BẢN BI

Phật Quang Đại Từ Điển

Là một loại di vật của Phật giáo Nhật bản. Một loại tháp bà. Trên phiến đá nhỏ, dài, hình dẹt, bằng phẳng, khắc hai, ba đường ngang. Ở phía trên khắc núi, phía dưới khắc chủng tử của Phật Bồ tát, hoặc tượng Phật, danh hiệu Phật, đồng thời, ghi rõ năm, tháng, ngày, Pháp hiệu và mục đích tạo dựng… Niên đại lưu hành là vào thời kì Liêm thương và đến cuối thời kì Thất đinh tại Nhật bản, phổ biến ở các vùng Sơn hình và Đức đảo; ở Quan đông cũng có và, tất nhiên, Kì ngọc, Đông kinh. Tài liệu chủ yếu để chạm trổ là những phiến đá mầu lục được sản ở Trật phụ; tấm bia bản xưa nhất được biết hiện nay, đã được tạo dựng vào năm 1227, và tấm mới nhất dựng năm 1598.

Những bia bản thời kì đầu rất to lớn, mỗi tấm cao đến năm mét; bia thời gần đây thì cứ dần dần nhỏ đi, cho đến nhỏ nhất chưa được một mét. Mục đích tạo dựng thường là truy tiến, khổ hạnh, cúng dường Canh thân, cúng dường niệm Phật v.v… (xt. Canh Thân).