BÀI TỤNG BA MƯƠI MÔN VỀ QUÁN PHÁP GIỚI CỦA HOA NGHIÊM THẤT TỰ

SỐ 1885

QUYỂN THƯỢNG

   Hán dịch: Đại sư Quảng Trí.

Sư vốn là người kinh đô, mới nghe Đại Kinh Hoa Nghiêm đã thông suốt chỗ nhiệm mầu sâu kín, sau cùng trải qua các Tổ Thiền Tâm, đều sáng suốt tông chỉ. Vào niên hiệu Nguyên Phong năm thứ sáu đời vua Thần Tông, năm Giáp Tý, thôi tham cứu ẩn dật ở Tung Sơn.

Cư sĩ Thiếu Gian Vô Tận, nhờ ảnh hưởng đức thầy, vào năm Mậu Thìn niên hiệu Nguyên Hựu, các bậc hiền rước sư vào kinh đô, thỉnh giảng quán này, được hai hạng học trò giáo thiền, soạn Thông Huyền Ký ba quyển. Chia chẻ văn, phân tích nghĩa, phản ánh xưa lấn áp nay, nêu ra đề kinh bảy chữ và bài tụng nói về giềng mối ba mươi môn quán kinh, quán tiết yếu, phát ra sáng tỏ rõ đôi mắt của thiền môn. Thiên Giác, các bậc hiền đều mở quyển ra mà thường lắng nghe, phần lớn khác với giải thích kia, nên có ra sớ thiếp, gượng thỉnh xuất thế, trụ khai đối với đại sát của di môn khai phong. Lại, tâu vua đặc biệt ban cho Đại sư Quảng Trí danh hiệu tốt đẹp. Về sau trụ chùa Báo Bổn mà qua đời.

KINH ĐẠI PHƯƠNG QUÃNG PHẬT HOA NGHIÊM

BÀI KỆ NHIỄU THÁP

Đại: Từ trước đến nay không có so sánh. Đầy miệng nói lời bất cập, nghĩa là một chữ biển tánh Hoa Nghiêm gồm thâu hoàn toàn. Nghĩa pháp giới trời cũng từ đây mà ra. Vả lại, chữ này của đạo hướng về thuộc về chỗ nào, hướng đến lưu xuất cái gì? Nếu con người nói đắc, thì mực nước biển, ghi chép cũng không cùng tận, cũng chính là gốc của thức vô trụ. Dẫu hoặc chưa như thế cũng đâu khỏi ra biển để đếm cát.

Đại: là khen! Thể ở trên là đại, riêng tồn tại, khởi ở dưới dứt tướng, khắp bao trùm.

Pháp giới bao gồm, rừng rậm muôn tượng đều ở trong pháp giới đó.

Dứt đến đi, chẳng phải giữa, ngoài. Mười phương ba đời có thể tìm chỗ nào?

Là ba đời, sư là chúa tể của bốn loài sinh. Ba đời, tin quả hiền Thánh, chứng bẩm thừa là sự tìm tòi của chân sư. Thai, noãn, thấp, hóa ở mười phương, dựa vào bốn sinh này, chạy theo chúa tể giả dối. Hỏng hết, há hữu vô trải qua nhiều kiếp cò gì thành, hoại? Cõi cát mênh mông, chẳng thuộc về có, không, trải qua nhiều kiếp như cát bụi đến nay, không hề thành, hoại?

Tự ý là tăng, bút tơ tinh đẹp, dưới biên nào, tay đồ họa tơ lụa? Thế gian chẳng có giới hạn. Tay thanh đơn, đến đây đều vẽ chiếc lò không thành.

Ba tư bỏ qua dạ minh châu, chạy đến bên sông làm cạn nước con cua, vứt đi vị ngọt của cây đào, ở lâu trên núi để tìm kiếm lê chua. Ba tư nghĩa là người quý báu riêng. Như xem kinh Đại chẳng tỏ ngộ chữ Đại đầu tiên, hoàn toàn tìm tòi mực của số hạng, giống như vừa đánh mất viên ngọc ở dưới cổ con Li long, trái lại, đi tìm mắt cua, để đối xứng với hạt ngọc sáng, là thật đáng thương hại. Xin hỏi môn thường như thế nào là Đại? Dưới đây nói rằng:

Than ôi! Người đá cười lạnh nhạt, tiếng ít có của âm đại.

Phương: Tùy duyên tướng chân đức, chạm sát vào mắt đều sáng rỡ.

Phương: Hỡi ôi. Tướng chân thuần túy nói trên là Đại, khởi lên muôn ngàn sai biệt của y, chánh ở dưới.

Đại là mênh mang, chan hòa nhạt nhẽo như sự vĩ đại của hư không, tùy duyên mêng mông của tướng sóng.

Tai, mũi, lưỡi, sác, thanh, hương, sáu căn, sáu trần gồm mười hai xứ.

Hoặc béo phì, hoặc ốm o, hoặc ngắn, hoặc dài. Các tướng mập, ốm, ngắn, dài thường chẳng khác mà khác.

Trong ngoài rất sáng sủa. Xưa nay thường rực rỡ, mười phương ba đời muôn tượng đồng hiển bày.

Bốn Thánh, sáu phàm xếp phái, chánh báo nhiễm, tịnh, xếp bày chia phái.

Núi dao, cây kiếm, phân chia ánh sáng. Y báo khí thế giới, phân bày ánh sáng, hình tượng. Hai báo y, chánh thu giữ tất cả pháp.

Ba bức, gió sớm, đường dương liễu, một sào xuân sắc, tường hoa hạnh. Hội nhập được duy tâm, muôn tượng là không. Đầu đầu lộ ra hết, là tin tức chân chánh.

Xem, mở mắt, nhắm mắt, cảnh chân không có đứt quãng.

Quảng là diệu dụng phồn thịnh, ứng vật không có riêng. Trên khó suy nghĩ, dụng đại khởi dưới, thuận theo căn cơ có phép tắc.

Linh thiêng như vậy, mênh mông bát ngát. Cơ linh cảm đến, tùy loại rõ rệt, bát ngát mênh mông, lượng ấy không có bờ.

Tỏ ngộ nguồn tâm, triển khai tạng báu. Nguồn tâm là dòng chảy rót vô cùng. Kho báu là bao dung, chứa đựng mọi tốt đẹp, chủ thể ngộ, chủ thể khai là dụng trí khôn khéo. Tùy thuận cao, tùy thuận thấp, không có nghiêng lệch, không có bè đảng. Trí bình đẳng giữa đạo chúng sanh, thể dứt bặt sự yêu ghét.

Hải ấn phát ra ánh sáng huy hoàng. Hải ấn là tên một thứ định, cũng như biển lặng yên, trong vắt, muôn hình tượng đều hiện. Ánh sáng tâm, ánh sáng định, chúng sanh muôn vật đều nhìn thấy, như in, in vật, văn thể đều hiện. Phẩm Hiền Thủ của Đại kinh nói: Hoặc có cõi nước không có Phật, ở cõi nước đó thị hiện thành Chánh giác. Cho đến nói: Hình tướng chúng sinh đều khác nhau, hành nghiệp âm thanh cũng vô lượng. Tất cả như thế đều hiện bày.

Năng lực oai thần của tam-muội Hải ấn, khoa chép: Hải ấn tròn sáng, đối tượng nương tựa của dụng đại chánh báo.

Hạt bụi chứa đựng muôn tượng, Thiện Tài khen Dạ Thần Hỷ Mục rằng: Ở chỗ mà ta đều thấy các hạt bụi, trong mỗi hạt bụi đều thấy bụi cát của cõi nước.

Quán rằng: Như một hạt bụi, tướng chẳng lớn mà có công năng chứa đựng, thu giữ vô biên pháp giới, vì các pháp như cõi nước v.v… không rời pháp giới. Cho nên chúng đều biểu hiện trong một hạt bụi.

Thể của y báo là dụng không, tuy nhiên về nghĩa tương dung của y, chánh có sáu câu:

  1. Y nội hiện y, nghĩa là hạt bụi chứa đựng thế giới.
  2. Chánh nội hiện chánh, nghĩa là ở đầu sợi lông chứa đựng niệm niệm của chúng sinh, v.v…
  3. Chánh nội hiện y, nghĩa là hạt bụi, v.v… thế giới như đầu sợi lông.
  4. Y nội hiện chánh, nghĩa là hạt bụi chứa đựng Phật và chúng sinh.
  5. Y nội hiện chánh y: nghĩa là trong hạt bụi nhìn thấy Phật, Bồ-tát và thế giới, v.v…
  6. Chánh nội hiện y, chánh, nghĩa là cõi nước hiện trong lỗ chân lông và bốn Thánh, sáu phàm, v.v… Nhưng một hạt bụi, sợi lông có công năng chứa đựng khắp. Có đủ ba nghĩa:

a. Có năng lực.

b. Làm chủ.

c. Có nghĩa chẳng phải một, chẳng phải khác. Nghĩa là một hạt bụi, sợi lông, về lý chẳng phải một nên chẳng làm hư hoại tướng nhỏ của một hạt bụi, một sợi lông là chủ thể chứa đựng khắp, tức chẳng khác với lý, nên mới có thể chứa đựng khắp, pháp thế giới không có năng lực làm đối tượng chứa đựng khắp.

Thanh Lương nói: Tròn đến công phu trong khoảnh khắc, quán cảnh Phật trong hạt bụi, sợi lông, bỗng mây nổi lên ở núi phía Nam, trong giây lát mưa nghiêng về ngọn núi như bình phong phía Bắc.

Phẩm Hiền Thủ nói: Khi Long vương dạo chơi trên biển cả ứng hiện khắp các nơi được tự tại. Mây nổi dày đặc khắp bốn thiên hạ. Mỗi thứ sắc trang nghiêm của mây kia ở Diêm-phù-đề mưa nước thanh tịnh, vui vẻ sâu kín, thấm nhuần thường xuyên hợp với thời tiết, nuôi lớn mọi thứ hoa thuốc quả thuốc, thành thục tất cả mầm mạ, cho đến Long vương tự tại đều có thể làm ra mà thân không dao động, không có phân biệt. Ngài Thanh Lương nói: Dụng lớn Long vương không đồng với đức. Lại, vân môn có dạy rằng: Cổ Phật giao tiếp với cây cột lộ ra là căn cơ thứ mấy. Đại chúng không đáp, tự đáp thay rằng: Núi phía Nam nổi mây, mưa xuống núi phía Bắc. Vả lại, đạo là công dụng gì. Đại Sứ dưới đây nói: Trong ngõ Vương Bà chơi đùa với con khỉ, cây cột lộ ra, chê bai không có tài khéo léo. Sợi chỉ tơ trên đầu cây sào từ trò đùa của ông. Chẳng chạm với sóng trong, ý tự khác. Đây là dụng của vô dụng, dụng không có công phu liên hệ.

Hồng, đất sét, bò rống, mặt trăng, răng mát, răng lạnh.

Phật, là đấng giác mãn phần, đầy đủ mười thân.

Phật là diệu giác trên, quả đại khởi dưới, chân ứng khó phân.

Ánh sáng bao dung mặt trời tuệ, nghĩa là Phật nói pháp, trước phát ra ánh sáng từ thân, sau triển khai tuệ, soi rọi, phá tan bóng tối, vì dứt nghi nên tuệ như mặt trời.

Soi sáng lớp tối, hai mươi sáu căn bản chướng tây hoặc, tuệ Phật đều có công năng dứt trừ chúng, như phá tan lớp tối tăm.

Khai bí mật, bí chẳng phải đồ đựng không truyền thừa. Mật là thuận theo căn cơ có thọ, chỉ một mình Phật có khả năng chỉ bày.

Hoặc bàn bạc về kinh, tạng kinh Tu-Đa-la, thuận theo người ba thừa, khế cơ, hợp lý, giảng nói pháp.

Đôi khi nói luật, tạng luật Tỳ-ni, Tứ phần. Nghĩa là điều phục ba nghiệp, không được làm ác.

Không nói năng: Bồ-tát làm ra.

Ví như hoa Ưu đàm, lâu lắm mới nở một lần, Hán dịch là Hy hữu. Phật sắp ra đời, hoa này nở trước, tiêu biểu cho điềm lành ứng hiện.

Áo quan bạt đề, bảo cho biết hai mu bàn chân. Bạt-đề, Hán dịch là: Nê liên, hoặc nói Kim thủy, là tên sông. Nghĩa là bảo cho biết mình hưởng thọ bảy mươi chín tuổi, nói pháp bốn mươi chín năm, hóa độ người vô lượng. Sau cùng đến bờ sông Nê-Liên bên thành Câu-thi, dưới cây đôi Ta-la, nằm nghiêng bên phải, chồng hai bàn chân lên nhau, yên lặng mà qua đời. Người, trời, Thánh chúng đều vô cùng xúc động, bèn trải thảm lông trắng, thoa dầu thơm khắp mình Phật, thoa quấn xong, bên trong áo quan có ba lớp: vàng, bạc, sắt.

Các vị trời, thần đều dâng củi thơm chất như núi cao, sắp đến giờ trà-tỳ.

Bấy giờ, Đại Ca-diếp-ba đang ở trong hang đá lớn trên núi KỳXà-Quật, thấy các tướng lạ bèn nói với đại chúng rằng: Nay, Phật đã bỏ ta nhập vào đại Niết-bàn. Liền cùng năm trăm vị đệ tử đi bộ đến, vừa lễ dưới chân xong, Như Lai lộ hai bàn chân ra ngoài mà nói kệ:

Con cả trong pháp ta.

Tên là Đại Ca-diếp.

A-nan siêng tinh tấn.

Dứt được tất cả nghi.

Nói kệ xong rút chân vào, kim quan tự động cất lên cao bằng bảy cây đa-la, nhiễu quanh thành vài vòng, trở lại hóa lửa sáng tam-muội mà tự đốt. Được tám hộc bốn đấu xá-lợi, khắp quanh nhiều như cát bụi 650 đều xây tháo cúng dường. Đây là tướng nhập Niết bàn.

Núi Tuyết mầm cỏ lau xuyên qua gối. Lúc Phật làm Thái tử vào năm mười chín tuổi. Bấy giờ, người ở cõi trời Tịnh Cư quỳ trước bên lỗ hở cửa sổ mà thông báo rằng: Giờ xuất gia đã đến, chớ lưu luyến cung sâu.

Một hôm, nhân du ngoạn hoa quả ở bốn cổng thành, Thái tử chứng kiến cảnh ngộ sanh, già, bệnh, chết vô cùng chán ngán. Đến đêm mộng thấy các điềm lành. Bấy giờ, vừa đúng canh ba, vua trời Tịnh Cư thống lãnh tám bộ cao quý giữa hư không, bốn vị vua trời, mỗi vị đều nâng chân ngựa vây quanh bay ra khỏi thành.

Trước hết, Thái tử đến núi Đàn-đặc, cởi bỏ chiếc áo ngự châu báu, khoác vào mình tấm da nai, tự cắt bỏ búi tóc, bèn đến chỗ sư Alam-ca lam, tu định bất dụng xứ Phi tưởng. Trải qua ba năm, Thái tử nhận thấy chưa phải rốt ráo, nên bèn đến chỗ Uất-đầu-lam-phất, tu định Phi tưởng Phi phi tưởng. Lại, qua ba năm, biết không đúng cũng từ bỏ. Về sau Thái tử đến núi Tuyết, tạm tu khổ hạnh, gồm hàng phục ngoại ma, hóa hiện các thứ tướng điều phục chúng sinh, như để cho chim khách làm ổ trên đầu, treo lưới nhện chân mày để mầm cỏ lau mọc lớn lên giữa gối.

Lại, qua sáu năm: Ngày mồng tám tháng hai vào lúc gần sáng, khi sao mai vừa xuất hiện, Phật thị hiện thành Chánh giác, hiệu là Thiên Nhân Sư. Bấy giờ, ngài đúng ba mươi tuổi. Đây là tướng thành đạo.

Đại kinh quyển 59 nói: Quả diệu giác có mười tướng:

  1. Tướng ở trời.
  2. Thị hiện tướng ẩn mất.
  3. Tướng vào thai.
  4. Tướng trụ thai.
  5. Tướng sơ sinh.
  6. Tướng tại gia.
  7. Tướng xuất gia.
  8. Tướng thành đạo.
  9. Tướng xoay bánh xe pháp.
  10. Tướng nhập Niết bàn.

Tuy nhiên, các giáo đều nói tám tướng thành đạo, còn ở đây lại nói mười là có mục đích gì? Dưới đây nói:

Chủ yếu là chỗ gặp Lão hồ. Tây Vực Ký nói: Ở phía Đông núi Thông lãnh, có nước Hồ, cách năm xứ Ấn-độ hơn mấy muôn dặm, chẳng phải nơi Phật sinh. Ở cõi này phàm phu, ngoại đạo học tập nhau, gọi Phật là người Tây Hồ. Nhưng phẩm Như Lai danh hiệu trong kinh Hoa Nghiêm chép: Thế giới Ta-bà này có một trăm ức bốn thiên hạ. Như Lai ở thế giới kia đã có một trăm ức muôn các thứ danh hiệu, khiến các chúng sinh đều có thấy biết riêng mà nói pháp. Nay, Đại sư thuận với tục, gọi Phật là Lão Hồ. Có gì không thể một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy bỏ một, lấy bảy. Nói là nghĩ nhớ lời nói ngay thẳng, làm sao hội ý dứt được ngần ấy tình thức, nên Phật nói: Pháp này chẳng thể suy nghĩ, so lường mà hiểu được. Cho nên tăng hỏi Đổng Sơn: Thế nào là Phật? Sơn đáp: Ba cân gai. Tăng hỏi ngài Pháp Nhãn: thế nào là Phật? Nhãn nói: Ông là tuệ siêu việt, chỗ khác đáp về Phật, so sánh đều như đây. Phần nhiều đồng với lời nói tốt đẹp này của Đại sư, làm sao không thấy đạo? Táo ở Hoài châu, ngưu tất, thanh châu, rốt cuộc hơn tinh túy xuất xứ của người khác. Môn Di dưới đây nói:

Thâu thập: nhặt lông rùa, mất sừng thỏ.

Hoa: Muôn hạnh Phổ Hiền, đức như ban bố tốt đẹp.

Hoa: là khen chân ở trên, hạnh đại, khởi nhân sâu, quả khế hợp với ở dưới.

Muôn nhị, ngàn tinh hoa, ba ngàn oai nghi, tám muôn hạnh tinh tế.

Hương bay xa khắp trời, vô cùng vô tận. Đồng chân, hạnh mãn cõi Tam thiên, hương nguyện thật bay xa trăm muôn châu.

Ở địa vị Văn-thù hướng đến nhà Phổ Hiền. Hạnh nhân giải sinh dường như địa, có khả năng chứng quả cùng cực, như nhà.

Xưa Nhật ngũ hành thí đồ lao ghi Đức Thích-ca, theo kinh Bổn hạnh chép: Phật ở kiếp A-tăng-kỳ thứ hai, khi đang tu hành, bấy giờ có ngôi thành tên là Liên Hoa. Trong thành có vị vua tên Hàng Oán. Nước kia có vị đại Bồ-tát tên là Nhiên Đăng. Khi xuất gia thành Phật vua Hàng Oán với tâm thành kính, cung thỉnh cúng dường Nhiên Đăng. Vua sắc chỉ: Ngoài thành cách mười hai do-tuần, cấm cắt các thứ hoa, không cho dân chúng bán riêng. Nhà vua đều đích thân tự mua hoa cúng dường Như Lai. Tại núi Tuyết của nước kia, có một vị tiên Phạm chí tên là Trân Bửu, có một đệ tử tên là Vân Đồng, pháp hiệu Thiện Tuệ, là thượng thủ trong chúng kia, có pháp tiên đều đã học xong.

Đồng tử từ biệt thầy để đến hội Vô già, được năm trăm đồng tiền vàng, muốn đem về cho thầy. Khi đến thành Liên Hoa, thấy thành trang nghiêm tráng lệ, nhân hỏi người: Vì sao được như thế? Người ấy đáp: Nhà vua thỉnh Nhiên Đăng Như Lai lập hội cúng dường lớn. Nghe xong, đồng tử vui mừng vô cùng, liền bỏ tiền vàng, đến chỗ một thiếu nữ, mua 652được năm cành hoa Ưu-bát-la, dâng lên cúng dường Phật Nhiên Đăng.

Bấy giờ, Phật đi vào thành, liền rải trên đỉnh Phật, vì năng lực của nguyện nên biến thành chiếc lọng hoa, lúc nào cũng theo Phật. Phật dùng sức thần hóa thành một vũng bùn, đồng tử thấy vậy, lập tức trải tóc phủ lên. Lại nghĩ rằng: nguyện được Như Lai đi dẫm lên thân con. Nếu không được Phật thọ ký thì không bao giờ đứng dậy. Như Lai đã đến, dẫm lên tóc đồng tử màđi qua, ngài không cho các đồ chúng đi qua. Phật thọ ký cho đồng tử: đời sau ông sẽ thành Phật, hiệu là Thíchca Mâu-ni, đầy đủ mười hiệu, chẳng khác gì ta.

Nay Di môn tìm tòi, từ lúc mới phát tâm, đã khế hợp với bản giác, thành quả vị rốt ráo, nói lên công đức của mình viên mãn, chẳng từ người khác được, nên nói: Đồ lao ký.

Chỗ thấy của Linh Vân là ngăn chận khắp địa đặc biệt của huyền sa lỗ mãng.

Về lỗ mãng, nhẹ mỏng thì không dụng tâm. Trang Tử nói: Vua là chánh chăng? Chớ lỗ mãng. Cai trị dân chớ đổi dời, hủy diệt, phá hoại.

Xưa, Thiền sư Chí Lặc trụ núi Linh Vân, ở Phước Châu, từ lâu đã nương tựa với Thiền sư Đại Quy kinh Hữu. Một ngày nọ, nhân nhìn thấy hoa đào bỗng nhiên ngộ đạo, trình một bài kệ lên Quy Sơn: Ba mươi năm lại đây đã tìm kiếm khách, đã gặp biết bao lá rụng. Lại nẩy ra cành, tự mình sau khi thấy hoa đào, thẳng đến như hiện nay, không còn hoài nghi.

Quy Sơn đáp: Từ duyên ngộ nhập, không bao giờ có lùi mất. Ông khéo hộ trì. Bấy giờ, Huyền Sa nghe nêu, bèn nói: Đế xứng đối rất chắc thật, dám bảo đảm lão huynh vì chưa thấu suốt tồn tại, nên gọi là ngăn chận vòng quanh là nghĩa xoay vần chưa thừa nhận.

Hội nhập được chỉ thú gần của Nam Tuyền. Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện nhân ngồi với Đại phu Lục Đán, Đại phu nói: pháp sư Tăng Triệu cũng rất đặc biệt kỳ lạ, hiểu đạo, trời đất đồng căn với ta, muôn vật cùng một thể với ta. Nam Tuyền đưa tay chỉ một cây hoa ở trước sân nói: Đại phu! Người đương thời nhìn thấy cây hoa này dường như mộng.

Vương Lão bán dưa ngọt ở thôn Đông, mua bán trong hanh đối xứng, không cho người ngoài biết. Than ôi! Người đương thời đều là Vương lão của đạo, bán dưa, dùng hoa nhân hạnh, được quả Phật viên mãn. Có chỗ nói: Vương lão là Nam Tuyền, thường tự gọi là Vương lão sư, thiết tha chớ hội ý lầm, vì sao Nam Tuyền gọi là đại phu. Vịt trời ngâm cây liễu ở bờ đê, dùng tay chỉ đóa hoa ở trước sân, bướm trên ngọn cây vào mùa xuân, e rằng, con người không lãnh hội. Lại, xuất hiện Vương lão bán dưa, với lời nói bặt tình, nếu không sáng suốt thì Di môn sẽ mất.

Hợp: Phải lấy da môi, dứt bỏ so sánh.

Nghiêm: Quyền, thật đều cùng suốt qua, hai nghiêm nhân quả.

Nghiêm: Than ôi! Trên có thể trang nghiêm trí đại, khởi dưới lại chung cho y báo.

Nhân quả gồm nhau: Vận dụng nhân hoa muôn hạnh của Phổ Hiền. Nghiêm ngăn chận quả mãn của mười thân nào? Nên nói: gồm nhau.

Trí là móc sắt, hạnh là bức rèm. Hai trí quyền, thật dẫn dắt chúng sinh, thầm hợp với chân, như bức rèm được móc sắt cuốn lại. Có thì hai hạnh sự, lý khéo hợp với thiên chân, như cửa được bức rèm ngăn chận ngoại ma, nên ở đây chính là nói về nhân, chủ thể nghiêm, hạnh dưới giảng nói về đức quả của đối tượng nghiêm.

Hư không, mây nổi: Mây dụ cho trí như lý, không so sánh pháp thân.

Trên gấm thêm hoa. Hoa dụ cho trí như lượng, gấm so sánh với báo thân.

Một vầng ánh sáng trong đêm thu, ngàn phái rơi vào cung trăng lạnh. Mặt trăng dụ cho trí, đêm thu so sánh với pháp thân. Ngàn phái so sánh với báo thân, khéo ứng với mọi đồ đựng. Đây là hiện tự tha thọ dụng là lý lượng trí dung hợp cả hai.

Lầu các sạch nhơ nhiều lớp. Hai mươi lớp thế giới Hoa tạng nhiễm tịnh được chia ra từng khu vực, có một trăm muôn ức cõi nước Phật trang nghiêm, lầu các vô tận. Hai thứ lẫn chung cho y chỉ mỗi thứ dung nhau, nên nói: Nhiều lớp.

Ảnh tượng phàm, Thánh xen nhau. Bốn Thánh, sáu phàm như ảnh tượng các ngọn đèn giao xen nhau, bao dung cùng khắp đồng thời. Đây là giảng nói hai thứ chánh báo. Lý Trưởng giả nói: Thân cõi hai báo y, chánh liên hệ với nhau.

Hai câu trên giảng nói trí hỗn hợp dung thông vô ngại. Nếu người muốn hiểu rõ ý trong quả, người khổ nghĩa là đắng, vậy kẻ ngọt nghĩa là nếm vị ngọt. Người hội ý được thiệt căn biết vị ấy, huỳnh liên, cam thảo đều viên thông.

Biết: Môn chúng diệu hiển bày ở đây.

Kinh: Thể là tiếng, danh, câu, văn, nghĩa là nhiếp giữ pháp thường.

Kinh: Than ôi! Đại giáo Nhất thừa ở trên, khởi nhiệm mầu sâu kín viên biệt ở dưới.

Để tiếng thơm muôn xưa: Chánh pháp một ngàn năm, tượng pháp một ngàn năm, mạt pháp một muôn năm. Vì số pháp cuối cùng nên nói là muôn xưa. Tiếng giáo truyền mãi, như mùi hương bay đi thật xa.

Hoa được chỉ xâu, khỏi bị rời rạc, tan tác. Phật giáo Tây thiên gọi là sợi chỉ khâu, lấy xâu hoa làm chuỗi anh lạc, nghĩa không bị rơi mất. Ở Trung Hoa, sách Nho gọi là kinh, đường ngang, đường dọc đan dệt với nhau làm nghĩa, lý ấy rất giống với ở đây.

Phân tích trong hạt bụi ra. Năm mươi mốt bài kệ trong kinh Hoa Nghiêm nói: Như có quyển kinh lớn, đồng với cõi Tam thiên, ở trong một hạt bụi, tất cả hạt bụi đều như thế. Có một người thông minh, với mắt sạch đều nhìn thấy sáng suốt, phá vỡ hạt bụi ra, là quyển kinh lợi ích khắp chúng sinh. Trí Phật cũng giống như thế, khắp ở tâm chúng sinh, vì bị ràng buộc do vọng tưởng nên không giác ngộ, cũng không hay biết. Chư Phật đại từ bi bảo chúng sinh dứt trừ tư tưởng giả dối. Như vậy mới xuất hiện lợi ích các Bồ-tát. Ngài Thanh Lương nói: Chia chẻ quyển kinh trong hạt bụi, quả niệm niệm thành.

Nói tỉnh táo, ở dưới đây lại như năm Tỳ-kheo Kiều-trần-na lần đầu tiên nghe Phật nói pháp ở vườn Nai, tỏ ngộ nhân không Tứ đế, đều chứng quả A-la-hán. Ngài Khuê Phong nói: Tâm địa dưới một lời nói, khai thông vẻ sáng rõ của thiên nhiên, nghĩa trong một quả vị cốt yếu. Tự người khác nghe kinh, ngộ đạo, không thể nào dẫn chứng đầy đủ.

Bốn dòng sóng nhỏ, to đều dứt. Phẩm Thập Địa nói: Dục lưu, Hữu lưu, Vô minh lưu, và kiến lưu, nối nhau khởi tâm, trôi dạt nơi biển khổ, khó được ra khỏi. Nay, nghe viên âm ngộ tức khắc nguồn tâm, sâu lắng, yên tĩnh không thuận theo bốn dòng, là chấm dứt sóng sinh tử to, nhỏ.

Sáu nước được an lành. Nghĩa là khi mê, ở trong sáu căn, cảnh đều có một loại pháp tâm, tâm sở, nhận thức ở trong cảnh của mình, lấy bỏ không thôi dứt, như nước có giặc, không được yên tĩnh. Nay thì nhờ kinh chứng tánh, đạt vọng toàn chân. Căn cảnh không tình cờ nhận biết, ma sẽ tự tiêu diệt, giống như nước vì không có giặc nên được an bình.

Đây là trở về sáng sớm, ngắm xem chuyển vận hoàng hôn. Nhân ngón tay thấy mặt trăng, nào ngại gì đưa bổn với thời gian. Đầu ngón tay ngộ giáo suốt qua chân, đâu có trở ngại. Xuôi theo dòng, nhìn xem chuyển vận, như có vị tăng hỏi ngài Dược Sơn rằng: Hòa-thượng bình thường răn người không cho xem kinh, sao lại tự mình xem? Dược Sơn nói: Ta chủ yếu là ngăn chận con mắt là ý này.

Thôi, lại nhổ ngạch cửa, rút định ra. Hai chấp hai chướng ở trong chân lý. Nếu đinh, ngạch cửa ở trong gỗ thí khó dứt trừ. Nay đã nghe kinh, tỏ ngộ, chướng chấp đều tiêu tan, lại nói làm sao chuyển phàm thành Thánh? Đạo to lớn, rộng rãi không truyền lịnh thiên tử. Thời đại thanh bình thôi xướng bài ca thái bình.

Đêm qua, hư không bỗng có tiếng sét đánh thình lình, kim cương đổi dời sự lộn ngược, hướng về châu, làng. Đất sét, bò rống, ai là tri âm. Vậy thì viên âm đại kinh. Nếu sét đánh thình lình làm rung chuyển cả trời đất. Tiếng của không có tiếng, dường như đất sét, con người đổi dời lộn ngược căn nhà đẹp. Hạng này một bề xuyên tạc, ưa cười. Đạo lại như thế nào? Là một quyển kinh này.

Đại sư nói: ở trong câu bảo căn cơ được thương xót, chịu đựng chớ cười.

Ôi chao! Đề kinh bảy chữ, một tiếng hét rõ ràng.

Than ôi! Căn cơ hiện lượng trên đại, khởi ba căn dưới được lợi ích.

Kẻ hư ác, khô cằn vô tri, chẳng được đại kinh, nào khác gì gỗ mục.

Hình hài hôi hám, xương trong da. Không trở ngại được đạo. Ngài Vĩnh Gia nói: Than ôi! Một bộ lạc ngu muội không hiểu biết rõ ràng. Đại kinh nói: Ví như người mù bẩm sinh chẳng thấy ánh sáng mặt trời, cũng vì làm lợi ích, bài tụng về người căn cơ phẩm hạ.

Sáng sáng, tối tối, nửa sáng, nửa tối.

Hoảng hoảng, hốt hốt. Người căn cơ phẩm trung, chợt nghe Đại kinh nói, khi phát tâm đầu tiên, ấy là thu nhiếp năm vị mà thành Chánh giác. Tạm thời nghe chừng ấy sự huân tập không đủ phát ra ánh sáng, thập địa ba viên. Lời nói kinh hãi, người phàm nghe lý thoát ra ngoài thường tình. Hốt hoảng sợ hãi, hoài nghi, hoặc còn, hoặc quên mất, tánh không thể quyết định.

Quạ vàng trong hang mặt trời mọc sinh thỏ ngọc, đều lặn mất trong ao. Quạ vàng gấp vội, ngọc thố nhanh chóng không thể triển khai sự việc để nhận thấy Di môn, dù như thế nhưng nước Phù Tang có núi, gọi là hang mặt trời mọc, là lấy tướng mạo mặt trời mọc. Đều khắp nghĩa là khắp vòng dịch quái, trên đoài, dưới cấn.

Tượng rằng: Trên núi có ao đầm đều khắp. Nay, ý của Di môn lấy mặt trời lặn xuống chằm núi phía Tây. Lại, mặt trời mọc kết hai căn trên được lợi ích, khởi căn thượng, hạ, chứng ngay. Kinh nói: Ví như khi ánh sáng mặt trời xuất hiện, trước soi rọi núi chúa, kế là theo núi khác. Sau đó soi rọi vùng cao nguyên và mặt đất mà mặt trời chưa bắt đầu có phân biệt.

Mặt trăng lặn: so sánh căn phẩm trên tỏ ngộ lý, khó dùng sự truyền thọ, để giấu kín ánh sáng mặt trăng kia, nên dưới đây nói: Nghĩ đến con ngựa hèn nhất chậm chạp, tài năng kém hèn. Thôi nói tầm thường về con dê một sừng tài giỏi. Lại nghĩ nhớ nghĩa lời lẽ bất tận. Ngựa hèn nhát: Người khập khiểng chân, ngựa chậm chạp, dụ cho người trí phẩm thượng thông minh, mầu nhiệm của đại kinh. Lại, ngộ tông u huyền của tổ vực, ít gặp tri âm, nên chẳng thể truyền thọ. Vả lại, tục hỗn tạp giả vờ si mê, giả vờ chậm lụt, nói rằng sao lại như dê một sừng, giống với tài giỏi của con chim cốt.

Đến câu một ngọn bút này dưới đây, Thanh Lương nói: Người điều phục tư cách cao thì ít, đề xướng cùng cực lẽ ra ít, khó được người ấy.

Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm đả phá hang quỷ của núi vô minh. Một hoàn thuốc chữa trị lành mọi chứng bệnh, không cần nhiều phương thuốc. Nếu không được ngữ sau thì lời nói tầm thường trước khó viên, như vậy mà pháp như thế nhiêu ích khắp ba căn cơ, vì ý kia là ở đây, nên đều rộng khắp, lẽ ra truyền rằng: Nghe công đức của bảy chữ không đọa vào Tu la, nghĩ đến công huân khác của một bài kệ, sẽ thoát khỏi địa ngục.

Lại, nhớ nghĩ sao là bỏ? Cuối cùng hợp như thế nào? Di môn nói:

Chém: Dao bén chém đứt đều quên tượng, ngàn xưa khiến con người yêu thương tạo ra nhà. Sơn đã nói: Tiết kiệm.

Tu môn Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Pháp, giới quán có ba lớp.

Tóm lược nghĩa tinh túy của chương gốc, đâu dám giả dối, như nghĩa xuyên tạc rằng: Tu, nghĩa là huân tập chỉ quán, tạo ra đối tượng đến. Chỉ quán là pháp chủ thể nhập. Diệu tuyệt các duyên gọi là Chỉ, u linh sáng rõ riêng, gọi là Quán. Nhân gọi chỉ quán, quả gọi định tuệ. Chỉ là thể của quán, quán là dụng của chỉ. Do hai pháp này đều dung thông, soi rọi diệu cảnh vô tận. Huân tập chánh thức giảng nói về tu chỉ quán kia.

Tạo ra đối tượng đến, hướng về tu. Dùng hai pháp chỉ quán để huân tập tâm mình, thành ra diệu hạnh tạo nhập.

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm: Kinh đối tượng y chỉ bảy

chữ dưới là văn quán, chủ thể y chỉ.

Đại Phương Quảng là pháp đối tượng chứng. Phật, Hoa Nghiêm, là người, là chủ thể chứng.

Đại là thể, tâm thể của chư Phật, chúng sanh.

Phương quảng là Tướng dụng của thể.

Phật là người đã chứng quả.

Hoa Nghiêm là người còn ở địa vị tu nhân.

Hoa: Dụ cho muôn hạnh của Phổ Hiền.

Nghiêm là Đại Trí Văn-thù.

Đại trí là chủ vận dụng muôn hạnh, Nghiêm đại phương quảng mà thành quả Phật.

Pháp giới: Diệu cảnh của ba lớp đối tượng quán, bao gồm chung vạn hữu, gồm chỉ một chân. Lại, không có pháp riêng, chỉ nhất tâm mà thôi. Nghĩa là vì nhất tâm có giữ gìn phép tắc, gọi là Pháp. Vì có phần tánh nên lại lập tên giới. Chân tâm không biến đổi tự thể gọi là trì, tùy duyên thành đức gọi là phép tắc, thành sự khác nhau gọi là phần, thể không đồng nhất gọi là Tánh, nên biết pháp giới tức là dụng nghĩa của tâm.

Quán: là tuệ tịnh, chủ thể quán, tình dứt, kiến hết. Tình là tình thức, chung cho các tâm vọng; Kiến nghĩa là tìm tòi, mong cầu. Gọi chung các kiến, nghĩa là điên đảo tìm cầu trái với chánh lý. Nay, đều dứt bỏ, mới khế hợp với ba lớp diệu cảnh.

Môn: tức là giáo, chủ thể giải thích, đây là văn của tám, chín trang giấy, gồm nghĩa đối tượng giải thích, là môn mà trí quán đã đi qua, có ba lớp, dứt trừ sự pháp giới, tức là sự không lập riêng, nên trong tông pháp giới không có pháp riêng, mà lìa lý không có sự. Nếu quán một cách riêng, tức là vì cảnh của chấp tình nên nay dứt trừ.

Nếu dùng sáu tướng để giải thích đầu đề này thì chung, nghĩa là nêu thể không phân tích. Riệng, là phân tích chung thành riêng. Đồng là riêng riêng gồm chung. Dị, đều nói là công năng. Thành, lại giúp đỡ lẫn nhau. Hoại, đều trụ ở vị mình. Trên mỗi pháp có sáu tướng đều như thế. Lại, tu, quán xuyên chung một đề là ưu tiên của ngộ nhập. Đại, là đương thể được mang tên, thường, nghĩa là khắp.

Phương là y cứ pháp mà được tên, gìn giữ phép tắc là nghĩa.

Quảng, từ dụng được mang tên, là nghĩa bao gồm rộng khắp.

Phật, là y cứ con người được mang tên, là nghĩa giác chiếu.

Hoa, từ dụ được mang tên, nghĩa là quả hoặc nghiêm thân.

Nghiêm, công dụng được gọi, giúp trang nghiêm là nghĩa.

Quán, thu giữ cảnh từ tâm được gọi tên, quên tình, rõ pháp là nghĩa.

Môn, từ ra vào không có bít lấp mà được gọi tên, sinh ra diệu trí làm nghĩa. Có ba lớp.

Quán chân không thứ nhất, trong đó lược triển khai mười môn bốn câu.

Phân biệt vọng tình để biểu thị rõ dụng.

Quán thứ hai, lý sự vô ngại, trong đó có mười môn phân biệt sự lý dung thông để làm sáng tỏ dung.

Quán thứ ba, chứa đựng khắp trong đó có mười môn phân biệt, thu giữ sự sự để nói rõ về huyền.

Thứ nhất, là quán chân không: Có câu rằng: Đề mục phân biệt cái tốt vào đường. Nghĩa phân biệt chẳng phải lo nghĩ luống dối, nói là chân, phân biệt chẳng phải sắc tướng hình ngại gọi là không. Y cứ vào dụng nghĩa của thể nhất tâm để đặt tên.

Quán: Diệu trí như lý vô phân biệt. Tình vọng, liễu pháp, thu giữ cảnh từ tâm mà được tên. Dứt tướng lìa nghĩ nhớ cái không của bất không.

Đầu mối mầu nhiệm, yên lặng riêng tồn tại, thứ nhất hạnh môn này là hạnh lìa bỏ tướng. Vận dụng trí như lý, loại trừ tình của sắc thật, đoạn không, lìa bỏ kiến chấp chủ thể, đối tượng chứng. Khế hợp với chân không của thật tế, đủ đức mầu của chân thường, có đức hạnh khắp thứ lớp này, lược mở ra mười môn bốn câu. Đã như vậy duỗi tay nhập triền không khỏi khoa chia nhiều đoạn.

Quán hội sắc về không. Nấu chảy bình chậu, vòng xuyến là một vàng, biến đổi sữa, lạc, tô để làm một vị. Nghĩa, dung hội duyên sinh sắc huyễn trở về với chân không.

Quán, trí chủ thể quán, từ cảnh đối tượng quán mà được tên. Hoặc có thể không, đối tượng quy là thể. Quán là dụng trí, y cứ hai thứ nghiệp chủ trì để giải thích.

Dưới đây đều đồng với tâm này, người thông suốt sẽ hội nhập, có thể quy, kẻ ý bế tắc thì phải dứt trừ, vì tình vọng đã chấp lâu khó dứt trừ, nên lập ra bốn môn để phân biệt:

1. Phân biệt đoạn không: rất kỵ nhận thức sai lầm, nên cần phải ngăn ngừa, nhưng có lời nói thấp của Di môn. Ngữ vướng mắc không hợp này, cong vạy là sơ học, lại thay thế một chuyển ngữ, cũng không trở ngại.

Nghĩa nói phân biệt là chung cho chủ thể, đối tượng. Năm pháp

dưới đều đồng. Phân biệt bỏ chấp giả dối còn pháp chân thật. Đây là phân biệt người ngoại đạo, Tiểu thừa, bị mắc bệnh chấp không đoạn diệt.

Quán rằng: Một sắc huyễn bất tức đoạn không là đối tượng phân biệt, vì sắc huyễn tức chân không, nên là pháp chủ thể phân biệt, ở dưới đều đồng với đây.

Không có vật thể nào để đoạn, vì xưa nay vắng lặng. Đây là Di môn đã phân biệt đoạn không, không, ngữ không, ý nói rõ ngoài chân không, chẳng có đoạn diệt không, mà là do chấp giả dối thành vật thể vốn vắng lặng, đều là chân không, nên kinh Pháp Hoa nói: Các pháp xưa nay thường tự tướng vắng lặng. Bài Tụng nói: (Dưới đây đều hợp với có, y cứ ở đây để tóm tắt).

Chân không chẳng hoại hữu. Theo đường trở lại nhà, có gì không thể? Bài tụng này nói về diệt sắc, nói về bệnh chấp không.

Sớ rằng: Như đào giếng, bỏ đất ra ngoài không, cần phải diệt sắc.

Trung Luận nói: Trước có mà sau không là vì đoạn diệt. Nay, vì phân biệt này nên nói rằng: Chẳng hư hoại.

Triệu Luận nói rằng: Đâu chờ đợi cắt bỏ chúa tể để cầu thông?

Bạch Lạc Thiên nói: Không lìa vọng có mà được chân không.

Lìa sắc chẳng phải chân không, rất kị lời nói tầm thường mà chặt cây làm hai mảnh. Bỏ hữu chấp mắc không là sai lầm.

Bài tụng này nói: Bệnh lìa sắc nói không.

Sớ rằng: Không ở ngoài sắc, như tường vách, ở ngoài tường bất không là không, Vĩnh Gia nói: Bỏ hữu, mắc bệnh không cũng như thế, lại như tránh chìm mà gieo mình vào lửa.

Cảnh giác mộng Thanh văn. Mộng trên giường Niết bàn Nghe giáo bỗng nhiên tỉnh.

Bài tụng này ý nói: chấp mắc bệnh không đoạn diệt, nghĩa là những người này, ngoài tâm nhận lấy pháp, diệt sắc, giảng nói không, chấp uẩn, giới thật có tự thể, chấp giả dối các căn cảnh vị lai diệt, cho là Niết-bàn, ấy là nhàm chán khổ, ưa yên lặng, nguội thân bặt trí, mãi mãi đồng với thái hư, lấy yên lặng làm thú vui nên Thiền sư Đế Tâm, trong Kinh Tập Đại nói: Chân không bất hoại nghĩa huyễn hữu. Dùng sự răn nhắc hướng tới cảnh vắng lặng, Thanh văn hồi tâm hướng đại. Vì nếu không hồi tâm thì sẽ như tạo ra giấc mộng lớn của đêm dài, chẳng biết bao giờ mới thức tỉnh.

Sớ nói:

Nhị thừa đoạn diệt về với Niết bàn.

Khai thông tối tăm của ngoại đạo.

Lột bỏ màng vô minh.

Tránh khỏi tinh nhuệ sáng suốt cũ.

Kệ này nói: Đây là chứng bệnh bác không nhân, quả của phàm phu ngoại đạo. Vì tâm đi ở ngoài đạo nên nói ngoại đạo. Nghĩa là phàm phu kia chẳng biết ba cõi duy tâm, muôn hình do nghiệp, nhân quả chẳng đoạn, sinh tử nối tiếp nhau mãi, tự chấp rằng: Các pháp chẳng có nhân, tự nhiên có, nhóm họp mà có, tán mà là vô, thần diệt, hình lìa, căn không có quả báo đời sau.

Sớ rằng: Sự đoạn diệt của ngoại đạo trở về với hư không, hai loại người này đã nhờ ơn oai lực của pháp, hồi tâm quyết định chuyển vận theo dấu ấn.

Có sao đều nhiễu quanh phía Bắc.

Không có nước, chẳng hướng về đông.

Cuối cùng thủy triều thương hải đi.

Đến đầu mây tìm nên về núi.

Ý bài tụng này nói: Hội tụ sắc về không, như nhiễu quanh phía Bắc, triều dâng hướng Đông, chẳng có người không về.

Chuyển vận quán các pháp.

Đều đến trong một soi.

Liếc qua tâm tự tỉnh.

Chấp vọng đều về chân.

Đại ý bài tụng nói: Thanh văn, ngoại đạo quay đầu nhìn lại. Trước chấp đoạn không tận, đều quy chân không trong sự soi rọi của trí.

Triệu Luận nói: Chân đế không có sự sơ sót của thỏ, ngựa. Bátnhã không có sự xem xét không cùng cực.

2. Kén chọn sắc thật.

Chẳng biết dẫm phá ngó sen.

Một đêm con tôm đòi mạng.

Nghĩa chép: phàm phu chấp sắc có thật tự thể, vì tướng của mầu xanh, vàng chẳng phải là lý chân không.

Sớ rằng: Vì nghe kinh nói sắc, không mà chẳng biết tánh của sắc, không, ấy là chấp tướng sắc cho là chân không. Vì chấp sắc không quên nên phải phân biệt.

Quán, hai thật sắc không tức chân không. Thật sắc là đối tượng phân biệt, vì sắc huyễn tức chân không nên là chủ thể phân biệt pháp.

Vật thể vốn vắng lặng do chấp thành có. Cảnh y tha vắng lặng, do biến kế chấp mà trông dường như có. Người xưa nói: nhân chấp giả dối thành chấp, mê dây cho là rắn.

Trong gương lúc đầu không có ảnh, ảnh ảo hiện rõ trong gương sáng, nước nhân có mặt trăng mới biết là sạch, trời nhờ không có mây mới thấy cao.

Đại ý bài tụng nói: Trong chân không chẳng có sắc thật, sắc huyễn không có tự thể, để làm sáng tỏ chân không.

Trong không đâu có sắc, vì xưa nay chẳng có một vật nào thì đâu cần phải quét bụi.

Bài tụng này nói: Vì mầu xanh, vàng đều là không nên nói tức chân lý không. Nhưng không trong sớ có ba nghĩa để phá bỏ sắc, tức là nghĩa vô biên, nghĩa không có hư hoại, nghĩa không có lẫn lộn, biểu thị rõ trong hư không thế gian còn không có sắc pháp tồn tại, huống chi trong lý chân không mà có sắc thật, ở trong đó được tồn tại hay sao?

Có sắc vì bị mê mù.

Bởi một màng che ở mắt.

Rơi tán loạn hoa đốm hư không.

Bài tụng này nói: Vì tướng của xanh, vàng chẳng phải lý chân không, nên nói là chẳng tức không. Phân biệt với phàm phu chấp sắc thật có thể bao gồm trong không, gồm lựa chọn Bồ-tát mới phát tâm chấp tướng sắc, cho là bệnh chân không, chẳng phân biệt người Nhị thừa, vì họ chẳng có chấp này.

Rõ huyễn, huyễn chẳng phải huyễn.

Bánh bột gạo thành, người đều tin.

Cân dùi là sắt, ta không nghi.

Ý bài tụng này nói: Duyên sắc pháp nhóm họp mà thành, như hình ảnh do nhà ảo thuật chú thuật mà thành, vì trí biết rõ, ngay từ đầu đã không có tự thể tức là chân không. Kinh Viên Giác chép: Huyễn diệt vì diệt, nên chẳng phải huyễn không diệt, chẳng phải huyễn tức là chân không.

Sẽ sinh, sinh bất sanh. Trâu đá nuốt núi hoa Cô gái gỗ đẻ con.

Bài tụng này nói: Sắc huyễn nhờ vào duyên mà sinh. Duyên chẳng có tự tánh, sinh chẳng có tướng sanh, dù sinh bất sanh nhưng huyễn sanh, huyễn diệt. Pháp khác há như thế chăng? Có nghi ngờ nói: Huyễn mà chẳng huyễn, sinh mà bất sinh, thế nào là chỉ thú chẳng phải huyễn, bất sinh, nên dưới đây nói:

Chỉ thú Chung Nam giữa ngày đánh canh ba, Nửa đêm đầu ngày sáng.

Không nhận thức rất nhọc mệt.

Bài tụng này không phạm vô sinh, tông sâu xa, chỉ thú huyền vi, hội tinh đẹp chẳng phải huyễn. Mật, hiển của tâm vua đều dung thông. Bên cạnh môn di suốt qua sợi chỉ, thật có thể cho rằng lời nói kèm theo huyền vi mà không có quả vị rộng lớn, bàn bạc ở chót lưỡi mà không bàn bạc.

Chung Nam nói: Tên núi Nam Thọ ở Trường An. Tâm vua sinh ở đây. Nay, vì nêu khởi sự giải thích về người, nên nói là Chung Nam.

3. Phân biệt cả hai thật đoạn:

Sắc hoa lau hai bờ rất tươi.

Một trận gió vàng.

Bóng tối được xua tan.

Nghĩa: Trước kia dù đã lựa chọn, y cứ chấp nghiêng lệch mà dứt trừ. Nay, thì đều loại trừ để chứng tỏ đồng thời. Đây là vì sắc huyễn tức không, tức pháp.

Lựa chọn bỏ đi chấp tình của thật sắc, đoạn không đã xong.

Quán rằng: Hai sắc thật chẳng tức chân không. Sắc thật là đối tượng phân biệt, vì sắc huyễn tức chân không, nên chẳng tức đoạn không, đoạn không là đối tượng phân biệt.

Có, không chẳng chấp phải quấy, mùi hương dứt. Hai chấp đã trừ, thì đâu có chủ thể dứt trừ là phải, đối tượng dứt trừ là quấy, nên nói ngầm dứt.

Thôi chán nữ hắc ám.

Chớ thương Công đức thiên.

Một niệm không soi riêng.

Lo, mừng đều trừ hết.

Bài tụng này dụ cho làm sáng tỏ đều dứt trừ. Kinh Niết-bàn nói: Có một người nữ tên là Công Đức Thiên thường đi trước, xin người ngủ qua đêm. Có người hỏi: Cô có tài năng gì? Người nữ đáp: Vì chỗ tôi đã đến thì muôn dân hòa hợp đều vui mừng, người ta bèn cho cô ở lại. Nói ở chưa bao lâu, lại thấy một cô gái đứng ngoài cửa, người chủ nhà hỏi: Cô là ai? Đáp: “Tôi tên là Hắc Ám, cũng đến xin ngủ qua đêm”. Người chủ hỏi: “cô có tài gì?” Cô gái ấy đáp: Chỗ tôi đến, khiến cho mọi người lo buồn, cả nhà không vui.

Có người nói: Cô hãy đi đi, tôi không chứa cô đâu. Cô gái đáp:

Ông là người quá ngu si, vì em của tôi hiện đang ở trong nhà ông, ta làm sao không đến được? Vả lại từ vô thỉ đến nay chị em ta thường theo nhau, không hề chia lìa. Nói xong liền bước vào nhà.

Bấy giờ, chủ nhà thấy cô gái vào, quả nhiên cả nhà buồn thương khóc lóc, lo buồn khổ sở.

Ý kinh nói: Công Đức Thiên dụ cho ái của con người, cô gái đen đúa, tối tăm dụ cho nỗi sự chết của con người. Người có trí không xót thương, không chán ngán, đều tránh khỏi nỗi mừng, lo. Đây là nêu sự so sánh tinh đẹp của cách lựa chọn song song. Tam tổ nói: Chí đạo không khó, chỉ phải phân biệt, chỉ đừng yêu, ghét, là rỗng thông minh bạch. Kẻ vô tâm một cũng bỏ, người có trí cả hai đều buông bỏ, hai đầu đều mở tung ta, trung gian buông bỏ xuống.

Ý bài tụng này nói: Hợp pháp phân biệt song song. Người vô tâm tức là người Nhị thừa, nhập định nguội tâm và ngoại đạo đoạn diệt vướng mắc chứng bệnh không. Người có trí chấp thường, phàm phu và Bồ-tát mới phát tâm đầu tiên chấp mắc chứng bệnh hữu.

Đã là cả hai chấp đều từ bỏ, mới được duy tâm ba cõi. Nếu không như vậy thì hãy xem lấy chú thích của di môn ở dưới.

Gió đưa hòa quyện khói mưa.

Ao nở hoa sen.

Giọt mưa, ngàn núi xanh biếc.

Hoa chẳng có một chấm bụi.

Bài tụng này nói: Hoặc bụi đều phân phát đi hết, vật vật duy tâm, thuần túy là chân không, không còn có pháp nào khác. Pháp Đăng nói: Khiến ta nhớ Nam Tuyền, thực tế trước mắt đồng đạo mới biết.

Di môn nói rằng: không cần hỏi Nam Tuyền: Cắt đứt dây sắn bìm, tự khẳng định thân thiết. Nhưng hai việc nêu nhân duyên Nam Tuyền. Chữ hoa dẫn đủ trong tụng. Vả lại, như đạo di môn, chỉ là ý chỉ này, làm sao là đối xứng, là chỉ định lời nói của ngọn gió trên đưa hương sen trong ao, vì lại là ép ngặt lấy giá trị của tướng con người. Nếu chắc chắn sẽ được phát ra, ấy là thấy đúng như căn cơ tỏ ra trong câu mà đến. Mắt Thước-ca-la bặt mảy may bụi bặm. Dẫu hoặc chưa nói chỉ căn cơ này làm sáng tỏ toàn lý trong tụng hoàn toàn là lâu đậu.

4. Biểu thị rõ lý. Khi bụi nhơ đã sạch hết, thì ánh sáng mới hiện ra, tâm pháp mắt song song tánh tức chân.

Có nghĩa là, trước kia đã đoạn cảnh tình thật đều cùng tận, phát ra rõ ràng lý của một chân.

Quán rằng: Hễ là sắc pháp tất nhiên chẳng khác với chân không, vì các pháp tất nhiên không có tánh, nên sắc huyễn tức chân không, nên y tha chẳng có tánh tức viên thành.

Dầu đầu vật vật bóng sáng mặt trời đơn độc không có riêng, thân lộ ra một mình trong ánh sáng của muôn tượng, chỉ người tự khẳng định thì mới gần.

Linh tán trăng nhà nhà, Đêm qua mây nổi gió quét hết.

Một vầng trăng sáng đầy núi sông.

Ý bài tụng này nói: Mây dụ cho tướng y tha, là giả mà trước kia đã dứt trừ. Nay, làm sáng tỏ lý như mặt trăng, tức nhà nhà, người người với tâm địa sáng tỏ.

Tình dứt mọi nơi rực rỡ.

Tình quên, mở mắt chánh.

Chạm mắt thấy toàn chân. Bài tụng này nói: Tâm biến kế dứt, Chỗ chỗ, vật vật, nhất chân lộ ra riêng.

Dưới đây nói:

Đường dương liễu gió sớm, Tường hoa hạnh sắc xuân.

Nắng, mưa cầm kỳ thấm nhuần.

Xông tiếng gió thổi tre mát.

Chỉ thú đích xác duy tâm.

Vật lộ ra căn cơ chân.

Bài tụng này nói: Lý nhất chân, chỗ nào cũng sáng sủa, rực rỡ. Ngài Pháp Đăng nói: Ai tin Phật thiên chân, khởi bi bao nhiêu muôn thứ? Hoa rau đắng nở bờ xưa, cò trắng đứng trên cát nóng, giọt sương cỏ gấu trước sân thêm lớn. Mây thu nhặt khe trăng lạnh. Mỗi đầu đều thị hiện, chín chắn ưa thích xem.

Triệu Luận nói: Vật và ta đồng căn là chẳng phải một hơi lặng vi u ẩn, hầu như chẳng phải là đối tượng cùng tận của chúng sanh.

Chỗ không có y, không có dụng.

Ấy là vua các pháp.

Vương, quán kỹ pháp Pháp Vương,

Pháp pháp vương như thế.

Bài tụng này nói chẳng có y, nghĩa là phân biệt bỏ đoạn thật, cảnh của y tha. Vô dụng: Mất hai chấp dụng tình của biến kế. Pháp vương là chủ của đối tượng trở về của y, chánh. Nay, chánh kết luận nói rõ duyên sắc huyễn, hội quy lý chân không, chứng minh lý này là vua của pháp không. Nếu giảng nói không tức sắc, thì trong pháp quán, là vua độc tôn trong ba cõi, nên nói là Pháp Vương, kế đây sẽ giải thích.

Giảng nói quán không tức sắc, bí mật di chuyển một bước, đất gặp mùa xuân.

Nghĩa: Đây là giải thích chân không, chẳng khác với sắc huyễn, mỗi mỗi trái với trên để thành Trung đạo, không còn có nghĩa riêng. Nhưng giải tinh đẹp: Hồi ánh sáng chiếu lại không bảo thủ ngưng đọng luống dối. Người vác cái bàn vả: Chỉ thấy một bên, rơi hầm, sụp hố hào, cong vạy, là người vác bản, lặp lại bài kệ bốn câu.

Phân biệt đoạn không, từ trước đến nay dù xem xét phá bỏ nghi, nhưng e rằng vẫn chưa tiêu trừ.

Nghĩa: Môn trước y cứ vào cảnh, ở đây y cứ vào tâm để phân biệt. Tuy nhiên, về thế văn lại trái ngược nhau, trở thành nghĩa của hai môn sau.

Quán rằng: Một đoạn không chẳng tức là sắc huyễn, đoạn không là đối tượng phân biệt, vì chân không tức sắc huyễn, là pháp, chủ thể phân biệt.

Cảnh không, tâm lặng nói không rõ ngay.

Sắc về không đã nghe dạy.

Không tức sắc mà mong nghe.

Hỏi vặn sắc không, không sắc.

Hội sắc về không cũng dễ.

Nói rõ không tức sắc rất khó.

Bài tụng này nói về sắc, không. Môn trước dùng ba nghĩa để phá bỏ sắc, dường như dễ lãnh hội, hiểu biết, môn này nói tức không là sắc, thật khó có thể so sánh. Cũng không dễ lãnh hội, hiểu rõ, nên nói: nói rõ không tức sắc rất khó.

Suy nghĩ, so lường chín chắn xem. Sự không nhàm chán tinh tế, Lại có thể suy nghĩ.

Ý bài tụng này nhằm khuyên răn người hội sắc về không, không để cho chấp lấy không mà bám trụ, vì trụ thì sẽ trở thành chứng bệnh đoạn không, chẳng khác với ngoại đạo, nên nói: Chín chắn xét.

Ngoại đạo chấp Minh đế, chớ đem dương liễu của bờ đê để gọi tạo ra cây thông của dãy núi xưa.

Bài tụng này, Kinh Lăng-Già nói: Này Đại Tuệ! Hoặc có ngoại đạo có hiểu biết hai mươi lăm chân thật, tạo nên ý tưởng Niết-bàn, nghĩa là trong giáo của họ lập hai mươi lăm thứ đế lý. Trước hết, một đế hiệu là minh tánh đế, chấp cho là thường, đều có hai mươi lăm gọi thần ngã, cũng chấp là thường. Ngã suy nghĩ tánh mờ mịt của cảnh vượt hơn biến đổi, tức hai mươi ba đế là thọ dụng của ngã. Ngã đã thọ dụng là bị cảnh ràng buộc chẳng được giải thoát. Nếu ngã không suy nghĩ minh đế không thay đổi. Đã không có ràng buộc ngã tức giải thoát gọi là Niết-bàn. Lại, kinh Lăng-Nghiêm nói: Phân biệt đều chẳng có phi sắc, phi không, mê muội như Câu-xá-ly v.v… là Minh đế.

Thanh văn hướng về Niết-bàn, chỉ thấy đầu dùi bén nhọn, chẳng thấy cái đục đầu vuông.

Bài tụng này nói Niết-bàn, Hán dịch là diệt độ, vô vi, viên tịch, vì người Nhị thừa nhàm chán chịu khổ sinh tử, ưa thích thú vui vắng lặng của Niết-bàn, từ bỏ hữu dư hướng tới vô dư, mê muội bản giác mà trở thành chứng bệnh không. Mái tranh vắng lặng vì tình sâu kín, nên thành bệnh không trở về.

Chỉ biết mây giăng giăng.

Chẳng biết nước mênh mông.

Thong thả sáu vác bàn.

Chỉ thấy một bên.

Giăng giăng trong tụng này: dáng mây biến đổi mênh mang, trạng thái trôi đi mãi của dòng nước lớn. Nghĩa là Tiểu thừa, ngoại đạo cho rằng tiểu là đại, lấy vọng làm chân, chỉ biết chân kia là một.

Trăng rụng, bờ cỏ gồm cỏ gia.

Người nào cầm cần câu.

Thân nhàn tản đến bờ cỏ lau.

Tâm tĩnh ưa khói sóng.

Câu trên của bài tụng này, y cứ vào cảnh để nói về không, câu dưới y cứ vào con người, tức sắc, như người cầm cần câu, tâm tâm chỉ nhắm ở đầu cần câu, đâu có rơi vào hữu của không.

Triệu Luận chép: các nhà thông hiểu đệ nhất nghĩa đế đều nói: Mở rộng vắng lặng, không có bậc Thánh, cho đến nếu không có bậc Thánh thì người biết không có là ai? Ai cùng đi với đạo để nói không tức sắc.

Khéo hiểu, giấu kín phô bày, rõ ràng ở đây.

Phân biệt sắc thật.

Đã bỏ sẹo nhỏ trên mũi.

Lại phân phát tâm.

Đầu tiên là chấp giả dối.

Nghĩa: Tức là phàm phu kia chấp giả dối sắc pháp là thật có tự

thể, vì tình chấp khó quên, nên lại phải phân biệt.

Quán chép: Hai chân không chẳng tức thật sắc, thật sắc là đối tượng phân biệt, vì chân không tức sắc huyễn, là pháp phân biệt.

Không đã tức sắc.

Thì đâu có sắc.

Chân đã thành lớn.

Lớn thật đâu lập.

Nước đông kết thành băng.

Tâm mê cảnh giới buộc.

Pháp, dụ đều rõ.

Hai vọng rõ ràng.

Ý bài tụng này nói băng nhờ gió bấc duyên thành, tâm nhân cảnh vọng mà mê chấp, cả hai đều chẳng có tự thể, là đối tượng phân biệt.

Nước tan vốn nước đầu.

Tâm ngộ vốn vô sinh.

Pháp, dụ đều nêu.

Tâm, cảnh toàn chân.

Ý bài tụng này nói: Băng vọng tan thì nước trong hiện, chân tâm ngộ mà vốn vô sanh.

Quặng nhơ vẫn cần luyện.

Báu lớn chôn trong bụi.

Phải tìm cách rửa sạch.

Bài tụng này nói: Trừ dứt tình của sắc thật, tất nhiên nếu năng lực trí quán muốn loại bỏ đá xanh trong quặng, cần phải nhiều lớp tôi luyện qua mới được.

Vàng ròng đâu cần nấu.

Hễ thành thể vàng ròng.

Không còn thành quặng lại.

Ý bài tụng này: Dụ cho bậc Thánh khi tỏ ngộ chân không, rồi thì sẽ không còn đồng với phàm phu thấy sắc vọng nữa. Nhưng như thế ta có thử nghiệm vàng đá. Phải thử nghiệm qua. Nếu thấy sắc hoàn toàn thì sẽ không lập môn khác. Trong môn lý sự chủ yếu là trở thành công dụng của đồ đựng, thường bỏ vào lửa, đâu có trở ngại gì.

Một vầng trăng đêm thu.

Chỗ nào không rõ ràng.

Vầng trăng tròn đêm này.

Sáng chỗ nào chẳng có?

Bài tụng này nói: Tình vọng sắc thật, mây hết, trăng tròn sáng,

trăng tâm hoàn toàn rực rỡ, chỗ chỗ rõ ràng, trong sáng lộ ra một mình.

Phân biệt cả thật đoạn.

Tâm cảnh đã dứt hết.

Thật đoạn một đều thôi.

Nghĩa: Trước kia dù đã lựa chọn riêng tình của biến kế. Nay, vì nói lên đồng thời, nên nói là phân biệt cả. Đây là vì chân không tức pháp, phân biệt bỏ chấp tình của đoạn không, sắc thật đã xong.

Quán chép: ba đoạn không, không bất tức sắc huyễn, đoạn không là đối tượng phân biệt, vì chân không tức sắc huyễn, chân không chẳng tức sắc thật, sắc thật là đối tượng phân biệt.

Kia, đây thảy đều mất.

Vắng lặng sâu dày.

Hai bệnh đã lành, một thể khinh an.

Nói có đâu từng có.

Phải biết sóng khói xa.

Có riêng khéo suy lường.

Ý bài tụng này nói: Tông Pháp tướng, Phật nói: Tất cả pháp vô ngã. Tất cả pháp lược có năm thứ:

Phân tích kỹ thì có một trăm danh số, mỗi mỗi đều có pháp bám ở sau đối với thức A-lại-da, tự có thân sanh, gọi là hạt giống, còn như thức A-lại-da cũng từ hạt giống sanh, phần nhiều bàn về pháp tướng, ít bàn về pháp tánh. Pháp tánh, đối tượng bàn bạc cũng là số của Pháp tướng, như sáu vô vi cho đến thành Phật, đều từ tu nhân đoạn chướng. Trải qua ba tăng-kỳ chuyển thức thành trí, trí là chủ thể chứng, chân lý hai không là đối tượng chứng. Từ đây, người học phần nhiều chấp tất cả pháp có thật, tự thể thành chấp bệnh thường rất nhiều. Phật nói tướng giáo khởi đầu là bệnh chấp không, bệnh chấp không đã trừ, thì hữu cũng chẳng chân. Vì ý biểu dương sáng tỏ Trung đạo nên nói rằng: Đâu hề có. Nói không có chưa từng ấy là vô, nhãn quan ở Đông nam ý ở Tây bắc.

Đại ý bài tụng này nhằm phá bỏ tướng tông. Vả lại, như hơn tám mươi khoa danh số kinh Đại Bát-nhã đều là dứt bỏ chấp tướng buông lung, ngăn chận cảnh, nói về không. Nói ba tánh, ba vô tánh. Đến với đức của Phật, nói chân như đại không. Kinh Kim cương nói: Tất cả những gì có tướng đều là luống dối. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức thấy Như Lai. Lại nói: Lìa tất cả các tướng tức gọi chư Phật. Lại, trong văn, đối tượng lìa trong Bát-nhã tâm Kinh nói: Không có thế gian tức là năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới và ba khoa xuất thế, nghĩa là bốn đế, mười hai nhân duyên, chủ thể chứng, đối tượng chứng, cũng không thật có.

Từ đây mà người học thường chấp tất cả pháp là không, trở thành người bệnh đoạn diệt rất nhiều. Phật dù nói pháp không, nghĩa là dứt trừ chấp của chấp có. Chấp có đã dứt, thì thuốc chữa chấp không cũng bỏ. Vì ý nêu bày sáng tỏ Trung đạo, nên nói rằng chưa, ấy là không có. Quốc sư Hiền Thủ phán quyết hai thứ giáo pháp trên, chưa tận cùng thuyết chí cực của Đại thừa là Thỉ giáo của Đại thừa.

Có, không đều chẳng chấp.

Hai bên thuần chớ lập.

Trung đạo chẳng cần an.

Ý bài tụng này nói: Tông pháp tánh tức là kinh chung, đốn mà Phật đã nói. Kinh Viên Giác chép: Có, không có đều dứt trừ, đây tức là tịnh giác tùy thuận. Lại trong hội Pháp Hoa, Niết bàn, Phật quở tiểu, khen đại, bỏ quyền về thật. Ba thừa đồng hội nhập một Phật thừa. Năm tánh đều trở về một Phật tánh, mới cùng tận thuyết chí cực chung, thật của Đại thừa. Tuy nhiên, từ trước đến nay thuận theo căn cơ lập ra giáo, để phá bỏ chấp đoạn, thường.

Nay, thì hai chấp đã dứt, Trung đạo đều dung thông, hiểu chân không là không của bất không, đạt diệu hữu là hữu của Không hữu, nên chủ thể có không, chẳng chấp diệu giải đều thông, đã thành công phu vô công phu, quyết định công phu chẳng luống bỏ. Thưởng cho hạt ngọc trong búi tóc của chính ông, dưới sự trọng thưởng tất nhiên có người mạnh mẽ.

Ý bài tụng này nói: Pháp Hoa chép: Ví như sức mạnh của vua Chuyển luân, chiến binh có công trận sẽ được ban thưởng cho vật, chỉ hạt ngọc trong búi tóc vua thì không cho. Nếu có người mạnh mẽ, khỏe khoắn làm được việc khó.

Vua xổ búi tóc, lấy hạt ngọc ban cho, là nêu sự so sánh xinh đẹp này, để giảng nói sự khế hợp với chỉ thú sâu kín của Trung đạo.

Hiền Thủ phán quyết là chung giáo mới cùng tận thuyết chí cực của Đại thừa.

Che chở nghèo và bệnh.

Dắt đến độc với cô.

Là sương, mưa trong biển phiền não.

Kéo mây, sấm sét trên núi vô minh.

Ý bài tụng này nói: Không có pháp tài, gọi là nghèo, có chướng hoặc, gọi là bệnh, bệnh của phàm phu, ngoại đạo chỉ lợi mình, nói là thiếu người hướng dẫn sáng suốt, nói là cô đơn, bệnh Tiểu thừa. Cho nên bậc chí Thánh khế hợp với lý mầu trung đạo, không hữu đồng quán, vận dụng tâm bi trí, lập ra giáo quyền thật từ che chở nghèo bệnh trí cứu vớt cô độc, như được hạt ngọc trong búi tóc của Luân vương, khắp giúp cho tất cả.

Xoay lại về đến đi.

Thỉ giác bỏ công phu.

Đương thời chẳng sợ xuyên đường mây.

Có lỗi buồn rầu nghĩ giết người.

Ý bài tụng này nói: bậc Chí Thánh xuất thế là một việc nhân duyên lớn xuất hiện ở đời, vì duyên thành thục chúng sanh mà đến. Chúng sanh duyên hết mà đi, chẳng phải chỉ như nay, trải qua nhiều kiếp đến nay,vì dòng phái đoạn thường, khó có thể hóa độ. Lập ra các thứ phương tiện dẫn dắt chúng sinh, sao cho lìa các khổ, làm xong công việc. Về sau, nhập Niết-bàn, lợi sanh của thỉ giác, bỏ dở công phu của họ. Hoặc có thể phần nhiều là đến với người hiền thấu suốt hai tông tánh, tướng, đạt được nhất thừa viên đốn, mầu nhiệm, nhận thấy nhiều môn phương tiện quyền thật, kính khen bậc tiên Thánh rằng xả bỏ nhiều ít công phu hay chăng?

Hiểu rõ công phu không đến, không vuông tròn. Lời nói chẳng thông suốt, chẳng phải quyến thuộc.

Nghĩa: Môn trước y cứ vào cảnh tướng, cảnh không có thật, vì trở về với chân không, nên nói rằng làm sáng tỏ lý. Môn này y cứ vào tâm, tâm chẳng phải đoạn diệt, vì chẳng khác với sắc huyễn, nên nói rằng hiểu rõ.

Quán rằng: Vì bốn chân không tức là sắc huyễn, nên hễ là chân không tất nhiên chẳng khác với sắc, vì chẳng phải đoạn diệt.

Pages: 1 2