bản sinh đồ

Phật Quang Đại Từ Điển

(本生圖) Tranh bản sinh. Dựa vào nội dung kinh Bản sinh mà thể hiện thành những bức tranh vẽ hoặc là những bức chạm nổi. Bản sinh đồ được sáng tác bắt đầu ở Ấn độ, rồi truyền lên phía bắc qua các nước vùng Trung á, Tây vực đến Trung quốc, Nhật bản, truyền xuống phía nam thì lưu hành tại các nước vùng Đông nam á. Di phẩm hiện còn đến nay rất nhiều, như trong bức bao lan ở Ba hách đặc tháp (Bharhut) tại Ấn độ, có các bức chạm trổ con hươu chín mầu, voi trắng sáu ngà, Thái tử Mộ phách, Thiểm tiên nhân, Đại thiên vương, Thương chủ, vua vượn, vua gà đồng v.v… gồm hơn hai mươi loại. Trên cửa tháp Sơn kì (Sanchi), có Thiểm tiên nhân, Thái tử Tu đại noa v.v… Trên bao lan tháp ở Á ma lạp oa để (Amaràvatì), có tượng Thi tì vương, Tu đại noa. Trong hang thứ 17 ở A chiên đa (Phạm:Ajantà), có voi trắng sáu ngà, gấu, hươu, Phổ minh vương, Thi tì vương, Tu đề la vương và nhạn; trong các hang khác thì có Nguyệt quang vương được chạm nổi, hoặc Phổ thí đạo sĩ được vẽ trên vách. Lại ở địa phương Ca ma nhĩ ca nhĩ tích (Jamàlgafhi) ở phía bắc Kiện đà la, trong các di vật đào thấy, có tượng của Thiểm tiên nhân và Thái tử Tu đại noa. Ngoài ra, tại Mật lan (Miran) thuộc Trung á, có đào được tranh Tu đại noa Thái tử , ở Cưu tư (Kizil) có các tranh Thi tì vương, Nguyệt quang vương, Tát đỏa vương tử, Nhẫn nhục tiên, Di hầu vương ; lại ở Hưu khâu khắc (Chorchuk), có đào được di phẩm Tát đỏa vương tử . Bản sinh đồ tại Trung quốc vào thời đại Bắc Ngụy, cũng thường thấy các đề tài nghệ thuật Phật giáo, như trong các hang động ở Đôn hoàng, phần nhiều đều có Thi tì vương, Tát đỏa na, Lộc vương, Tu đại noa v.v… được vẽ trên vách. Ở Vân cương, hang thứ 10, có bản sinh Nho đồng được chạm nổi, trong động Tân dương ở Long môn, có bản sinh Tát đỏa vương tử được chạm nổi. Từ đời Đường về sau, đề tài Bản sinh đã một Sự tích hươu ở tháp Bharhut (Ấn độ) độ lắng xuống. Đời Ngũ đại, trong tháp của Ngô việt vương tiền hoằng thục, có bản sinh của Tát đỏa na, Nguyệt quang vương, Từ lực vương được khắc nổi. Đời Tống, trên núi Bảo đính thuộc huyện Đại túc, Đại Phật loan vách đá 17, có chạm bản sinh đồ của Tu xà đề, Chuyển luân vương, Nhẫn nhục thái tử, Thiểm tử và Tát đỏa na. Ở chùa Pháp long, Nhật bản quanh đài tòa của khám Ngọc trùng, cũng có tranh Tuyết sơn đồng tử, Tát đỏa vương tử hiện còn. Cứ theo Pháp hiển truyện Sư tử quốc Vô úy sơn tự điều chép, thì Tích lan có khắc năm trăm bản sinh, hoặc là tượng Tu đại noa, hoặc Thiểm biến, Tượng vương, Lộc vương, các hình tượng đều đẹp đẽ trang nghiêm trông như sống. Lại trên mặt các bức vách dọc theo lối hành lang ở chùa Bà la phù đồ (Borobudur) trên đảo Trảo oa (Java), có còn các tượng chạm nổi của Thi tì vương, Phổ minh vương, Thái tử Tu đại noa v.v…