bạc già phạm ca

Phật Quang Đại Từ Điển

(薄伽梵歌) Phạm: Bhagavad-gìtà. Còn gọi là Thánh bà già phạm ca. Dịch ý là Thế Tôn Ca. Là thơ tôn giáo của Ấn Độ cổ đại. Tức là bộ phận trong Đại tự sự thi (Phạm: Mahàbhàrata, dịch âm: Ma ha bàla đa) từ chương 25 đến chương 42 trong quyển 6 phẩm Tì tu ma.Tác giả cũng như tác phẩm được viết vào thời đại vào đều không rõ, người ta chỉ có thể suy định nó đã được viết vào khoảng thế kỉ thứ I Tây lịch. Đây là các bài ca Thần Thánh, là Thánh kinh của phái Tì thấp nô thuộc Ấn Độ giáo, mà đến nay, tín đồ Ấn Độ giáo trên toàn quốc đều đọc tụng. Nội dung chủ yếu tiếp thu tư tưởng triết học và quan niệm luân lí của ba phái Số luận, Du già và Phệ đàn đa, ứng dụng phương pháp tu luyện Du già, khiến cho linh hồn cá thể là Ngã và linh hồn vũ trụ là Phạm kết hợp với nhau, để đạt đến cảnh giới tối cao (Niết bàn) mà thoát khỏi luân hồi sinh tử. Tức dựa vào cuộc đối thoại giữa vương tử A Nhĩ Nhu Na (Phạm: Arjuna) và hóa thân của Tì Thấp Nô Là Cát Lật Sắt Nô (Phạm: Kfwịa) mà nhấn mạnh hành vi không chấp trước là con đường duy nhất mà loài người nên theo, tức nương vào chính trí mà triển khai tư tưởng trí, hành hợp nhất, coi đó là con đường giải thoát vậy. Mà nếu muốn tu đạo giải thoát một cách dễ dàng, thì phải tuyệt đối tin yêu (Phạm:bhakti) thần duy nhất, thuyết này là nguồn gốc phát triển của phái Tì Thấp Nô. Sự phát triển tư tưởng triết học của Ấn Độ giáo, thường là do hình thức chú thích các bài ca Bạc già phạm. [X. F. Edgerton: The Bhagavad-Gìtà, 2 vols., 1945; Thánh bà già phạm ca (Cao nam thuận thứ lang)].