BÀI TỤNG BA MƯƠI MÔN VỀ QUÁN PHÁP GIỚI CỦA HOA NGHIÊM THẤT TỰ

SỐ 1885

QUYỂN HẠ

      Hán dịch: Đại sư Quảng Trí.

Không tức tất cả

Đều chớ dính mắc,

Dính đầu, đầu sừng sanh.

Rơi vào niệm thứ hai.

Nay không lay dính mắc.

Diệu giải sinh trước.

Ai không có tác dụng.

Đó là người chết rồi.

THỨ NHẤT: Cũng như trừng mắt trong quan quách.

Bài tụng này nói: Đất tự do hoạt động sống trên phần mỗi người, đều có tác dụng, nói lên sự hiểu rõ.

Tác dụng lại do ai.

Xem việc bận rộn của người.

Lại, đạo dựa vào sức ai?

Ý bài tụng này nói: Mỗi người đều dựa vào năng lực của ân, chỉ trước kia làm sáng tỏ lý. Nay, tìm tòi giải không rời lý.

Đương xứ, hòa căn cứu vớt.

Di chuyển hoa, gồm bướm đến.

Mua đá được nhiều lợi ích.

Ý bài tụng này nói: ngay nơi lý mà sanh hiểu, lý là gốc của giải.

Nay, vì nói lên tức lý nên nói: hòa căn cứu vớt.

Kênh ngòi, do chưa biết.

Quân tử nếu giống ta.

Tất cả pháp không khác.

Ý bài tụng này nói: Kênh, ngòi là ngươi, nông là ta, thời ngữ của phương Nam. Nay, thở dài, lý trí không rời nhau. Mọi người đều chẳng biết. Trước mắt không tức sắc, khắp các cõi mây bay.

Hư không mây giăng giăng.

Đồng trống, cỏ mơn mởn.

Hoa hoang dã nở, dường như gấm.

Nước khe suối sâu xanh như lam.

Ý bài tụng này nói: Chân không tức sắc huyễn, mà vật vật trong sáng. Pháp Đăng nói: xưa nay lẽ ra chẳng có rơi rụng. Rõ ràng ở trước mắt. Áng mây sanh hang chiều, hạc cô đơn đáp trời xa, chính là nghĩa này.

Sớm thắp đèn là lửa.

Cơm chín đã nhiều giờ.

Sớm biết việc ngày nay.

Không cẩn thận từ đầu.

Ý bài tụng này nói: Trước kia hội sắc về không, là phân biệt tâm đoạn thật. Chỉ nói làm rõ lý, không nói làm rõ giải. Nay, ở đây chánh là phân biệt tình chấp biến kế, phân biệt cảnh y tha là không. Tỏ ngộ giải này tâm không lìa lý trước kia, phần lớn giống nhau, chẳng biết ngọn đèn lúc đầu là lửa. Không nhẫn, bụng đói.

Quán không, sắc vô ngại.

Biển cả từ cá nhảy.

Hư không mặc chim bay.

Nghĩa: Không là chân không, chẳng ngại sắc huyễn, sắc là sắc huyễn, chẳng trở ngại chân không, nên nói vô ngại. Đây là y cứ vào trí, chủ thể quán, soi chiếu cả có, không. Y cứ dùng cả chân, tục, cảnh đối tượng quán, chẳng hai mà hai, để biểu thị rõ sắc, không. Hai mà chẳng hai, giảng nói sắc, không kia chẳng có trở ngại, dùng đây làm môn, sinh ra trí quán, thành lập hướng tới giải của hạnh.

Mọc hướng đông, lặn tây.

Đầu tiên chẳng hai pháp.

Dụng vĩ đại phồn thịnh.

Khởi tức hoàn toàn chân.

Phẩm Hiền Thủ nói: Hoặc nhập định ở phương Đông mà xuất định ở phương Tây, cho đến nhập, xuất như thế khắp mười phương, đây gọi là năng lực tam-muội của Bồ-tát.

Ngài Thanh Lương nói: Môn tam-muội không có bến bờ, là dụng vắng lặng của Bồ-tát, tự tại đối với nghiệp dụng khí thế giới. Đã nói tam-muội, đâu có hai pháp?

Đi, đứng đều vô ngã.

Dọc ngang đâu có khác.

Vào sóng, xuyên qua mây.

Đều không có trở ngại.

Ý bài tụng này nói: Đi, đứng nghĩa là xuất nhập ba đời không có trở ngại. Dọc, ngang: Qua lại mười phương tự tại. Do hai chấp ngã, pháp của tám môn trước đều đã dứt trừ, đến không, sắc này đồng như, đâu có pháp khác ở trong đó? Do dọc (thời gian) cùng ba đời, ngang (không gian) khắp cả mười phương này là sự viên thông của một vị, chứng tỏ vô ngã của hai pháp, chẳng phải cái mà tình thức trắc nghiệm được, chỉ đồng đạo mới biết. Dưới đây nói:

Hàn Sơn tử vỗ tay.

Nhặt đức, cười ha ha.

Vì sao hai lão cười ha ha?

Không là đồng với gió, người không biết.

Ý bài tụng này nói: Hai tán Thánh này không bám trụ dấu vết lẫn lộn của bên nào ở thời nay, hoặc cười, hoặc ca hát trái, phải khi gặp nguồn cội, là có ý sâu xa riêng.

Người gỗ trên núi kêu.

Gái đá bên suối ca.

Tin tức quê nhà dứt.

Cọp đá gầm suốt đêm.

Ý bài tụng này nói: Tám môn trước đã nói tình tận, kiến trừ, dường như người gỗ, cô gái bất dục đến hướng tới giải, hạnh này, khởi như, có thể gọi, có thể ca, đâu có hữu tình hiều được trong đó?

Sắc không đồng một vị.

Cười giết Đỗ thiền hòa.

Người đương cuộc mê.

Kẻ bàng quan cười.

Ý bài tụng này nói: Không sắc vô ngại, dấu vết chưa mất. Không có gửi gắm con người chịu khóc, chịu cười trước kia, người thấu suốt có khả năng, chỉ như Đỗ soạn Thiền hòa cười cái gì? Bèn nói rằng: Ta ở trong cửa Nạp tăng, Phật, ma đều quét, bóng sáng đều mất. Vừa có tương ưng chút phần, huống chi lại nói sắc, nói không, nói một, nói khác, là ưa cười?

Quán dứt bặt, không gửi gắm.

Rõ ràng lặng soi băng đêm lạnh Sáng, tối viên dung chẳng điềm trước.

Nghĩa: Dứt bặt là ngăn chận diệt hết, diệt hết tình chấp của tám môn trước. Dứt, là thôi dứt, dứt giải thu hướng hạnh của chín môn. cho nên hữu không của môn trước có thể là sắc hữu, sắc có thể không.

Nay, trong môn này, cả hai đều không lập. Hai chấp tình mất, khiến cho tâm dứt đối đãi, đều không có chỗ nương tựa. Lấy đây làm môn sinh ra trí quán. Nhưng câu đầu tương đương với sắc tức là không trong Bát-nhã Tâm Kinh. Hai câu tương đương với không tức là sắc. Ba câu tương đương với sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Câu này tương đương với tướng không của các pháp, đến không có trí cũng không có đắc, biểu thị rõ thể của pháp lìa bỏ tất cả tướng, đồng với lý chân không này, đồng với Thỉ giáo Đại thừa.

Nếu tâm như tro lạnh, miệng nói.

Treo trên vách.

Muốn nói nói không kịp.

Dưới rừng ưa thương lượng.

Tâm không gửi gắm quán tâm.

Đến đây, tình Thánh phàm hết, cảnh, trí đều thầm phù hợp, như tro tàn, gặp củi phiền não mà không thể cháy, đâu thể nói năng suy nghĩ mà đến được. Quét dấu vết trong quán, văn nói: Chẳng phải lời nói theo kịp, chẳng phải hiểu mà đến được, sao cho tâm giải như tro tàn, không thể dùng tâm suy nghĩ, chẳng phải lời nói theo kịp, sao cho miệng biện luận giống như vách, không thể dùng miệng để bàn luận.

Cảnh không, trí cũng lặng, chẳng ở nhà sáng, tối. Lười ngồi trên giường ngay ngắn, nghiêng một bên.

Bài tụng này nói: Khéo bặt đối đãi chủ thể, đối đãi, nói lên sự thích đáng không có nương gá.

Thể soi rọi lộ ra rực rỡ.

Thể soi rọi dựng lập riêng.

Vật, ngã thầm phù hợp một.

Ý bài tụng này nói: Trí quán sáng suốt đơn lẻ, Bát-nhã tồn tại một mình.

Đã nói tồn tại một mình, thì ngoài tâm không có pháp, các pháp đều là tâm, dưới đây, nói rằng:

Nhiệt, là thời tiết nóng, mát khắp trời.

Mát mẻ khắp mặt đất.

Chỗ lộ ra một mình linh quang.

Thuần nhất không có lẫn lộn.

Ý bài tụng này nói: Lớp lớp tâm cảnh, tánh bản giác là một, có thể nói là một hương, một hoa, xứng tánh mà trùm khắp sa giới, một chiêm ngưỡng, một lễ, lìa tướng mà thường đối trước Phật, cho nên Tăng hỏi Đổng Sơn: Lạnh nóng đến làm sao tránh? Sơn nói: Sao không đến chỗ chẳng có lạnh, nóng? Vị Tăng nói: Thế nào là chỗ không có lạnh nóng? Sơn nói rằng: Thời tiết lạnh, lạnh giết xà-lê, thời tiết nóng, nóng giết xà-lê. Tuyết Đậu nói: Duỗi tay lại đồng với núi cao muôn nhận, ngay thẳng, nghiêng lệch cần gì phải an bài. Đã không an bài, tin ở tay nhóm lấy, đều nói về ý này.

Vô tâm chưa thấu suốt,

Ở có ý chuyển trái phô trương.

Vô tâm còn cách một lớp cửa.

Có ý, nên phải hỏi thú hướng.

Ý bài tụng này nói: Không thể, cũng không thể lần lượt, lời nói phủi quét dấu vết, lời này cũng không thọ nhận, trong tâm quán, đều không có mảy may. Tâm niệm cũng cách ngăn bến huyền vi, huống chi đem tâm giải ở trước muốn chuyên chú cảnh này sao? Chỉ người khéo khế hợp, tức là vật thần hội. Vả lại, nói có, không, chẳng thể thấu suốt, hợp tác với gì để sinh hiểu?

Chủ yếu hội ý chỉ Chung Nam.

Xuân đến ngày dài dần.

E là có riêng sự đặc biệt.

Đầu đến, trời mát, đất thấm nhuần.

Ý bài tụng này nói: Dứt diệt hướng tới huyền vi, nói tượng chớ so lường. Ở trong tượng không có lời nói, lập diệu tượng của dứt lời nói. Cho nên suốt ngày nói mà không hề nói.

THỨ HAI, QUÁN LÝ SỰ VÔ NGẠI

Núi cao chẳng trở ngại mây, kéo dài ra, rút ngắn lại.

Trời yên tĩnh đâu ngăn ngại chim hạc qua lại.

Nghĩa: Lý là chân không ở trước không thay đổi. Lý sự: Môn này tùy duyên mà thành sự cùng tột, nhưng môn trước chỉ là lựa chọn tình, làm sáng tỏ lý, như vàng được lọc ra khỏi quặng, chưa thành công dụng của đồ đựng. Nay, nói về chân lý tùy duyên để thành sự kia. Vô ngại là Lý sự đối chiếu nhau, thể dụng gồm thâu lẫn nhau. Nếu bất biến thì sự chẳng trở ngại của lý tùy duyên, thì sẽ trở thành sự, tức là thể không, sự chẳng trở ngại lý.

Quán: Trí vô ngại của quyền, thật đều dung thông, chỉ vì tùy duyên của môn này, cho nên rơi vào thứ hai. Lý hạnh của môn này so lường hạnh của song dung, trí dung thông lẫn nhau, vận chuyển quyền, thật, vượt ngoài tình của lý, sự, lớn, nhỏ, lìa chấp một khác của thể dụng, chứng Trung đạo của lý, sự vô ngại dung thông cả hai.

Nghĩa của pháp môn này đã tương đồng với Đại thừa, manh mối cùng cực của giáo đồng, chỉ lý sự tan hòa dung thông, tồn tại (9, 10) mất (7, 8) nghịch (5, 6) thuận (3, ), nói chung có mười môn, đồng một duyên khởi. Nhưng thành năm cặp:

  1. Biến đổi nhau.
  2. Thành nhau.
  3. Hại nhau.
  4. Tức nhau.
  5. Chẳng phải lẫn nhau.

Đầu tiên là cặp thứ nhất.

1. Môn lý khắp ở sự: Công đức cùng tận, quên mất chỗ y chỉ, chuyển thân giác biết đường huyền vi.

Nghĩa: Bắt đầu của số. Nghĩa là lý không thay đổi của nhất chân, diệu có thể tùy duyên khắp ở pháp sự ngàn muôn sai khác.

Quán: Lý trong mỗi sự đều khắp hoàn toàn, chẳng phải là phần khắp. Vì sao? Vì chân lý kia chẳng thể phân chia, nên lấy đây làm môn sinh ra trí quán.

Người tu hành đối với môn này sẽ hiểu rõ tự tánh pháp thân có diệu dụng tùy duyên, chánh nói về lý không trở ngại sự.

Bóng sáng đơn lẻ không có riêng.

Đối với lời khen có khuôn phép.

Ứng với vật hiện hình.

Như bóng trăng đáy nước.

Vắng lặng như thế vốn chẳng phải nhiều.

Tùy duyên nơi chỗ hòa.

Thầm dời một bước, sáu môn hiểu.

Phong quang vô hạn, mặt đất, xuân.

Ý bài tụng này nói: Thể không thay đổi của huyền vi vắng lặng, vì nhất diệu bặt mọi số, nên nói chẳng phải nhiều. Linh xem xét tùy duyên, số rộng của dụng mà ứng hiện, nên nói nơi chỗ hòa, chánh nói về lý khắp sự.

Nấu chảy vàng, vàng làm đồ đựng.

Nước dao động, nước thành sóng.

Nhánh ngọc quỳnh mỗi tấc là báu.

Chẻ gỗ chiên đàn, mỗi tấm đều thơm.

Ý bài tụng này nói: Chân lý tùy duyên thành sự, làm sáng tỏ sự, sự toàn chân.

Nhiễm tịnh, vốn không có

Thánh, phàm, Đâu có người khác.

Nên quán tánh pháp giới.

Tất cả duy tâm tạo.

Ý bài tụng này nói: Mỗi mỗi y, chánh đều không có tự tánh cùng tận, chân này thuận theo lý, duyên mà thành, đâu có pháp người khác mà có riêng, nên kinh nói: Cảnh giới tịnh chân như, hễ diệt chưa thường còn, tùy theo duyên nhiễm, tịnh, bèn chia mười pháp giới.

Đông, tây, nam, bắc.

Xét bờ nào không là Di-đà.

Thân Phật đầy khắp trong pháp giới.

Hiện khắp tất cả trước chúng sanh.

Ý bài tụng này nói: Trí quán bén nhạy sáng suốt, mắt pháp thông suốt, thấy mỗi hạt bụi đều là tịnh độ, mỗi mỗi tâm đều là Di-đà. Đại kinh nói: Trưởng giả Giải Thoát nói: Nếu muốn thấy Phật A-di-đà của thế giới An Lạc và chư Phật mười phương thì tùy ý liền thấy.

2. Môn sự khắp nơi lý: Môn ảnh hiện kiến lập hóa, đầu, thân đi khắp đất lý thật tế.

Nghĩa: Vì pháp sự ngàn muôn sai biệt, mỗi pháp đều hoàn toàn khắp lý một chân.

Quán rằng: Vì sự có phần, đối với lý không có phân tích hoàn toàn đồng, chẳng phải phần đồng. Vì sao? Vì sự này không có tự thể riêng, vì trở lại như lý nên môn hoàn toàn khắp này vượt qua tình lìa kiến, chẳng phải thí dụ của thế gian có thể so sánh, huống chi là như toàn một biển cả ở trong một con sóng nhỏ, mà biển chẳng phải nhỏ, như một lượn sóng nhỏ ngoài biển cả mà sóng chẳng phải to.

Hai môn khắp của tướng này cùng với văn dù có trước, sau, nhưng pháp vẫn đồng thời. Hai môn này là chung, tám môn dưới là riêng, riêng không lìa chung, là nghĩa sanh phát, vốn nói về sự không ngại lý.

Do đồng tạo ra khác

Khác là hoàn toàn đồng

Tay lật ngửa, tay úp

Chỉ là một tay này

Chỉ do vàng tạo ra đồ đựng

Cho nên đồ đựng đều là vàng

Một chấm mực nước Hai chỗ rõ ràng.

Ý bài tụng này nói: Lý khắp sự mà vàng tạo ra đồ đựng, sự khắp lý mà đồ đựng đều là vàng. Dụ cho hai môn rõ ràng.

Huống sự duy tâm hiện

Mỗi bụi đều là tâm

Tùy duyên thành sự rốt

Vật vật đều toàn chân.

Ý bài tụng này nói: Ba cõi duy tâm, lại không có pháp nào riêng.

Tánh không, con người dễ tin

Pháp trụ, Thánh khó gánh vác

Thể Không toàn khắp,

người đều gượng theo

Pháp có riêng thể,

Thánh khó bao dung.

Ý bài tụng này nói: Duyên sinh pháp sự, tánh không, con người dễ tin. Pháp có riêng thể thật, trụ Thánh không dễ gánh vác, giữ gìn. Vì sao bậc Thánh chứng tất cả pháp không mà thành biển quả? Đâu có riêng một pháp bất không? Nên người xưa nói: Nếu có một pháp thì Tỳ-lô sẽ rơi vào phàm phu. Tánh có tạo tác, khó gánh vác e chẳng phải người trí có thể hiểu tường tận.

Duyên suốt không chỗ duyên.

Duyên duyên thật rất sâu

Mắt pháp thông minh Mới có thể chứng thấu suốt.

Ý bài tụng này nói: Trí quán, là chủ thể quán, tánh không là đối tượng quán, tánh duyên đã không tức không thay đổi lý nên nói rất sâu.

Triệu Luận nói rằng: Duyên giác, giác duyên lìa vì tức chân.

3. Môn y lý thành sự:

Tùy duyên thành diệu hữu

Dung đại riêng toàn hiển bày.

Nghĩa: Sự không có tự thể riêng, y chỉ chân lý mà thành, như sóng do nước mà được thành lập. Môn này chỉ có nghĩa tùy duyên.

Rõ ràng lý cùng tận

Chỗ chỗ lập bày

Núi sông và mặt đất

Toàn lộ thân Pháp vương

Vắng lặng bặt mảy bụi

Làm nhân nhiễm, và tịnh

Dứt điểm thuần nước trong

Theo gió mà nổi sóng.

Ý bài tụng này nói: Thể diệu của nhất tâm này là dứt hẳn mảy trần, nhân gần của mười pháp giới, tùy duyên mà thành.

Thánh, phàm không đường khác

Mê, ngộ có xa, gần

Nhiễm, tịnh thể là một

Ngu, trí chia giả dối.

Bài tụng này nói chỗ nương của bốn Thánh sáu phàm tánh là một, người mê thì từ thức mà dường như Sơ.

Người ngộ y cứ theo trí mà toàn gần Mê ngộ là do con người Cửa nào là pháp tánh?

Không thay đổi thường ngăn cách

Vô vi chẳng có người, việc.

Vẫn gặp nạn khóa vàng.

Ý bài tụng này nói ngăn cách là bít lấp không thông. Thường nghĩa là lâu dài. Dài, xa. Nếu chân như không có dụng tùy duyên thì chân, vọng sẽ bít lấp mãi, mà không thông.

Có vị tăng hỏi Pháp Nhẫn rằng: Tình sinh thì trí ngăn cách. Lúc tình chưa sinh thì như thế nào? Sư đáp: “Ngăn cách là ý này.

Tùy duyên ngày một mới

Cỏ, cây, tinh thần đổi

Khí tượng sông núi mới.

Ý bài tụng này nói: Chính là biểu thị rõ nghĩa môn này, tức là chân như có khả năng tùy duyên, mới mới đều không trụ thành. Các sự, pháp, nếu là pháp thì sẽ có trụ, không gọi là diệu dụng. Vả lại, đạo là phần của người nào?

Người mang lông đội sừng

Mới là người trong đó

Chém ngược ở bên nào cây không bóng

Lùi đến trong lửa, lại kéo cành.

Ý bài tụng này nói: Người tùy duyên, nghĩa là từ xưa, Hiền Thánh liễu rõ chứng chân lý, vì lòng xót thương nên trở lại trần lao. Vì trí nên dùng phương tiện đem lại lợi ích cho chúng sinh. Trong môn của tông gọi là làm người trong loại khác.

Đơn Hà nói: Thân loại khác, mang lông đội sừng là ý này.

4. Môn sự làm rõ lý:

Trời đất đều là xương của vàng ròng.

Muôn hữu hoàn toàn rực rỡ thân tịnh mầu.

Nghĩa: Thể không của sự pháp là chủ thể làm rõ, chân lý là đối tượng làm rõ.

Quán rằng: Vì sự luống dối nên lý trong toàn sự vượt lên hiện bày ra, cũng như tướng sóng luống dối, khiến thể nước hiện bày ra. Môn này chỉ cho nghĩa không của thể.

Thanh chướng bạch vân

Ai là người trên phần

Nhưng trong tông môn

Lấy núi xanh làm thể

Mây trắng làm dụng

Tức thể dụng này

Nương tựa ai trong phần

Chủ yếu là thế nào?

Muôn dặm núi, sông không đường khác

Một trời gió trăng đều là nhà ta

Từ duyên duyên vốn luống

Hư thì đạo mới đơn lẻ

Nếu rõ y tha khởi

Thì chẳng có riêng viên thành.

Ý bài tụng này nói: Duyên chẳng có tự tánh, thể của sự pháp là không, chỉ nguyện một đạo chân không, tiêu biểu đơn lẻ mà lập riêng.

Hang rỗng không, chẳng có tiếng vang

Thật do bên ngoài kêu gọi

Bay lên khỏi đất kêu một tiếng

Cũng như hiện trong gương.

Ý bài tụng này nói: Hang rỗng không nghĩa là nhân của không, thể của sự pháp. Ngoài gọi: Trợ duyên xa, biểu thị rõ dụ nhân duyên vô tánh, là dụng của việc nhà, tánh thấy nghe lìa giác biết, trốn vắng lặng. Thấy, nghe, hay biết chẳng phải mỗi mỗi, núi, sông không ở quán trong gương.

Bài tụng này nói lìa là bỏ đi, trốn: là đi xa, nghĩa là chân lý đã sáng tỏ, lìa tất cả tướng, chẳng thể dùng thấy nghe hay biết, đối tượng so lường của sáu tình. Nếu dùng thấy, nghe, hay biết, biết hướng tới người cầu, thì sẽ bỏ đi sự lâu, xa của lý này. Kinh Duy Ma chép: Pháp lìa thấy, nghe, hay biết. Nếu vận hành thấy, nghe, hay biết thì là thấy, nghe, hay biết, chẳng phải chẳng là pháp, phải buông bỏ ngay tình trần, xoay lại chính mình.

Tạm quay đầu nhìn lại

Xem qua áo thủng lỗ, ngọc châu lộ ra

Nước xuyên thủng qua, xương gầy lộ ra

Nhà rách nát, làm sao ngủ.

Ý bài tụng này nói: Áo rách là thể của sự pháp không. Ngọc báu là thật lý. Như liếc mắt, buông bỏ thấy nghe, tình niệm, tâm vọng giác biết, dùng trí quán, mắt tuệ nhìn phá. Lý trong mỗi mỗi sự đều lộ ra hoàn toàn. Lại, như người nghèo trở về nhà, gặp Trưởng giả, chỉ cho viên ngọc trong chéo áo, bỗng nhiên tự quay đầu nhìn thấy trong áo rách, quả nhiên có ngọc hạt ngọc, thuận theo tâm người nghèo kia mà trở nên giàu có.

5. Môn dùng lý ép ngặt lấy sự: Trong lý thực tế không thọ nhận một hạt bụi.

Nghĩa: Lý là chủ thể ép ngặt, sự là đối tượng ép ngặt, dùng một chân lý bất biến đoạt lấy sự pháp ngàn muôn khác nhau.

Quán: Vì ngoài chân lý, không có chút sự nào để được, như dùng nước đoạt sóng, sóng đều hết. Tức là nước còn dùng phá tan sóng, làm sao cho hết. Do lý mà bốn môn đã biểu thị rõ, đến đây là chủ thể đoạt lấy. Môn này chỉ nghĩa không thay đổi.

Tế vật riêng lồng lộng

Từ trước đến nay

Đứng vững như vậy, tồn tại riêng

Không làm bạn với muôn pháp.

Ý bài tụng này nói: Thể của lý không thay đổi, một mình lộ ra rực rỡ, đoạt lấy hết bến bờ của vật.

Mù mịt, mù mịt dứt muôn căn cơ

Chở muôn căn cơ thôi, bãi bỏ

Một âm vận cong vạy không có riêng.

Ý bài tụng này nói: Đoạt lấy hết ngàn lo nghi khác nhau.

Cảnh nhàn tình lợt lạt

Tâm dứt lo nghĩ nhỏ nhiệm

Cảnh trí mù mịt, vắng lặng

Tình quên, lo nghĩ dứt.

Ý bài tụng này nói: Cảnh, đối tượng quán đã không nhàn. Tình, chủ thể duyên lo nghĩ thì đạm bạc, ẩn sâu kín.

Con đường khác nhau

Sau cùng không được thẳng suốt

Nhất nguyên bặt phải quấy

Trồng thẳng cội nguồn

Phật đã ấn khả

Hai lá, tìm cành ta không thể.

Ý bài tụng này nói: Tùy thuộc tướng đi nhiều, đường rõ, quanh co uốn khúc, hạnh lìa tướng của hành trình kiếp dài. Một co đường thẳng tắp, cắt đứt phải quấy, thảy đều dứt mất. Diệt mất không có khả năng diệt mất, đoạt không chỗ đoạt. Một đường linh quang, đâu có gì gián đoạn?

Tình mảy may, không treo chỗ nào

Không phải là ánh sáng chói

Da đã lột hết

Riêng bàt một chân thật.

Ý bài tụng này nói: Đoạt lấy tâm, cảnh ngàn muôn khác nhau, làm sáng tỏ một trí thuần chân, xem xét không có phước mà không hiện rõ.

6. Môn sự năng ẩn lý: Trong môn Phật sự, chẳng bỏ một pháp nào.

Nghĩa: Sự là chủ thể ẩn, lý là đối tượng ẩn. Do thành sự thứ ba, tức ẩn lý.

Quán: Chân lý tùy duyên, thành các pháp sự, tức là sao cho sự sáng tỏ, lý không sáng tỏ, như nước hình thành sóng, động hiển, tĩnh ẩn. Pháp thân trôi lăn năm đường, gọi là chúng sinh, chúng sinh hiện, pháp thân không hiện. Môn này chỉ làm sáng tỏ nghĩa thành sự.

Mênh mông sóng cả

Đương xứ trong lặng

Chỗ đẹp xanh, mấy ngọn núi cao

Đâu gởi gắm là rễ mây.

Nghĩa: Ngàn muôn sai khác sự pháp: Lắng trong sâu dày: Một lý thuần túy trong sạch, chỉ bày rõ sóng của thành sự, chẳng làm sáng tỏ lý sâu dày.

Vật vật đã duyên thành

Duyên thành màn che ánh sáng gốc

Chỉ vì thuận theo pháp người khác

Mất, khước từ chân xưa nay.

Ý bài tụng này nói: Nhân tùy duyên mà hình thành sự, chỉ hiển

bày thành sự mà ẩn lý.

Chỉ quán làn sóng khởi

Chẳng thấy nước lóng trong

Tham quán làn sóng bạc

Buông bỏ tay cầm sào.

Ý bài tụng này nói: y cứ theo cảnh thì chỉ biểu thị rõ tục đế mà che giấu chân đế, y cứ theo con người thì mê ở lý mà trì trệ ở sự.

Ngọn núi nguy hiểm cảnh xa

Hồ bằng phẳng nhỏ

Thuyền nhỏ đã ngang

Chớ để cảnh chuyển rơi vào thời nay,

E mất đi ánh sáng năm mầu.

Ý bài tụng này nói: Chủ yếu thấy chân là tục, tin nhận lấy cảnh chỉ tâm. Dã nhân nói: hãy khán.

Trắng sạch thẳng xuống sự Bất động lại phải hành. Muốn cùng tận mắt ngàn dặm Lại lên một tầng lầu.

Ý bài tụng này nói: Mặc dù đã được tục đế, nhưng còn phải nói chân tức tục.

Vật vật mắt thấy

Trắng sạch rõ ràng

Không nên chấp sự mà mê lý

Vì toàn không có kiến chấp biến động

Nên nói lại phải hành.

7. Môn chân lý tức sự:

Thuận dòng dù được diệu

Vào nước biển sóng ẩn.

Nghĩa: Chân lý, là năm môn lý không thay đổi. Tức sự là ba môn sự tùy duyên nên thành môn này, không thay đổi tức tùy duyên, tức là ruồng bỏ mình, đồng với người khác, dứt hết lý kia tức chân bao gồm, vọng cuối cùng dù không mà chẳng phải dứt.

Quán: Cho nên lý này nêu thể đều là sự, mới là chân lý, như nước tức sóng, không có dao động, mà chẳng phải ẩm ướt, nên nước tức là sóng.

Nhai cơm trong miệng

Hơi thở ra trong mũi

Mắt ở dưới lông mi

Mũi lớn đầu duỗi xuống

Ngày mai dụng bình thường

Sáng sáng trăm ngọn cỏ

Rõ ràng còn cần gì?

Sáng sáng mở mắt chánh

Vật vật đều viên thành.

Ý bài tụng này nói: Đã là chân lý thì ở trong sự, lại còn vật gì không đầy đủ chăng?

Cầu được việc bên ngoài

Dứt cầu đạo tự khắp

Có cầu đều sai lầm

Không có ý tự gần.

Ý bài tụng này nói: Ngoài tâm cầu pháp, là xa lìa với đạo. Tâm không cầu tâm pháp là tâm pháp. Dưới đây nói rằng:

Hoa nở bờ ruộng nhỏ

Mây nổi đỉnh núi xa

Tre thẳng qua chỗ khuất

Hoa gỗ sâu phòng thiền.

Ý bài tụng này nói: Chân lý tức sự, vật vật viên thành, chỉ tin ở tay nhắc lấy đến, tự nhiên dọc, ngang được khéo léo.

Quả tốt, chỗ yên thân

Người khác chưa chịu thôi

Bao hàm lúc đầu ngồi trong điện

Thôi, lai tìm kiếm trường an.

Ý bài tụng này nói: Ưa quả tùy duyên, phóng khoáng tức sự, giảng nói chỗ an thân lập mạng, sao không chịu kế thừa gánh vác, nên chưa thôi.

8. Môn sự pháp tức lý: Đầu tiên, từ nhớ nghĩ cái gì đến? Từ chối nhớ nghĩ đến cái gì đi?

Nghĩa: Pháp sự, là thể thành tựu sự của sáu môn. Lý là dụng không, thể của bốn môn, nên thành tựu môn này, thành sự, tức nghĩa thể không. Nêu bày rõ bỏ dở mình, đồng với người khác, dứt hết sự của họ, tức vọng thấu suốt nguồn chân, dù có, nhưng chẳng phải thường.

Quán rằng: Nên nói: Chúng sinh tức như, không đợi diệt, như tướng chuyển động của sóng, nêu thể tức nước, chẳng có tướng khác.

Sai tức không có sai

Các sóng thảy đều ướt

Muôn tượng đều lăng xăng

Xen mà không lẫn lộn

Vật vật đến chỗ không,

Toàn không vật tự nhàn

Sự không mới suốt lý

Vật thể hai nhàn nhàn.

Ý bài tụng này nói: Toàn không, nghĩa là chân lý. Nhàn: Không có dụng vậy, vật vật đến thể này, không mà toàn lý, bỏ dở này là dụng của thể.

Mảy may tình không hết

Như cách núi muôn trùng

Sai chỉ một mảy may

Mà mất đi ngàn dặm.

Ý bài tụng này nói: Muôn tượng tuy là tức chân, nhưng chẳng thể hội nhập tình thức. Nếu mang theo tình giải nhỏ nhiệm, hiểu mà hội nhập, thì đâu chỉ núi muôn trùng, như đem đóm lửa đốt núi Tu-di, sau cùng không thể dính mắc.

Chỉ rõ ướt trong sóng

Phiền gì dáng mặt trong gương

Chỉ được gốc chớ buồn rầu ngọn.

Ý bài tụng này nói: Chất ẩm ướt trong sóng. Thể của pháp, sự không mà tức lý. Dáng mặt trong gương, là thể không. Đã dùng trí quán rõ vật tức chân lý, đâu cần nhọc sức tìm tòi hỏi nghĩa của thể không.

Mênh mông sáng suốt,

Con đường bằng phẳng

Chẳng ở trong mây trắng

Trước mắt không đường khác

Người mê tự đông, tây.

Ý bài tụng này nói: Pháp sự luống dối, một mé bằng phẳng, gặp việc đều chân, đâu nhọc công xa cầu ở ngoài mây.

9. Môn chân lý chẳng phải sự:

Đáy nước quạ vàng bay lên trời

Đồng tử trong mắt người trước mặt.

Nghĩa: Ở chỗ chẳng phải khác, giải thích chẳng phải một. Tùy duyên pháp thân chẳng phải có. Thường chẳng khác với sự mà toàn lý, nêu bày rõ mình, người khác đều tồn tại, lý, sự song toàn.

Quán rằng: Vì đối tượng y chỉ, chẳng phải chủ thể y chỉ, nên như nước tức sóng, mà chẳng phải sóng, vì dao động, ẩm ướt khác nhau. Tùy duyên của môn này tức nghĩa không thay đổi.

Vật vật toàn chân

Một đạo thanh tịnh

Thuần nhất không lẫn lộn

Chẳng phải ngàn sự

Lộ ra đầu cây cột

Khi làm, người chưa dám thừa đương

Chỉ do cùng cực rõ ràng

Lại khiến sở đắc chậm chạp.

Ý bài tụng này nói: Cột lộ ra, cột hàng hiên, nghĩa tuỳ duyên đầu cây: Nghĩa là không thay đổi. Dù tùy duyên mà thành cột lộ ra, thường chẳng phải sự. Lý này khó giảng nói, vì chưa dám gánh vác, nên y cứ vào con người để thở than sâu xa. Hoặc có thể đa số là sự bàn bàn vô vị, bịt kín miệng người.

Chân lý đã chẳng phải sự kia, ai dám nói chấp mắc? Chẳng dám kế thừa, gánh vác.

Yên lặng, chẳng phải hữu địa,

Xét tra ngần ấy tối vô phương

Ruộng vườn cha ông không tấc đất

Đông, Tây, Nam, Bắc dứt biên phương.

Ý bài tụng này nói: Tự thể không thay đổi, một hạt bụi không lập, yên lặng thuần chân, đâu có nơi chốn?

Sự dứt, thần lo gì

Lý toàn cảnh không hiện, Tâm, cảnh đều quên Lại là vật gì?

Ý bài tụng này nói: Ngăn cả tâm, cảnh, biểu thị rõ chân lý chẳng phải sự.

Khách câu cá trên thuyền

Vốn là Tạ tam lang

Xuất thân có thể dễ

Đạo thoát thể là khó.

Ý bài tụng này nói: Do sự dứt, tình mất, chỉ một toàn lý. Đối với chỗ chẳng phải khác, giải thích chẳng phải một, chủ yếu phải hội nhập huyền vi, vì không thể sự tích mà cầu, nên phát ra câu vô trong câu hữu này, mầu nhiệm ở nghĩa trước của thể.

Tạ tam lang: Thiền sư Huyền Sa Sư Bị người ở Phước Châu, còn trẻ mà thông minh lanh lợi, sống bằng nghề bắt cá. Sư thường theo cha mình bồng bềnh trên con thuyền nhỏ ở Giang Tân. Một hôm, nhờ trông thấy bóng trăng mà được tỉnh ngộ, bèn bỏ thuyền, dẹp hết cần câu, xuất gia nhập đạo. Nối pháp của thầy là Thiền sư Tuyết Phong NghĩaTồn, là con cháu của pháp môn.

Một hôm, sư dạy chúng rằng: Ta và Đức Thích-ca đồng tham kiến. Bấy giờ, có vị tăng lại hỏi: Nhân nghe Hòa-thượng có nói: Hòa-thượng đồng tham kiến với Đức Thích-ca, nhưng chẳng hay tham kiến với vị nào? Sư đáp: Tham kiến với Tạ Tam Lang câu cá trên thuyền. Đây là người ra khỏi tình, kiến, lìa hang ổ, bên cạnh suốt qua diệu chỉ thông mật, hội nhập các câu triệt để của tông huyền vi. Người đời sau cũng gọi sư là Tạ Tam Lang.

10. Môn sự, pháp phi lý.

Ánh trăng, bóng trùng Cao thấp.

Mặt trời chiếu trời trên dưới trong.

Tâm ao.

Nghĩa: Nêu thể toàn lý, tức sự tướng y như cũ. Đây chính là chúng sinh vắng lặng, chẳng phải có, thường chẳng khác với lý mà toàn sự, vì giảng nói chẳng phải cô đơn, nên nói là hoàn toàn. Như toàn sóng của nước chẳng phải nước, vì nghĩa dao động, chẳng phải ẩm ướt.

Mười nghĩa trên đây, y cứ vào lý, đối với sự, thì có thành (3), có hoại (5), có tức (7), có lý (9). Sự so sánh với lý có hiển (), có ẩn (6), có một (8), có khác (10), nghịch (5,6,9,10), thuận (3,,7,8), tự tại không có chướng, không có ngại, đồng một duyên khởi.

Bốn môn trên đây, còn, mất vô ngại. Môn (7), (8) đối với giải thường tự là một, vì hai môn tức nhau này, nên được tâm hiểu hiện tiền. Quán hai môn đó để trở thành Trung đạo ngăn chận cả hai. Môn (9), (10) đối với đế, thường tự là hai, vì tánh, tướng của hai môn này khác nhau, tức chân, tục tồn tại song song, để trở thành Trung đạo soi chiếu song song. Thể không của môn này tức thành sự nghĩa.

Toàn chân vật vật

Muôn hạnh sôi sục,

Dụng đại toàn rực rỡ

Chẳng phải lý kia

Lý toàn, sự cũng toàn

Chỗ nào không vuông tròn? N

gười người đều đầy đủ

Các vật đều viên thành.

Ý bài tụng này nói: Lý, sự đều hoàn toàn, chân, tục soi rọi cả hai, để giảng nói Trung đạo, chỗ nào cũng vuông tròn. Dưới đây nói:

Dù cho mắt nhìn cuối mé trời

Ván lắp nhỏ treo bên má

Che không mây mây kéo đen kịt

Cỏ tốt xanh um một vùng đất

Đầu bờ rào tre, rơi xuống đáy, ngàn thứ thuốc.

Chẳng là thần nông người không biết.

Ý bài tụng này nói: Các vật toàn chân, tiện tay nhón lấy. Dọc ngang được khéo léo, nếu chẳng phải tiên-đà, thì làm sao lãnh hội được? Dưới đây nói:

Lại, muốn biện luận nhiệm mầu

Kim cương dẫn dắt khởi nắm tay

Từng tấm lòng son, lớp lớp giúp nhau.

Ý bài tụng này nói: Trong bốn câu trên không giảng nói về chỉ thú huyền vi. Lại, hỏi: Ý của Di Môn hướng tới như thế nào? Sư nói: Kim cương dẫn dắt khởi nắm tay, là đồng với hố, chẳng khác với đất. Nếu lại không lãnh hội, dù cho Phổ Tuệ vân khởi hai trăm câu hỏi, Phổ Hiền bình rót hai ngàn lời đáp, là không gặp tri âm, là luống nhọc công hội họp nói tầm thường. Nhưng bỗng nhiên lại gặp người trong quả, như thế nào một sợi chỉ riêng chung? Phải làm sao? Không hiểu kim cương dẫn dắt khởi nắm tay, nhận lãnh lấy bún, bò, cày, nước, trăng.

THỨ BA, QUÁN BAO DUNG CÙNG KHẮP :

Cờ phướn ánh sáng lưới ngọc châu

Không có mặt, trái

Ảnh quang của mình, và người

Cùng lúc khắp cùng.

Nghĩa: mỗi mỗi sự pháp dung thông như lý, chứa đựng khắp tự tại. Y cứ vào pháp sự khác nhau, nhằm giải thích về thể dụng của pháp, sự đó làm sáng tỏ huyền vi. Dọc (thời gian) đều cùng tận, nói là cùng, ngang (không gian) đều cùng cực, nói là khắp. Ngoài đều bao gồm gọi là hàm, trong đều thu giữ gọi là dung.

Quán dung nhau không chướng ngại trí.

Thứ ba, trước đã tiêu biểu, chủ yếu biết thứ lớp không có giai cấp.

Ba, ba trước là ba, ba sau. Hạnh môn này là hạnh vô tận. Trí vận dụng sự dung thông nhau, vượt khỏi tình của nhiều quyết định nhất định, lìa kiến trước sau, đồng thời chứng sự sự vô ngại pháp giới, sinh ra trí quán, hiệu là trí dung thông cùng khắp, vô chướng ngại.

Nghĩa của pháp môn này, khác xa các giải thích, là tông viên của biển tánh Tỳ-lô, Nhất Thừa thật, chỉ huyền của Biệt giáo. Sự như lý dung thông cùng khắp, thu giữ vô ngại. Liên quan với nhau tự tại, đều giải thích mười môn:

  1. Vì là gốc của thể dụng nghĩa, pháp.
  2. Nghĩa khắp vòng.
  3. Nghĩa bao dung, ba nghĩa này đầy đủ.
  4. Giải thích hai nghĩa.
  5. Giải thích ba nghĩa.
  6. ,7. Đều gồm thâu
    8, 9. Thu giữ dung thông
    10. Gồm thâu

1. Môn lý như sự: Tâm thuận theo muôn cảnh chuyển biến, chuyển vận ở thật, công năng sâu xa.

Nghĩa: Đây là nhân toàn lý, toàn sự của chín mươi hai môn ở trước, đến môn này khiến cho một vị thuần chân, toàn đồng với pháp khác nhau. Đây là câu nêu chung, là gốc của phát sinh thể dụng nghĩa pháp.

Tất cả duy tâm

Bình tùy ấn chuyển

Cá mẹ ghi nhớ mà cá con lớn

Ong chúa khởi mà đàn ong theo

Đều an trí một ngàn thứ đồ đựng

Ngàn trăng rụng trong đó

Ngàn sông có nước, ngàn sông có trăng

Thuyền cô đơn muôn dặm Thân muôn dặm.

Đại ý bài tụng này nói: Đối tượng như một ngàn pháp sự khác nhau.

Một con sông lóng trong thanh tịnh

Chỉ một vầng trăng khác suốt qua

Một tâm niệm thanh tịnh

Một Phật xuất thế gian.

Ý bài tụng này nói: Một pháp sở như. Đồng vì khác lại khác

Buông bỏ xa lìa sa giới

Rừng rậm, muôn tượng đồng rực rỡ.

Ý bài tụng này nói: Chia ra đồng, tạo ra khác là hoàn toàn khác, nói lên bốn pháp cú trên, hợp với pháp một nhiều, toàn đồng là toàn khác.

Khác tạo ra đồng, trở lại đồng

Gồm thâu đến dấu vết toàn không có

Ai là người của chủ thể đồng.

Ý bài tụng này nói: Thu giữ khác làm đồng. Đồng không có tướng đồng, gượng gạo gọi là đồng. Đồng, nghĩa là thể của huyễn vắng lặng. Khác, nghĩa là dụng mà khiến xem xét.

Triệu Luận chép: cho nên Bát-nhã và chân đế, dụng nói tức đồng mà khác, lời nói vắng lặng tức khác mà đồng. Vì đồng nên chẳng có tâm kia, đây, vì khác nên chẳng mất đối với công soi chiếu. Ai được khéo viên thông?

Một lão ông Chung nam

Tên xuyên bóng trăng trên sông

Phải là người bắn chim cắt.

Ý bài tụng này nói: Về lý, dù như sự mà khác, giảng nói khác mà hoàn toàn đồng, là vì soi rọi cả hai, mà ngăn chận cả hai, nên gọi là viên thông.

Di môn tìm tòi đạo sâu mầu này, chỉ đế tâm của ta, Thiền sư là người chẳng được mà được.

2. Môn sự như lý: Pháp nương tựa viên thành lại đồng với viên khắp.

Nghĩa là các sự pháp vì với lý chẳng phải khác, nên có khả năng thuận theo lý mà tròn khắp, làm tướng cho môn trước, như một cặp. Nghĩa cùng khắp của môn này. Ba môn nghĩa chứa đựng, thành một cặp chứa đựng khắp vòng cho môn sau, kết quy quán đề.

Ông đã không bờ mé

Ta cũng theo như thế

Ơn đến nghĩa qua

Xưa nay như thế

Lý khắp pháp một, nhiều

Một, nhiều đồng với lý như thế

Nước sinh ngàn sóng khác

Ngàn sóng đồng một ẩm ướt.

Ý bài tụng này nói: Nghĩa pháp một, nhiều của hai môn tương như.

Ý không có tướng qua lại

Ai sau còn ai trước

Không động mà thay đổi

Hai mé đều mất.

Ý bài tụng này nói: Pháp một, nhiều đồng thời như nhau, đều không rời bản vị, khắp như lẫn nhau. Sau cùng, không có tướng trước, sau, qua, lại, cho nên biết ba đời mười phương vắng lặng thường trụ.

Oai nghi, đều là Thủ nho

Dọc, ngang đều là

Phổ Hiền Diệu hạnh đầu đầu

Vật vật không có thiếu.

Ý bài tụng này nói: Thủ nho, là Bồ-tát, Thủ nho trong hội Bátnhã, đạt tục tức chân, không sót hạnh vi tế. Phổ Hiền, xoay vần cứu giúp không có sơ sót, gọi là Phổ.

Gần cực á Thánh, gọi là Hiền. Hai vị Bồ-tát này vận chuyển bi, trí đồng thể, hóa độ chúng sinh của kiến khác. Chân tức tục mà sự tồn tại nhau. Tục dù tồn tại mà chẳng khác với chân.

Đường mê trong mặt trời

Đào đất để tìm kiếm trời xanh

Đem Nam làm Bắc tình cũng dung thứ

Đào đất tìm trời lại đáng xót thương.

Ý bài tụng này nói: chấp mắc tướng, phàm phu không đạt tương tức vô tướng, rộng lập tướng, mà ngoài tướng cầu chân, nào khác gì người mê đem Nam làm Bắc, tình mê khó bỏ. Lại, như đào đất, tìm trời, ngày nào tương ưng. Xa của xa, nên Phật nói: Người trong mê càng mê, thật đáng thương xót.

3. Môn sự hợp với lý sự: Tướng một ngàn ảnh của lưới ngọc châu đều ở trong một ngọc châu. Nghĩa: Một sự của đối tượng khắp trước kia đến đây, ấy là chủ thể bao dung. Do không thể của một sự trên, chủ thể bao gồm ở giữa, tất cả sự khác đều là thể không, không rời pháp giới. Cho nên, đều cùng hiện tướng chẳng hư hoại trong một hạt bụi, mà bao dung rộng khắp, nhưng nghĩa pháp đủ của ba môn trên, bảy môn dưới từ ba môn này mà sinh.

Một sợi lông xứng tánh

Thu nhiếp pháp không sót

Dù chia lý, sự khác

Một pháp bao dung khắp.

Nghĩa: Pháp, pháp lý, sự, di là mất. Một sợi lông là chánh báo, với tướng pháp tánh vì đủ chẳng phải một, chẳng phải khác, nên có thể nhiếp giữ mà không có mất.

Vô số các cõi trong hạt bụi

Có Phật khó suy nghĩ

Trong một hạt bụi y, chánh mười phương

Vô hạn Giá-na xoay bánh xe pháp.

Ý bài tụng này nói: Hiện y chánh trong y. Nhưng hai báo y, chánh mỗi mỗi đúng như lý hiện rõ ràng trong một sự, chẳng phải nhân dựa vào tình thức của con người mà hiểu.

Mắt, tai, dứt thấy, nghe

Thân, tâm đâu giác biết

Ngồi trong rừng chiên-đàn

Mũi không biết mùi hương.

Ý bài tụng này nói: Hai câu trên, nói y, chánh dung thông là cảnh trí của đại Bồ-tát Giá-na. Thanh văn còn lấp hết xem, nghe về hội tốt lành, huống chi phàm phu mê vọng thân tâm, đâu thể hay biết. Quả Phật nói rằng: Hiện quyết định thấy nghe, giác biết là pháp. Pháp này lìa thấy, nghe, hay biết. Nếu chấp mắc thấy, nghe, hay biết tức là thấy, nghe, hay biết. Phần lớn người đạt pháp vượt ngoài thấy, nghe, hay biết không chấp trụ thấy, nghe, hay biết, từ chối việc thọ dụng thấy, nghe, hay biết. Vậy thì một câu đến thọ dụng của đạo làm gì để sinh ra đạo?

Đêm hành đạo ở nhà nhàn nhã

Lúc ngồi thiền trong tĩnh thất

Trong lúc ngồi, nằm, kinh hành

Thọ dụng pháp Pháp Vương.

Ý bài tụng này nói: Người đạt pháp trong tĩnh thất, nhà nhàn nhã trong bốn oai nghi. Hoặc khi ngồi thiền, hành đạo, thọ dụng pháp lạc của sự lý bao dung, dung thông.

Thọ dụng hằng ngày ở nhà mình

Đâu cần kiễng chân tìm đường?

Hành đạo ở nhà nhàn nhã hoàn toàn do ta

An thiền nhà tĩnh là ở đâu?

Ý bài tụng này nói: Sự của một thân, biến đổi sự, lý dung thông ở

chính mình. Trong sự thọ dụng hằng ngày, đâu cần nhọc công tìm đạo mầu nhiệm?

4. Môn cuộc hạn chung chẳng có trở ngại: Đạo tràng lớn Hoa Nghiêm pháp giới, mảy may không dao động, nhất tề hiển bày.

Nghĩa chép: Chung là thể của pháp sự, là không cuộc hạn, không hư hoại thành sự tướng. Mỗi sự pháp vì không ngăn ngại lẫn nhau, nên nói vô ngại,

Do hai môn trước vì chẳng khác với lý nên chỉ chung. Nay, thêm nghĩa chẳng phải một, vì nhằm làm sáng tỏ thể của thành sự, gồm cả cuộc hạn, nên kinh nói: Tùy duyên cảm đến đều cùng khắp, là nghĩa suốt qua, mà thường ở toàn Bồ-đề này, là nghĩa cuộc hạn. Không dao động một vị mà khắp trong tất cả vị, là giải thích nghĩa khắp vòng của môn thứ hai.

Chẳng ở, không tồn tại

Trước mắt khắp mười phương

Khắp trong một đường lối

Xa, gần đều rực rỡ.

Nghĩa: chẳng ở: Thể không mà khắp mười phương xa. Không ở, là không có gì không ở. Không hoại tướng mà ở gần trước mắt. Lý Trưởng giả nói: Vô biên cõi nước, mình, người không cách biệt mảy may. Mười đời xưa nay đầu cuối không lìa đương niệm. Lại, kinh Duy-ma nói: Thiên nữ hỏi Xá-lợi-phất rằng: Sắc tướng của thân nữ hiện nay đang ở đâu? Xá-lợi-phất nói: Không có ở mà đều ở. Thiên nữ nói: Tất cả cũng giống như thế. Nói về không có ở, đều ở, Phật đã nói rồi.

Không nhích bước,

Mà khắp ngang dọc

Đâu là rộng lớn?

Một mặt trăng ở trên trời

Bóng phân tán khắp các dòng nước.

Ý bài tụng này nói: Câu trên, cuộc hạn suốt qua vô ngại. Câu dưới, chung cho không trở ngại, cuộc hạn nên tự tại mười phương, đều là diệu dụng của người đạt.

Bụi bụi chẳng phải một khác

Cõi cõi há gần xa

Rực rỡ ngồi không chánh

Ai đến căn cơ hai đầu?

Ý bài tụng này nói: Sự chẳng phải một thì thành sự, nghĩa chẳng phải khác, thì nghĩa không của thể. Lý chẳng phải khác, thì nghĩa chẳng thay đổi, chẳng phải một, thì nghĩa tùy duyên. Người y cứ tỏ ngộ thì chuyển biến chúng sinh, đồng với mình, trông dường như gần, kẻ mê, tâm chuyển biến theo vật, thì xa.

Nay, thì chung cho hạn cuộc chẳng có trở ngại, diệt hết một, khác, dứt gần, xa, vật vật sáng suốt.

Liễu, trướng, cầu dài treo hoa

Cửa thềm nhỏ

Đầu đầu đều lộ ra thu tức chân

Vật vật toàn rực rỡ tâm Phật xưa.

Ý bài tụng này nói: Trước mắt, tướng tánh thật tế viên dung, tin thì nhận lấy, không nhọc tâm sức.

Nếu giảng nói pháp như thế

Sức đâu dùng, phí công phu

Vốn tự viên thành

Không nhọc tâm sức.

Ý bài tụng này nói: Chân như không giữ gìn tự tánh, vì từ trước đến nay, pháp nhĩ tùy duyên, thành tựu trướng liễu mà tạo ra hoa. Toàn rực rỡ diệu hữu, hiện thiên văn mà giảng nói địa lý. Hiện rõ hết chân không, nào nhọc công giải thích minh diệu để tuyên dương. Đâu nhờ thần thông mà chỉ bày rõ. Người đạt có thể như thế, không dùng công phu. Nếu là quan hệ tình, đóng cửa vững chắc, ở khóa thức khó mở, thì khó mở. Chưa giảng nói pháp nhĩ toàn chân, cần phải nhờ trí quán của Chung Nam mà thầm khế hội.

5. Môn rộng, hẹp vô ngại:

Tất cả bụi thế giới Hoa Tạng

Thấy pháp giới trong mỗi hạt bụi.

Nghĩa: Vì chẳng phải khác, nên một hạt bụi thể là không, đều có công năng bao dung rộng vô biên biển cõi, nên gọi là rộng. Vì chẳng phải một, nên không phá hoại một hạt bụi, vì tướng nhỏ nhiệm, thành thể của sự, nên gọi là hẹp. Vì rộng, hẹp dung thông lẫn nhau nên nói là vô ngại.

Ba môn chỉ rộng, ở đây gồm nghĩa hẹp để giải thích, là bao gồm thứ ba.

Không lay động một sợi lông

Bao dung vô tận

Hột cải nhận lấy Tu-di

Trên hẹp, dưới rộng.

Đầu sợi lông chứa đựng các cõi

Nhiều như số giọt nước biển

Biển cõi vào đầu sợi lông

Chánh bao dung y, y nhập chánh.

Ý bài tụng này nói: Trên hẹp chẳng trở ngại rộng, dưới rộng chẳng trở ngại hẹp.

Biển cõi vốn chẳng phải nhỏ

Đầu sợi lông vốn không rộng

Mỗi đêm trụ vào vị mình

Đều không có qua lại.

Ý bài tụng này nói: Pháp, sự một, nhiều chẳng hư hoại tướng, mà còn thu nhiếp lẫn nhau, bao dung, chỉ trí soi rọi mới sáng suốt, chẳng phải được tạo nên bởi tình thức.

Ngó lại tìm kiếm thì dễ

Tiến bước đánh giết lại khó

Chịu đến hai tay chia nhau cho

Nghĩa bỏ ngàn tầm chẳng thể vin.

Ý bài tụng này nói: Quên mất tình, phản chiếu thì dễ, tương ưng để nhận thức mười độ, tiến tới cầu, thật khó lãnh hội. Vả lại, như hội mầu nhiệm, một câu chỉ thú quán của Chung Nam làm sao sinh đạo?

Chủ yếu hội ý chỉ Chung Nam

Đầu bò để yên trên đuôi

Tay rỗng không cầm đầu bừa

Đi bộ cưỡi bò dưới nước.

Ý bài tụng này nói: câu nói hay về sự tham cứu rộng hẹp của Thiền sư Đế Tâm, dưới đây không có thích ứng riêng, mà phải hội ý mầu nhiệm.

6. Môn bao dung khắp vô ngại: Chỉ một thân vững chắc, sâu kín, nhìn thấy trong tất cả hạt bụi.

Nghĩa: Hai, bốn chỉ nghĩa khắp, năm là chỉ nghĩa bao dung. Nay, kết hợp lại đồng thời đủ cả hai nghĩa này. Khi một pháp đối chiếu với nhiều, dù phổ biến, nhưng tức rộng bao dung, khi nhiều pháp so sánh với một pháp, thu giữ một pháp trong nhiều pháp, dù bao dung rộng mà tức cùng khắp. Vì khắp tức bao dung, bao dung tức khắp, nên nói vô ngại.

Một pháp đối chiếu nhiều

Đồng thời thu giữ khắp

Khắp, thu giữ dù đồng thời

Khi giảng nói phần nhiều ở sau

Một chiếc gương nhập nhiều chiếc gương

Nhiều thân vào một thân

Một thân hiện khắp tất cả mặt nước

Tất cả mặt nước, một trăng, thu giữ trăng.

Ý bài tụng này nói: Một pháp của câu trên, đối chiếu với nhiều pháp, dùng dụ để chứng tỏ pháp. Nhiều pháp của câu dưới đối chiếu với tất cả pháp, tức pháp của môn sau, nghĩa ở đồng thời.

Thời cùng chỉ một niệm

Xứ cực chỉ mảy may

Một niệm nhưng vào nhiều kiếp

Một hạt bụi khắp mười phương.

Ý bài tụng này nói: y cứ thời gian một niệm, dọc cùng ba đời, y cứ ở xứ, một hạt bụi, ngang (không gian) khắp mười phương. Một pháp đối chiếu nhiều, nghĩa đồng thời ở đây.

Thấy trăng, thôi nhìn ngón tay

Trở về nhà, bỏ việc hỏi bến

Được thỏ quên bẫy

Được cá quên nơm.

Ý bài tụng này nói: Một niệm đã tỏ ngộ, thấy trong mỗi một hạt bụi, đồng thời khắp, thu giữ lẫn nhau không hề chướng ngại, như nhìn thấy mặt trăng mà không nhìn đầu ngón tay, giống như đã về đến nhà mà thôi hỏi bến.

Lý Lăng ở ải Bắc

Nguyên là quan nhà Hán

Anh hùng không phục man di

Chết, lại đắp đài cao

Dễ hướng về quê cũ.

Ý bài tụng này nói: Lý Lăng, con của Lý Quảng, tên Lăng, tự là Thiếu Khanh (Quốc vụ khanh). Vào thời kỳ Võ Đế tiền Hán, đem năm ngàn binh lính chinh phạt Đan Vu ở phương Bắc. Vì năng lực không đủ, bèn sa vào giặc Phiên, không trở về, ông xây chiếc đài cao mà trông về quê cũ, dùng một pháp hướng về nhiều pháp, không thể dùng tình mà đến được.

7. Môn thú nhập vô ngại:

Tất cả Phật mười phương

Đều vào một lỗ chân lông.

Nghĩa: Nhiều pháp hướng về một, gọi là thu giữ vào, nghĩa là không có nhiều để khắp, không có nhiều để bao dung, nên nói: Giữ nhập. Thu giữ chánh tức nhập, chánh nhập tức thu giữ, nên nói là vô ngại.

Nhiều pháp: Là tất cả sự pháp được bao dung khắp trước kia. Đến đây, chính là chủ thể giữ, chủ thể nhập.

Một pháp; Là một sự chủ thể khắp, chủ thể chứa đựng trước kia. Đến đây, tức là đối tượng giữ, đối tượng nhập. Nói có pháp trước, sau ở đồng thời.

Nhiều pháp đối chiếu một, không còn có trước, sau, giữ nhập không có trước, sau, lập nghĩa một ở trước.

Chủ thể này tức đối tượng kia Đối tượng hiện nay là chủ thể trước Chỉ là người cũ.

Ý bài tụng này nói: Một, nhiều đối nhau, không có chủ thể nhất định, đối tượng nhất định. Mặc dù là chủ thể, đối tượng nhưng chẳng phải chủ thể, đối tượng, vì pháp là đồng thời.

Thu giữ khắp chẳng có trước, sau

Làm môn, lập tên khác

Trở về nguồn, tánh không hai

Phương tiện có nhiều môn.

Ý bài tụng này nói: Thể đối đãi nhau, viên dung không có trước, sau, dụng thuận được khắp, thường suy nghĩ có tên khác.

Gương soi phần nhiều có phép tắc. Thì đèn một không có thiếu, đầy Ánh sáng một đèn soi rọi nhau Ngàn ảnh gương soi dựa vào nhau.

Ý bài tụng này nói: Nhiều gương soi dụ cho nhiều pháp, một ngọn đèn dụ cho trí quán.

Nếu vậy, thì một ngọn đèn trong mười chiếc gương, tâm thấy từng ngọn đèn, ngọn đèn soi rọi lẫn nhau, gương gương bao dung lẫn nhau. Theo tiêu chuẩn thì sự phân chia đồng đều, vơi, đầy, trí không có thêm bớt, có thể nói là bao dung lẫn nhau mà vẫn chẳng trở ngại khắp nhau, chánh thu giữ lẫn nhau nhưng không ngăn ngại nhập vào lẫn nhau. Chém hoàng phi nhân phát cây

Sông Hoàng hà trong thấu đáy Mắt trời con ngươi rồng Triệt để thấy suốt.

Ý bài tụng này nói: Dẫn Bác Vật chí chép: sông trời thông với biển, bãi biển, năm năm tám tháng có linh phát cây, qua lại không sai hẹn. Có bác vọng hầu trương khiên. Chứa nhóm nhiều lương thực, nhân phát cây mà đi. Chợt thoáng, bất giác ngày đêm, bỗng nhiên đến một chỗ, thấy trong nhà có nhiều cô gái đang dệt, chỉ có một người đàn ông dắt bò đến bãi nhỏ không uống, hoảng sợ hỏi rằng:

Ông từ đâu đến đây? Khiên bèn hỏi:

Đây là nơi nào? Người đàn ông nói:

Ông hãy sang đất Thục hỏi Nghiêm Quân Bình. Khiên bèn đi như lời người ấy nói. Quân Bình nói: Vào ngày, tháng, năm ấy, có sao khách phạm ở đẩu ngưu, chính là đến hôm nay. Đã phạm ngưu đẩu, tất nhiên gởi gắm con người. Phân tích lấy pháp của trí quán, tinh túy, sáng suốt, mới có thể thấu suốt nên phát ra lời bàn bạc vô vị, không thể lấy tình thức mà trắc nghiệm giả dối được.

8. Môn giao thiệp vô ngại:

Pháp thân chư Phật nhập tánh ta Tánh ta lại hợp chung Như Lai.

Nghĩa: Giao, nghĩa là giao nhau. Thiệp, nghĩa là quan thiệp. Dùng một trong sáu đối chiếu với nhiều, quan thiệp nhiều trong bảy, đối chiếu một. Nhiều trong bảy đối chiếu một, lẫn giao với một trong sáu, đối chiếu với nhiều. Giao tiếp lẫn nhau, quan thiệp vô ngại, thành một nhiều hai lớp, chủ, pháp.

Khắp bao dung giữ nhập

Có chủ không có bạn

Chủ là nghĩa tự tại

Giao thiệp nào ngại gì

Lụa là gấm vóc buộc trong

Đâu phân biệt chủ nhân ông

Có khách, phải vâng theo chủ

Không có khách, đồng tôn trọng.

Ý bài tụng này nói: Lụa là, gấm vóc buộc bốn nghĩa trong ý lấy trời, góc bãi bể, bốn phương, tám mặt. Pháp chủ của một, nhiều đã không lập bạn, ai là người phân biệt nhận biết được chủ? Đạo khác không hề khác

Văn khác giữa một, nhiều

Chủ chẳng khác kia, đây.

Ý bài tụng này nói: Đi bộ một, nhiều gọi khác, diệu thể viên dung chẳng khác. Nay, biểu thị rõ chủ, pháp viên dung, vì quét sạch dấu vết khác, nên nói không hề khác.

Nói đồng nhiều xứ đồng

Nói đồng nhân khác lập

Chẳng có khác, đồng, nào đồng?

Ý bài tụng này nói: Nhân đồng lập khác, nhân khác, đồng rực rỡ. Nay, bạn khác trong môn này, chẳng lập biểu thị riêng chủ, pháp, vì trái lại đồng của đối khác kia, nên nói lắm xứ đồng.

Ba môn đối với điện Phật

Cột lộ ra treo lồng đèn

Cánh tay dài, xiêm y ngắn

Chân gầy, mang giày cỏ rộng.

Ý bài tụng này nói: Biên chép đồng, khác ở trên đều phân phát, chỉ chú tồn tại riêng, vật vật thuần chân. Tiện tay nhón đến, dọc, ngang được khéo léo. Di môn xoay vần vì các vị không khỏi giảng nói lại nghĩa này.

Chạm mát chuông rừng

Đêm một trận gió từ phía bắc thổi đến

Cuốn rèm ánh sáng mùa thu se lạnh

Mở cửa sổ khí nắng trong veo.

Ý bài tụng này nói: Chuông rừng, vì lịnh luật sáu tháng, nên lấy gió Bắc cho là mát. Môn này với một thể trạng đèn lồng, cột lộ ra của điện Phật ba cửa, lãnh hội qua. Đã là chủ trong luận chủ, thì ai dám nói chấp mắc danh tự? Phải là ý chỉ bí mật không phạm đương đầu.

Đổng Sơn nói: Chỉ có thể không xúc phạm húy hiện nay, vượt hơn tai cắt lưỡi của triều đại trước.

9. Môn tương tại vô ngại: Một tướng vào khắp tai của các vị, tai của các vị ở trong một tiếng.

Nghĩa: Trong tám môn trước, dù đã gồm thâu hai môn sáu, bảy nhưng chủ thể khắp, chủ thể chứa đựng, chủ thể thu giữ, chủ thể nhập, là chủ pháp của hai lớp một, nhiều.

Nay, trong môn này gồm thâu, đối tượng khắp, chứa đựng, đối tượng giữ, nhập là hai lớp bạn pháp, gồm thu giữ pháp khác, vì nhập vào pháp của người, nên được nhân quả dung thông, lẫn lộn phàm, Thánh, thông suốt nhau, hoàn toàn chỉ là bạn, đều tồn tại lẫn nhau.

Đối tượng thu giữ, đối tượng nhập

Có bạn, không có chủ

Bạn là nghĩa khách trọ

Dấu bèo lẫn quê cũ

Viên minh, nơi chốn chân

Đâu phân biệt khách trong chủ

Chín cung không chịu luyến ái

Một mình vào ngã tư đường.

Ý bài tụng này nói: Viên minh là phân biệt khác với vô minh của phàm phu. Nhị thừa tợ minh, Bồ-tát phân minh, Phật hiệu viên minh, tiêu biểu toàn là chủ, toàn bạn, nghĩa là trí bậc Thánh kia sau chứng chân, công thành không là chúa tể. Nhập trở về trần lao lẫn lộn, đồng với dấu vết phàm, chỗ chỗ tròn sáng, không hề mờ tối. Đã không có chủ ngoài khách thì ai là người phân biệt toàn chủ là khách? Vì ý chỉ rõ lập riêng, nên nói ai biện biệt?

Xưa làm chủ trong nhà

Nay làm người môn hạ

Không nghĩ đến phong cảnh vườn nhà tốt đẹp

Khước từ theo sợi bông liễu Bận rộn ở đầu giường.

Ý bài tụng này nói: Trước hoàn toàn làm chủ pháp, nay làm người dưới cấp ngoài cửa, chứng tỏ toàn là bạn pháp.

Nên vì làm mới lại

Phật cũ mới thành

Mới thành Phật cũ.

Ý bài tụng này nói: Bỏ mới nói là cũ, giảng nói chủ pháp. Bỏ cũ, nói là mới, giảng nói bạn pháp. Mới lại cũ là hoàn toàn khách làm chủ, ghi chép chủ pháp một, nhiều của tám môn trước.

Mới cũ nên lại mới

Tùy duyên tức bất biến

Bất biến tức tùy duyên.

Ý bài tụng này nói: Cũ trở lại mới, là toàn chủ làm bạn, chính là nói rõ bạn pháp của một, nhiều của môn này. Như nhà nông, ngàn muôn trở về Hàn Sơn, Thập Đắc là bậc Thánh v.v…, hiểu rõ về chỗ lý thật tế của bên nào, tức là đến kiến lập đầu môn hóa độ, thị hiện hình nghi, tiếp vật lợi danh, mở mang đạo Thánh. Tùy duyên ngày càng mới, toàn là bạn của chủ kia, nên nói mới trở lại.

Gió dậy đường Trường An

Ba-tư vào Đại Tần

Thắng cảnh nhiều người tài

Biển tánh sóng nổi lên.

Đại ý bài tụng này nói: Gió giáo Hoa Nghiêm khởi xướng ở Trường An, kinh đô của Hán Cao Tổ, nói với các quan liêu: Mong cho con cháu của trẫm được Trường an ở đây, nên gọi là Trường An.

Đại Tần: Tên nước của Thỉ Hoàng, trước kia ở Trường An, gọi là Đại Tần. Do gọi sông là sông Tần. Về sau, đời Đường đổi thành sông Hoa Nghiêm. Người dịch, giảng nói Bá Dương biên soạn không biết số ấy. Vả lại, như Tam tạng Phật-Đà-Bạt-Đà-la, Thật-xoa-nan-đà, đều là các bậc Thánh tăng của nước khác, đặc biệt đem đại giáo đến nơi dịch thuật, giảng nói rộng về công tác phiên dịch, trình bày nghĩa kinh. Như vua Ba-tư kia vào Trường An của Đaị Tần. Lại, Hòa thượng Đỗ Thuận, Tôn giả Vân Hoa Nghiêm, Quốc sư Hiền Thủ, Thanh Lương, Khuê Phong, v.v… đã soạn ra sớ chương, giảng nói lưu thông cũng như vua Ba-tư khéo có ấn riêng.

10. Môn dung khắp vô ngại:

Lẫn lộn không trong ngoài

Dung hòa trên dưới bình.

Nghĩa: Phổ là rộng lớn, rộng gồm thâu pháp khác nhau một, nhiều của chín môn trước. Nghĩa và đại chứa đựng tánh, tướng quyền, thật, đốn, tiệm của Ba thừa. Dung, nghĩa là hòa, dung thông nhiều lớp một, nhiều của hai môn trước, chủ, bạn đồng thời chẳng có chướng ngại. Tuy nhiên, một là nghĩa gốc, là phát sinh nền tảng đầu tiên của môn sau. Mười là môn chung, là thu giữ kho tàng của pháp trước. Lại, mười là Viên giáo, thu giữ sự sự mà đều viên, nên nói là dung chứa khắp.

Đại kinh nói: Thú hướng tới chỗ sâu kín, khánh kiệt môn này. Soi rọi các lớp cửa vô tận của pháp giới. Bao dung thuần chân, các tượng sai biệt.

Đồng thời chủ, bạn

Xin để ý cho

Không được thầy dạy

Sẽ phạm bao nhiêu sai lầm?

Hai chủ, bạn không khác

Thánh, phàm chung một nhà

Ráng và vịt trời lẻ loi đồng bay

Nước mùa thu chung sắc với bầu trời.

Ý bài tụng này nói: Chủ, bạn khó phân, một thể phàm, Thánh, chỉ nêu rõ lẫn lộn dung thông vô ngại, sự vắng lặng mầu nhiệm tồn tại riêng biệt.

Dựng hư không có bờ

Không sinh trong đại giác

Như một hòn bọt biển.

Ý bài tụng này nói: Dụng không, của pháp thỉ. Phổ Hiền nói: Hư không có thể đo lường, gió có thể trói buộc. Hạt cải nhỏ nhoi, thể không có bờ bến. Một hạt bụi xứng lý, đâu có bến bờ.

Ý bài tụng này nói: Hạt cải như núi Tu-di, thể không có bờ bến. Kinh nói: Lỗ chân lông dung chứa các cõi kia. Các cõi không thể khắp lỗ chân lông. Ngài Thanh Lương nói: Quán cảnh Phật ở hạt bụi, sợi lông. Đây là chánh kết biểu thị rõ sự rộng lớn dung thông vô ngại, là công đức vô tận không thể suy nghĩ, bàn luận.

Tận cùng được cội nguồn mầu nhiệm

Theo dòng chảy mặc tình đếm cát

Thuận theo dòng mới được tốt đẹp

Ở bờ, từ bỏ người mê.

Ý bài tụng này nói: Nghiên cứu cùng cực môn quán. Giải tinh diệu, đạt sự lý viên thông, giống như từng cành từng cành mà được gốc, như từng dòng nước, dòng nước mà gặp được nguồn, nào ngại gì giảng giáo độ sinh, đâu trở ngại phân biệt danh tướng. Hoặc gặp sĩ phu trên, chỉ thẳng tâm viên dung gặp giòng giữa, dưới, chỉ bảo xoay vần giáo thứ lớp ban bố hàng lớp, thuận dòng được mầu. Theo người khác ra biển đếm cát. Suốt căn sâu của pháp, đến nơi kia tìm cành hái lá. Vận dụng trí vô ngại của ba quán, cùng tận mọi căn cơ, bi nhất cực với đồng thể, đều về đạo mầu nhiệm dung thông rộng lớn.

Giảng nói sâu chỉ thú của Đỗ Thuận

Cần gì uống trà của Triệu Châu

Giảng nói chung lưới huyền diệu quán

Cần gì tham thiền hỏi đạo?

Ý bài tụng này nói: Thiền sư Đế Tâm gom góp chỉ thú của quán này, tóm lấy yếu chỉ mầu nhiệm của Hoa Nghiêm, gom thành ba lớp. Lập bày môn mầu nhiệm của pháp giới, chung thành một quán, thì lượng giải thích của các kinh sẽ không đến. Sự đề xướng của thiền tông chẳng bằng. Dù nói xét nghĩ đến sự cắt đứt của lão trực, nhưng khó so sánh với sự dung thông rộng lớn vô ngại. Than ôi! Từng nghe có lời rằng: Nếu người hội được quán pháp giới, tham thiền rõ một nửa, sự sâu xa của tông lấy đây để bình luận. Lẽ ra, nên nói rằng: giảng nói sâu xa chỉ thú của Đỗ Thuận, ưa uống trà của Triệu Châu, thì đâu có ngày xưa vị tăng đến chỗ Triệu Châu. Châu nói:

Có từng đến đây không?

Vị tăng đáp:

Từng đến đây.Triệu Châu nói:

Uống trà đi.

Về sau, lại có vị tăng đến, cũng nói:

Cò từng đến đây chăng?

Vị tăng đáp:

Chưa từng đến.

Châu nói rằng:

Uống trà đi.

Viên chủ hỏi Triệu Châu rằng:

Từng đến. Cũng bảo uống trà đi, không từng đến, cũng bảo:

Uống trà đi. Ý tôn trọng như thế nào?

Châu gọi viện chủ, viện chủ nên đáp. Châu nói rằng:

Uống trà đi.

Các nhân giả! Xem Triệu Châu khác, Phật xưa dù là dùng một căn cơ này, quen được dịp tiện kia, không ngại gì trên một chén trà, khắp tiếp đãi ba căn, tức là khiến các phương điểm đầu, hứa với nhau chỉ có Di Môn là đạo gì? Đâu cần của Triệu Châu? Nếu cũng xem xét được phát ra, thì ấy là thấy diệu huyền quét bỏ bụi bặm, mửa ra hết vị khí của pháp Phật. Hoặc giả chưa nghiên cứu tông mầu nhiệm, mới là trí vô ngại rộng lớn.

Giải thích: Tuyệt bút của Di Môn khen: Pháp nhĩ không như thế Giáo như thế là gì?

Giáo không như thế là gì? Không như thế pháp nhĩ Không như thế là gì?

Phổ Hiền xấu hổ, sợ hãi khôn xiết

Đạo chẳng phải thực hành được một lần sợ sệt gì

Văn-thù-thất-lợi, thể bặt, quần tượng, chủ thể biết, trí mất.

Giải thích bài tụng của người xưa:

Đại đạo tràng Hoa Nghiêm pháp giới

Gồm thân ở trong khen ngợi chẳng bằng.

Không lay động nhỏ nhặt thảy đều rực rỡ

Y, chánh đồng hiện ở đạo tràng trăng nước

Xưa nay khác lạ, không có qua lại

Ba đời không dời, trước mắt có thể nghiệm

Kéo dài, rút ngắn, không hề có ngắn dài

Một niệm muôn năm thể bặt thêm, bớt

Chủ, bạn liên quan nhau cũng như lưới Đế-thích

Một, nhiều giao thiệp, thu lại, mở ra tự tại

Thánh, phàm thông suốt với nhau như ánh sáng ngọn đèn

Nhiễm, tịnh dung thông rất không có chướng ngại

Tỳ-lô vốn dứt tướng nhiều mối,

Ánh sáng soi rọi rộng huyền vắng lặng thể một

Xanh tức xanh vậy, vàng tức vàng

Tùy duyên thành đức ứng vật hiện hình

Lầm thích khánh chung hý bút thư

Giọt sương, lạnh trời đất

Di Môn trăng nước trong

Sâu kín của Chung Nam

Cọp đá huýt gió sinh

Chủ thích tụng môn pháp giới quán.

Pages: 1 2