BẢN MẠT CHẾ ĐỘ

Phật Quang Đại Từ Điển

Chế độ Phật giáo Nhật bản. Vào đầu thời Đức xuyên (1603 – 1867), để khống chế các chùa chiền và tăng, ni Phật giáo trên toàn quốc, sự quan hệ giữa Bản, Mạt ở cuối thời Liêm thương chỉ theo pháp thống, nay sự quan hệ ấy được qui định bằng pháp lệnh thành quan hệ lệ thuộc. Hiến chương Bản, Mạt được ban bố, trong đó, qui định mối quan hệ lệ thuộc rất chặt chẽ giữa Bản sơn và các chùa chiền Mạt phái trực thuộc, đặt tất cả chùa chiền của Mạt phái dưới sự cai quản tuyệt đối của Bản sơn.

Mạc phủ (bọn quân phiệt) lợi dụng chế độ đó để, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, khống chế các tông Bản sơn, Mạt tự trên khắp nước; đến thời Minh trị Duy tân vẫn theo chế độ đó. Mãi đến sau hai trận thế giới đại chiến, phái Mạt tự mới giành được địa vị độc lập về mặt pháp luật.