BÁCH VẠN PHÁP

Phật Quang Đại Từ Điển

Tức là một trăm vạn ngôi tháp nhỏ, trong có để Mật tạng đà la ni, đặt thờ trong mười ngôi chùa lớn tại Nhật Bản. Cứ theo Tục Nhật Bản kỉ quyển 30 chép, thì năm Thiên bình bảo tự thứ 8 (764), sau khi dẹp tan cuộc nổi loạn của Huệ Mỹ, để trấn giữ đất nước và sám hối diệt tội, Thiên Hoàng Hiếu Đà La Ni Căn Bản trong Bách Vạn Pháp khiêm, theo lời dạy trong kinh Vô cấu thanh tịnh quang đà la ni, làm một trăm vạn ngôi tháp nhỏ ba tầng bằng gỗ, cao bốn tấc năm phân, đường kính nền tháp ba tấc năm phân, trong để các Đà la ni căn bản, Tự tâm ấn, Tướng luân và lục độ. Tháng 4 năm Bảo qui Nguyên niên (770), hoàn thành toàn bộ, số tháp được chia cho mười chùa lớn (bảy chùa lớn ở Nam Đô, chùa Tứ Thiên vương ở Nhiếp tân, chùa Sùng Phúc ở Cận Giang, và chùa Hoằng Phúc ở Đại Hòa), các chùa liền kiến thiết nhà viện để đặt tháp, gọi là Tiểu Tháp Viện, hoặc gọi là Vạn Tháp Viện.

Trong đó, hiện nay, ở chùa Pháp Long còn khoảng bốn vạn tòa tháp. Phần thân của các tháp làm bằng gỗ cây cối (cũng là một loại tùng), cao độ hai mươi ba phân tây (một số ít hình lớn thì cao bốn mươi lăm phân tây). Đem tháo bộ phận tướng luân xuống thì thân tháp rỗng, trong đó có để những Đà la ni nói trong kinh Vô cấu thanh tịnh quang đà la ni, in trên giấy thô vàng (có số ít viết tay), dài từ khoảng sáu đến bảy phân tây, rộng khoảng bốn mươi bảy đến sáu mươi phân tây.

Cứ theo chỗ suy đoán thì những đà la ni này có thể đã được in trên các bản đồng, là những ấn loát phẩm sớm nhất của Nhật Bản, hoặc cũng có người bảo đây là một trong những vật ấn loát xưa nhất thế giới mà nay hiện còn. [X. Đông đại tự yếu lục Q.1, Q.4; Nguyên hanh thích thư Q.23; Quốc bảo mục lục; Bách vạn tiểu tháp tứ khảo]. (xt. Tháp).