bản sự

Phật Quang Đại Từ Điển

(本事) I. Bản sự. Phạm: iti vfttaka, ityuktaka;Pàli: itivuttaka. Phiên âm là Y đế viết đa già, Y đế mục đa già, Y đế việt đa già, Nhất mục đa ca, Nhất trúc đa. Là một trong chín bộ kinh, một trong mười hai bộ kinh. Có hai nghĩa: 1. Nếu là tiếng Phạmiti-vfttaka, thì là việc như thế, được dịch là Xuất nhân duyên, Bản sự kinh, Bản sự thuyết, tức trình bày tường thuật những sự tích nhân duyên của Phật và đệ tử Phật trong các kiếp quá khứ. 2. Nếu là tiếng Phạmity-uktaka, thì là nói như vầy, được dịch là Như thị ngữ kinh, Thử sự quá khứ như thị. Loại sau là chỉ các kinh bắt đầu bằng câu Phật như thị (tư) ngữ (Phật nói như vầy). Trong phần thứ tư của Tiểu bộ kinh thuộc ba tạng Pàli, thu tập tất cả một trăm mười hai kinh, tức là các kinh Như thị ngữ (Itivuttaka), tính chất cũng tương đương với kinh Như thị ngữ được nói trong luận Đại trí độ quyển 33. [X. luận Du già sư địa Q.8; luận Đại tì bà sa Q.126; Đại thừa nghĩa chương Q.1; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.1 phần đầu]. (xt. Như Thị Ngữ Kinh). II. Bản sự. Gồm bảy quyển. Là Bản sự kinh nói tắt. Do ngài Huyền trang dịch vào đầu năm Vĩnh huy (650) đời Đường. Thu vào Đại chính tạng tập 17. Có ba Pháp phẩm, Pháp phẩm 1 có sáu mươi kinh, Pháp phẩm 2 có năm mươi kinh, Pháp phẩm 3 có hai mươi tám kinh, cộng tất cả là một trăm ba mươi tám kinh. Các kinh Như thị ngữ hiện còn trong kinh điển Pàli, tính chất rất gần gũi với nội dung kinh này, các học giả hiện đại phần nhiều cho rằng, hai kinh này cùng xuất phát từ một nguồn, duy kinh Như thị ngữPàli, gồm bốn thiên, có một trăm mười hai kinh so với kinh Bản sự này, thì thiếu mất hai mươi sáu kinh. Lại Bản sự trong mười hai bộ kinh, về nguyên ngữ, có hai ý: 1. Là kinh điển thu tập các sự tích bản sinh của Phật hoặc đệ tử Phật ở các kiếp quá khứ. 2. Chỉ các kinh điển bắt đầu bằng câu Phật như thị ngôn thuyết (Phật nói như thế đó). Tuy nhiên, kinh Bản sự này, về nội dung, đều chỉ lấy Như thị ngữ làm sự khởi kết của mỗi kinh, về mặt kết cấu thì lấy sự tăng gia theo thứ tự pháp số làm nền tảng, chứ chưa bao hàm bất cứ sự tích bản sinh nào. Trong hệ thống kinh điển Hán dịch, trước nay đều cho kinh này thuộc kinh điển A hàm, các học giả hiện đại thậm chí còn thừa nhận kinh này được thành lập sớm nhất trong các kinh điển A hàm, hay ít ra cũng đã rất xưa. Lại đại sư Trí húc đời Minh cho rằng, cứ xem nội dung giáo pháp cho thấy thì kinh này phải thuộc kinh Tạp a hàm, nhưng đại đa số học giả hiện nay, căn cứ vào thể tài tăng gia pháp số trong kinh, mà chủ trương kinh này phải thuộc kinh Tăng nhất a hàm. Lại cứ theo Khai nguyên thích giáo lục quyển 18 chép, thì ngoài kinh này ra, còn có kinh bản sự một quyển, nhưng vì lời văn lặt vặt lộn xộn, ý nghĩa hời hợt lông bông (Đại 55, 678 trung), nên xưa nay đều cho là kinh giả. [X. Đại đường nội điển lục Q.5; Kim cổ dịch kinh đồ kỉ Q.4; Khai nguyên thích giáo lục Q.8; Trinh nguyên tân định thích giáo mục lục Q.28; Nam bắc lưỡng truyền đích bản sự kinh (Độ biên hải húc, Hồ nguyệt toàn tập thượng quyển)].