BẢN SƠN

Phật Quang Đại Từ Điển

I. Bản sơn.Còn gọi là Bản tự, Bản sát. Có hai nghĩa: 1. Chỉ chùa xưa nay thường ở. 2. Còn nói là Đương sơn, Đương tự, ý tức là bản sơn.

II. Bản sơn.Tiếng dùng của Phật giáo Nhật bản. Còn gọi là Bản tự, Tổ sơn. Gọi đạo tràng căn bản của các tông phái. Bản sơn, ý tức là chùa gốc, là đạo tràng chính truyền đăng phó pháp của một tông. Còn khu biệt là Tổng bản sơn, Đại bản sơn, Trung bản sơn, Biệt cách bản sơn, Hoài biệt cách bản sơn. Các chùa chiền lệ thuộc các loại trên đây thì gọi là Mạt sơn, Mạt tự. Các Mạt tự cũng có Tôn mạt, Ngạn mạt, Trực mạt khác nhau. Cũng là một bộ phận thuộc bản sơn, nhưng nếu cấu trúc chùa viện riêng thì gọi là Biệt viện.

Tên gọi Bản sơn bắt đầu từ thời đại Bình an (794 – 1192). Thời bấy giờ, tông Thiên thai lấy chùa Diên lịch trên núi Tỉ duệ làm trung tâm truyền pháp, tông Chân ngôn lấy chùa Kim cương phong trên núi Cao dã làm trung tâm, các tông này đều quản lãnh nhiều chùa chiền, vì thế mà có tên gọi bản (gốc), mạt (ngọn). Về sau, các tông phái khác cũng noi gương mà dùng danh xưng này. [X. Khảo tín lục Q.1; Nhật bản tôn giáo chế độ sử liệu loại tụ khảo].