bạch bạch nghiệp

Phật Quang Đại Từ Điển

(白白業) Thông thường chỉ thiện nghiệp ở Sắc giới. Còn gọi là Bạch bạch báo nghiệp, Bạch bạch dị thục nghiệp (Phạm: Karmaô suklaô zukla-vipàkaô, Pàli: Kammaô zukkaô sukka-vipàkaô). Là một trong bốn nghiệp (hắc hắc dị thục nghiệp, bạch bạch dị thục nghiệp, hắc bạch hắc bạch dị thục nghiệp, phi hắc phi bạch dị thục nghiệp); bốn loại nghiệp này y cứ vào nghiệp thiện và bất thiện mà khu biệt bốn loại nghiệp quả báo ứng. Bạch bạch nghiệp là nghiệp thứ hai trong bốn nghiệp, vì tính chất của nghiệp này là thiện, không lẫn phiền não ô uế và xấu ác, nên quả báo cũng thanh tịnh, tức nhân là thiện nên cảm quả vui, nghĩa là thiện thì có thiện báo. Vì nghiệp trong trắng, dị thục (quả báo) cũng trong trắng, cho nên gọi là Bạch bạch nghiệp (nghiệp trắng phau). Trong ba cõi, thiện nghiệp ở cõi Dục phần nhiều có lẫn lộn các pháp xấu ác, ô uế, nên thông thường không được gọi là bạch bạch nghiệp; còn thiện nghiệp ở cõi Vô sắc có được gọi là bạch bạch hay không thì có nhiều thuyết khác nhau. Cứ theo luận Thành thực nói, thì người và trời ở cõi Sắc, cõi Vô sắc và một phần cõi Dục, có thể cảm được những chỗ không khổ não, tức là bạch bạch nghiệp; cứ theo đó thì thiện nghiệp ở cõi Vô sắc cũng có thể gọi là Bạch bạch nghiệp. Nhưng luận Đại tì-bà-sa quyển 114 có chép hai thuyết, một thuyết cho rằng, thiện ở cõi Vô sắc tuy cũng được gọi là bạch nghiệp, nhưng vì cõi Vô sắc còn thiếu Trung hữu, sắc nghiệp, hai nghiệp thân, khẩu, nên tuy có thể chiêu cảm dị thục, song không thể gọi là bạch dị thục, cho nên không được nhận là Bạch bạch nghiệp. Còn một thuyết thì bảo thiện ở cõi Vô sắc cũng gọi là Bạch bạch. [X. luận Câu xá Q.16; luận Thành thực Q.8; luận Thuận chính lí Q.41]. (xt. Tứ Nghiệp).