bán thác ca

Phật Quang Đại Từ Điển

(半托迦) Phạm: Panthaka. Là một trong mười sáu vị La hán. Còn gọi là Bán tha ca, Bán nhạ ca, Bàn đà già, Ban đặc, Ban thỏ. Hoặc gọi là Ma ha ban thác ca, Ma ha ban đà. Dịch ý là Đạo sinh, Đại lộ biên sinh, Đại lộ. Là con một người Bà la môn ở thành Xá vệ thuộc trung Ấn độ, tức là anh của ngài Chu lợi bàn đặc. Sở trường các cái học thư toán, xướng tụng, tứ minh, lục tác, có trí tuệ lớn, năm trăm đồng tử đến theo học. Sau nghe đức Phật nói pháp mà xuất gia, không bao lâu, đã chứng quả A la hán. Em là Chu lợi bàn đặc thì lại ngu độn, tuy nhiên, sau cũng xuất gia chứng quả. Kinh tăng nhất a hàm quyển 3 (Đại 2, 558 thượng), nói: Nhờ sức thần túc, có thể tự ẩn mình: đó là tỉ khưu Bàn thỏ vậy. Xưa nay, người ta vẽ rất nhiều tượng của vị La hán này, trong đó, Quán hưu đời Đường vẽ ngài trải tọa cụ ngồi trên đá, áo pháp choàng cả hai vai, hai tay cầm quyển kinh đọc tụng. Trong Pháp trụ kí, Đại a la hán Nan đề mật đa la xếp ngài vào vị thứ 10 trong mười sáu La hán. Trong Thập lục La hán tán, Hoàng đế Càn long nhà Thanh, thì đặt ngài vào hàng Lahán thứ 13, gọi là Banạpthápkiết. [X. kinh Alahán cụ đức; Thiện kiến luật tìbàsa Q.16; Hữu bộ tìnạida Q.31; luận Phân biệt công đức Q.5].