BÀ THA

Phật Quang Đại Từ Điển

(婆蹉) I – Bà Tha. Là một trong các đệ tử của đức Phật. Còn gọi là Bà Tha. Bà Tha thường tu khổ hạnh, được đức Phật tán thán. Kinh Tăng Nhất A Hàm quyển 3 (Đại 2, 557 hạ), nói: Tỉ Khưu bậc nhất trong chúng Thanh Văn của ta, (…) khổ thân ngồi ngoài trời, không tránh mưa gió, đó là Tỉ Khưu Bà Ta vậy.

II – Bà Tha. Là người cùng thời đại với đức Phật. Cứ theo kinh điển A Hàm chép, thì người này đã từng nhiều lần thỉnh ý đức Phật và ngài Mục Kiền Liên về các vấn đề, như: sự quan hệ giữa thân và mệnh, sau khi chết, Như Lai có hay không có, có ngã hay không ngã, thế gian là thường hay vô thường v.v… Kinh Tạp A Hàm quyển 34, khi chép về sự tích của người này, gọi là Bà tha chủng xuất gia(Pàli: Vacchagotta Pribbàjaka). Bà Tha, nguyên là tên của một người thuộc chủng tộc Ấn Độ, nhưng ở đây lại bảo là người xuất gia tu hành thuộc giòng Bà Tha, mà sự qui y xuất gia cũng không phải theo Phật giáo, nhưng là một người xuất gia ngoại đạo.

III – Bà Tha. Gọi tắt tên Phạm Vàtsìputrìya. Cũng gọi là Phiệt Tha. Nói đủ là Bà Tha Phú Lâu, Bạt Tư Phất Để Lê Dữ. Dịch ý là Độc Tử Bộ. Tức là một trong hai mươi bộ phái Tiểu thừa. Bộ phái này là từ Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ mà phân tách ra, chủ trương Phi tức phi li uẩn ngã (cái ta chẳng phải chính là uẩn cũng chẳng phải lìa uẩn), đồng thời, Bất khả thuyết pháp tạng của bộ phái này nằm trong năm Pháp tạng, đã trở thành một đặc sắc lớn của giáo nghĩa bộ này. Cứ theo ý kiến của Xích Chiểu Trí Thiện, một học giả Nhật Bản, thì nguyên do tên gọi của bộ phái này là vì các sư trong bộ phái ấy phần nhiều là các Tỉ Khưu thuộc nước Phiệt Tha (Phạm: Vatsa), một trong mười sáu nước lớn ở Ấn Độ thời bấy giờ, cho nên tên gọi của bộ phái mới là Vàtsiputrìya. Lại tên Bà Tha, hoặc chi bộ phái này, hoặc chi rộng ra một Tỉ Khưu nào đó thuộc trong bộ phái này, nếu là chi Tỉ Khưu thì còn gọi là Phiệt Tha Phạm Chí, Phiệt Tha Tử. (xt. Độc Tử Bộ).