i lban-p#yug, 1854- 1882), đời thứ 9 La Tang Khước Kinh (Tạng: Blo-bzaí thub – bstan chos-kyi ĩi-ma, 1883-1935), đời thứ 10 Cung Bảo Từ Đan (Tạng: Blo-bzaí phrin-las lhum – grub 1938 -). Mối quan hệ giữa Ban-thiền và Đạt-lại chẳng phải hoàn toàn tốt đẹp, như Ban thiền đời thứ 9 là La tang khước kinh đã từng ở lâu tại nội địa Trung Quốc, mãi đến Đạt lại lạt ma đời thứ 13 là A Vượng La Bốc, truyền ra từ Đơn gia mục thác ngạc hao, đất Tây Tạng, La Tang Khước Kinh mới trở về Tây Tạng, nhưng đã qua đời trên đưòng về.

Năm 1944, Ban thiền đời thứ 10 là Cung bảo từ đan bị đưa đến Hậu tạng, chủ quyền thay đổi. Sau khi Tây tạng bị xâm chiếm, toàn quốc đã trở thành một trong các chính quyền địa phương của Cộng sản Trung Quốc, Đạt lại lạt ma đời thứ 14 lưu vong sang Ấn Độ, còn Ban thiền lạt ma thì giữ thái độ dung hòa với Cộng sản để tỏ bày cái lập trường vi diệu của sự phát triển Phật giáo Tây Tạng từ xưa đến nay. [X. Mông Tạng Phật giáo sử (Diệu chu); Thế giới Phật giáo thông sử thượng sách (Thánh nghiêm); Thánh vũ khí đệ ngũ quốc triều phủ tuy Tây tạng kí thượng; L.A.Waddell: Lhasa and its mysteries; W.W.Rockhill: The Dalai Lamas of Lhasa anh their relations with the Manchu Emperors of China].