BẠCH NGUYỆT

Phật Quang Đại Từ Điển

Phạm: zukla-pakwa, Pàli: sukkapakkha. Dịch âm là Thú ca la bác khất-sử. Chính tên là Bạch bán (nửa trắng). Cũng gọi là Bạch nguyệt phần (phần tháng trắng), bạch phần (phần trắng). Chỉ cho khoảng thời gian từ trăng mới nhú đến trăng tròn.

Đối lại với Hắc nguyệt. Lịch pháp Ấn Độ, theo sự tròn, khuyết của mặt trăng mà lập tên trắng, đen. Và cách ghi tháng của Ấn Độ là đen trước trắng sau, vì thế tháng trắng là nửa phần đầu của tháng, tương đương với ngày mồng 1 đến 15 mỗi tháng âm lịch của Trung Quốc và Nhật Bản.

Đại đường Tây Vực kí quyển 2 (Đại 51, 875 hạ) nói: Trăng nhú đến tròn đầy gọi là phần trắng; trăng khuyết đến tối đen, gọi là phần đen. Phần đen có mười bốn ngày hay mười lăm ngày, vì có tháng đủ, tháng thiếu. Đen trước trắng sau, gộp làm một tháng. [X. kinh Tú diệu Q.thượng; luận Lập thế a tì đàm Q.6; Câu xá luận quang kí Q.11]. (xt. Hắc Nguyệt).