BẢN SINH CHÚ

Phật Quang Đại Từ Điển

Pàli: Jàtakaỉỉhakathà. Còn gọi là Bản sinh nghĩa thích (Pàli: Jàtakaỉỉha vaịịanà), Bản sinh thích (Pàli: Jàtaka vaịịanà). Không rõ tác giả. Bộ sách viết bằng tiếngPàli, nội dung là sự chú thích kinh Bản sinh (Pàli: Jàtaka) của Tiểu bộ trong tạng kinhPàli, toàn bộ sách được chia làm hai loại là Nhân duyên cố sự (Pàli: Nidàna kathà) và Chú thích bản văn.

Nhân duyên cố sự gọi chung là Bản sinh kinh Phật truyện, nói rõ sự tích nhân duyên tu hành và nửa kiếp trước của đức Thế tôn Thích ca, tất cả chia làm ba chương là Viễn nhân duyên (Pàli: Dùre nidàna, nhân duyên xa), Bất viễn nhân duyên (Pàli: Avidùre nidàna, nhân duyên không xa), và Cận nhân duyên (Pàli: Santike nidàna, nhân duyên gần): 1. Viễn nhân duyên ………, nghĩa là bốn A tăng kì mười muôn kiếp trước, tiền thân đức Thích tôn là Bà la môn Thiện tuệ (Pàli: Sumedha brahmaịa), theo đức Phật Nhiên đăng (Pàli: Dìpaôkara buddha) nhận kí biệt thành Phật trong vị lai, phát nguyện tu hành mười Ba la mật. Sau lại đối trước đức Phật Kiều trần như (Pàli: Koịđaĩĩâăa buddha), cho đến Phật Ca diếp (Pàli: Kassapa buddha), tất cả hai mươi ba đức Phật mà nhận sự kí biệt thành Phật, thành tựu đầy đủ tám thứ Bồ đề tư lương và mười hạnh Ba la mật, thụ sinh trên cõi trời Đâu suất v.v…

Đồng thời, có phụ thêm chủng tính của Phật và chú thích rõ các hành tàng (Pàli: Cariyà piỉaka) siêu quần bạt tụy của ngài. 2. Bất viễn nhân duyên……….., trước hết có Thế gian trang nghiêm thiên (Pàli: Lokbyùhà), dự báo đức Phật sẽ xuất hiện, lại nhân sự thỉnh cầu khẩn khoản của chư thiên, đức Thích tôn mới thác thai giáng sinh, cho đến xuất gia, thành đạo. 3. Cận nhân duyên , ghi việc sau khi đức Phật thành đạo bảy bảy (49) ngày, tự thụ pháp lạc, nhân việc Phạm thiên khuyến thỉnh mà quay bánh xe pháp lần đầu tiên, cho đến việc các đệ tử qui Phật, thiết lập tinh xá Kì viên v.v… đều có ghi chép tỉ mỉ rõ ràng. Trong văn hiến Pàli, các nhân duyên sự tích trên đây là truyện Phật có tổ chức nhất, so với truyện Phật bằng văn Phạm và Hán dịch, thì Phật truyện này ít tô vẽ hơn cả.

Toàn văn lấy văn trường hàng, (văn xuôi) làm chủ, có hai trăm chín mươi tám bài kệ tụng xen kẽ. Kế đến chú thích bản văn thì trong có năm trăm bốn mươi bảy thứ bản sinh, mỗi thứ bản sinh chia làm năm bộ phận để giải rõ, đó là sự tích hiện tại (Pàli: paccuppanna vatthu), sự tích quá khứ(Pàli: atìta vatthu), bản kệ, bản thích (Pàli: veyyàkaraịa), và liên lạc (Pàli: samodhàna). Trong đó, sự tích hiện tại thuộc phần tựa, trình bày bản sinh và nguyên lai của đức Thích tôn; sự tích quá khứ chép các nhân duyên tu hành ở quá khứ khi đức Thích tôn còn là Bồ tát, tức là sự tích tiền thân của ngài, đồng thời, có phụ thêm kệ kinh Bản sinh. Phần kệ thích thì giải rõ về nghĩa tiếng của bản kệ, phần liên lạc thì nối liền kiếp trước với hiện tại. Năm trăm bốn mươi bảy thứ bản tụng được giải thích, về thứ tự và nội dung, đều giống với kinh Bản sinh trong Tiểu bộ. Cứ theo Thánh điển sử (Pàli: Gandha vaôsa) chép, thì sách này là do ngài Phật âm (Pàli: Buddhaghosa) dịch từ thổ ngữ Tích lan được lưu truyền mà thành, nhưng thuyết này vẫn chưa được xác định.

Lại học giả Phật giáo người Anh là Đại vệ tư (Rhys Davids, 1843 – 1922), cho rằng sách này được hoàn thành vào thế kỉ thứ V, nhưng mất tên người biên tập. Trong các sự tích bản sinh tiếng Phạm, tiếngPàli và Hán dịch hiện còn đến nay, thì nội dung của bộ sách này bao la trác tuyệt nhất, có thể nói là sách tập đại thành của các sự tích bản sinh từ đời xưa đến nay. Nhưng trong các sự tích bản sinh mà sách này thu tập, thì chỉ có không quá một trăm sáu mươi thứ là giống với nội dung của văn Phạm và Hán dịch, kì dư thì duy sách này mới có. Ngoài ra, cũng có không ít bản sinh được thu trong văn Phạm và Hán dịch, nhưng chưa được thu chép vào sách này. Sách này đã có xuất bản nguyên văn (The Jàtaka together with its Commentary, 6 vols, London, 1877 – 1896; Bản sinh chú, 6 quyển, xuất bản vào các năm 1877 – 1896, Luân đôn), và bản dịch tiếng Anh (The Jàtaka, or Stories of the Buddha’s Former Births, 7 vols, Cambridge, 1895 – 1913, Bản sinh, hay sự tích các kiếp trước của đức Phật, 7 quyển, Đại học Cambridge xuất bản vào các năm 1895 – 1913), bản dịch tiếng Nhật (thu vào bản dịch Nhật của Nam truyền đại tạng kinh quyển thứ 28 đến 39) v.v… [X. H. J. Francis and E. J. Thomas; Jàtaka Tales, 1916; Rhys Davids: Buddhist Birth stories (Jàtaka Tales), 1880; Buddhist India; B. C. Law: A History ofPàliLiterature).