BẢN HỮU

Phật Quang Đại Từ Điển

I. Bản hữu. Chỉ tính đức bản lai sẵn có. Đối lại với Tu thành, ., Tu sinh, . Cả hai sánh ngang nhau gọi là Bản hữu tu sinh. Tức bất luận là hữu tình phi tình, bản tính của chúng vẫn đầy đủ muôn đức, ở Thánh không thêm, ở phàm không bớt. Đối lại với bản hữu, nếu nhờ vào sự tu hành mới nảy sinh hoặc thành lập, thì gọi là Tu sinh, Tu thành. Pháp hoa huyền nghĩa quyển 7 phần dưới (Đại 33, 774 thượng), nói: Bốn đức sẵn có mà còn ẩn, gọi là Như lai tạng; bốn đức tu thành, đã hiển bày, gọi là Pháp thân.

Lại trong Duy thức học, những hạt giống tiên thiên tồn tại trong thức A lại da, gọi là bản hữu chủng tử (hạt giống vốn sẵn có), còn những hạt giống hậu thiên do các pháp hiện hành mới huân tập, thì gọi là tân huân chủng tử. Cả hai loại hợp lại thì phát sinh các pháp hiện hành và hết thảy hiện tượng. Ngoài ra, nếu đứng về phương diện khẳng định để hiển bày chân như, thì nói là bản lai hữu (xưa nay vốn có); nếu đứng về mặt phủ định mà nói hết thảy sự vật là giả tướng, không có thể thực tại, thì bảo là bản lai không (xưa nay vốn không).

II. Bản hữu. Là một trong Tứ hữu …… Từ sau khi sinh, đến trước khi chết, cái thân ở khoảng giữa, gọi là bản hữu. (xt. Tứ Hữu).